Đôi dòng giác ngộ về cuộc sống của tôi - 1 ẩn sĩ trẻ tuổi !

trước đây tôi nghĩ khi hiểu được mọi thứ thì dễ cảm thông và khiến bản thân ít tức giận hơn. dần dần vô cảm cmnl :))))
 
Cụ thể là những việc cầu cúng về chủ đề gì vậy . Bạn có thể chia sẻ cho mình biết với đc ko .
Họ cầu đủ thứ ấy bạn . Cầu tài lộc , cầu công danh , sức khoẻ vv và vv cứ cúng rồi thần chú xong cầu xin các kiểu mà quên cả học hành với làm việc
 
Họ cầu đủ thứ ấy bạn . Cầu tài lộc , cầu công danh , sức khoẻ vv và vv cứ cúng rồi thần chú xong cầu xin các kiểu mà quên cả học hành với làm việc
Đấy chính là "nhập thế" của Phật giáo Việt Nam à, đúng sai tôi không bình luận.
 
Theo cá nhân mình nhận thấy không có gì gọi là giác ngộ cả.
Ví như mình đang chìm đắm vào cuộc sống thì tức mọi việc vấn diễn ra như vậy, tự nhiên như hết số 1 lại đến số 2. Các ẩn sĩ cao nhân tu - độ kiếp- giác ngộ.... thì sẽ đặt bản thân ra ngoài guồng quay tự nhiên, họ thoát được vấn đề cơ bản giàu nghèo- hỉ nộ ái ố...v..v... Nhưng lúc nó họ lại có vấn đề phát sinh ngay tại thời điểm mang tính tức thời. Bản chất của bộ não là 1 sự giao tiếp giữa các notron thần kinh mang tính hằng số, tức luôn suy nghĩ và ko bao giờ bằng 0 ( Trừ khi tế bào đó chết mới ko giao tiếp với tế bào khác). Và trong thời điểm tức thời này, họ lại đẩy bản thân vào suy nghĩ các vấn đề triết học, thần học, duy tâm, hay chiêm nghiệm lời thánh ala, thích ca mậu ni, nghiền ngẫm và lại vô tình lúc lại vào hỉ nộ ái của tư tưởng đã hiểu được lời thánh dạy hay chưa, hay còn hướng suy nghĩ nào. ...v....v..... như dân gian đã từng nói họ tránh vỏ dưa ( phàm trần), nhưng lại vướng lại chính phàm trần từ sách hay kinh, hay vấn đề từ đạo tâm của họ. Vậy thì.... có khác gì nhau.
 
Theo cá nhân mình nhận thấy không có gì gọi là giác ngộ cả.
Ví như mình đang chìm đắm vào cuộc sống thì tức mọi việc vấn diễn ra như vậy, tự nhiên như hết số 1 lại đến số 2. Các ẩn sĩ cao nhân tu - độ kiếp- giác ngộ.... thì sẽ đặt bản thân ra ngoài guồng quay tự nhiên, họ thoát được vấn đề cơ bản giàu nghèo- hỉ nộ ái ố...v..v... Nhưng lúc nó họ lại có vấn đề phát sinh ngay tại thời điểm mang tính tức thời. Bản chất của bộ não là 1 sự giao tiếp giữa các notron thần kinh mang tính hằng số, tức luôn suy nghĩ và ko bao giờ bằng 0 ( Trừ khi tế bào đó chết mới ko giao tiếp với tế bào khác). Và trong thời điểm tức thời này, họ lại đẩy bản thân vào suy nghĩ các vấn đề triết học, thần học, duy tâm, hay chiêm nghiệm lời thánh ala, thích ca mậu ni, nghiền ngẫm và lại vô tình lúc lại vào hỉ nộ ái của tư tưởng đã hiểu được lời thánh dạy hay chưa, hay còn hướng suy nghĩ nào. ...v....v..... như dân gian đã từng nói họ tránh vỏ dưa ( phàm trần), nhưng lại vướng lại chính phàm trần từ sách hay kinh, hay vấn đề từ đạo tâm của họ. Vậy thì.... có khác gì nhau.
Sao tôi đọc báo thấy thiền định làm thay đổi bộ não mà, người thiền định đến mức độ cao, hoăc các bậc giác ngộ có thể có cách hoạt động bộ não khác người thường, mà hay được cường điệu hóa là "thần thông", ít nhất là có thể có các cảm nhận hơn chúng ta.
 
Mình chọn làm ẩn sĩ ở nhà thiền và đọc sách bạn ạ . Mình không đi tu bởi vì không đồng nhất quan điểm với giáo lý đang được truyền giảng hiện nay .
thế trong lúc thiền và đọc sách có chụp ảnh sách vở, ly trà các thứ chọn góc sáng cho đẹp rồi up FB ko
 
Thớt có thể chia xẻ thêm về hành trình 10 năm này được không?
10 năm qua cuộc sống của mình có nhiều thay đổi . Trong khoảng từ 20 đến 30 tuổi là quãng thời gian trải nghiệm nhiều biến cố trong đời . Vui có buồn có nhưng gần đây khi hiểu câu nói của người bạn đó thì mình vững tin vào cuộc sống hơn trước nhiều . Và bây giờ trước mọi biến cố của cuộc sống thì mình luôn tự nhủ phải có sự tỉnh thức !
 
10 năm qua cuộc sống của mình có nhiều thay đổi . Trong khoảng từ 20 đến 30 tuổi là quãng thời gian trải nghiệm nhiều biến cố trong đời . Vui có buồn có nhưng gần đây khi hiểu câu nói của người bạn đó thì mình vững tin vào cuộc sống hơn trước nhiều . Và bây giờ trước mọi biến cố của cuộc sống thì mình luôn tự nhủ phải có sự tỉnh thức !
Tôi lướt mạng gần đây "tỉnh thức" dường như là 1 hot trend, nhất là ảnh hưởng qua mấy clip của Johnny Trí Nguyễn và Nguyễn Hồng Huấn, các thánh này thường miêu tả "tỉnh thức" như một khoảnh khắc bất chợt giác ngộ có tác động sâu sắc đến nhận thức và suy nghĩ của bản thân. Cá nhân tôi chưa trải nghiệm và cũng không tin lắm vào "tỉnh thức" này, vì nghe mô tả vẫn còn nhiều "danh sắc", ý là nặng về mặt cảm giác. Vây với thím thì tỉnh thức như thế nào, có thể chia sẻ và miêu tả được không?
 
Tôi lướt mạng gần đây "tỉnh thức" dường như là 1 hot trend, nhất là ảnh hưởng qua mấy clip của Johnny Trí Nguyễn và Nguyễn Hồng Huấn, các thánh này thường miêu tả "tỉnh thức" như một khoảnh khắc bất chợt giác ngộ có tác động sâu sắc đến nhận thức và suy nghĩ của bản thân. Cá nhân tôi chưa trải nghiệm và cũng không tin lắm vào "tỉnh thức" này, vì nghe mô tả vẫn còn nhiều "danh sắc", ý là nặng về mặt cảm giác. Vây với thím thì tỉnh thức như thế nào, có thể chia sẻ và miêu tả được không?
Với mình thì tỉnh thức hoàn toàn không phải là một khoảnh khắc bất chợt giác ngộ như mấy ông kia nói . Bạn có thể đọc quan điểm này của mình
Không phải là mặc kệ cảm xúc của mình đâu bạn . Mà bạn phải quan sát cảm xúc của mình bằng trí tuệ chân thật để dần dần giác ngộ rằng những cảm xúc này sinh ra do tâm mình còn chấp trước vào được - mất , vui - buồn , hơn - thua . Chúng tạo ra phiền não nên cần bị loại bỏ sau những trải nghiệm của thân tâm . Trải nghiệm này dần dần sẽ đưa chúng ta đến cảnh giới giác ngộ . Chỉ đơn giản là phát sinh trí tuệ chân thật để không còn chấp trước , không còn bị phiền não khi trải nghiệm sống .

Còn giác ngộ và tỉnh thức có thể coi là cùng một nghĩa . Nhưng bạn phải nhớ là mỗi người chúng ta sống và trải nghiệm khác nhau nên mỗi người có một cấp bậc giác ngộ hay tỉnh thức khác nhau
 
Có "tỉnh thức" hay không liệu có quan trọng đến thế?

Mình nghĩ là người đã "tỉnh thức" thì sẽ không để ý đến nó đâu.
 
Với mình thì tỉnh thức hoàn toàn không phải là một khoảnh khắc bất chợt giác ngộ như mấy ông kia nói . Bạn có thể đọc quan điểm này của mình
Có "tỉnh thức" hay không liệu có quan trọng đến thế?

Mình nghĩ là người đã "tỉnh thức" thì sẽ không để ý đến nó đâu.
Có một điều "tỉnh thức" dù diễn ra theo hình thức nào, cũng làm thay đổi con người rất nhiều, cái suy nghĩ của người tỉnh thức và người chưa tỉnh thức có thể hoàn toàn khác nhau, thím thớt này có thể là một ví dụ.
Bản thân chưa chứng nghiệm, nhưng giáo lý của Đạo Phật cũng nói đến việc khai mở trí tuệ (thứ trí tuệ của chân tâm, không phải trí tuệ của lý trí thông thường), giáo lý này đã tồn tại hàng nghìn năm qua bao nhiêu thế hệ chứng thực, nên có thể coi là đáng tin. Nghĩa là "tỉnh thức" là có thật, chỉ có ở hình thức nào, cấp độ nào mà thôi.
 
Thế nào là dục vọng, tâm muốn tìm đến sự an yên thì có phải là dục vọng hay không?
Chấp vào các trạng thái vật chất và tinh thần là dục vọng. Khát vọng sống là dục vọng, khát vọng ăn là dục vọng, khát vọng sắc đẹp là dục vọng, khát vọng duy trì nòi giống là dục vọng, khát vọng chinh phục là dục vọng, khát vọng vô sanh là dục vọng, khát vọng các trạng thái tĩnh lặng là dục vọng, khát vọng giác ngộ là dục vọng, khát vọng giải thoát cũng là dục vọng. Cách duy nhất để thoát khỏi dục vọng tìm và sử dụng khát vọng dẫn đến sự từ bỏ mọi khát vọng.
 
Bác thớt cho em hỏi một câu. Vậy có thể hiểu giác ngộ hay thức tỉnh là mình bàng quan với chính cảm xúc của mình đúng không bác? Mà giác ngộ với thức tỉnh/ tỉnh thức có là một không bác?
Tỉnh thức đại khái là cảm nhận sự cảm nhận, khi bạn cảm thấy buồn bạn biết bạn cảm thấy buồn, khi bạn cảm thấy vui bạn biết bạn cảm thấy vui. Tỉnh thức thì ai cũng có, chỉ là tần suất như thế nào mà thôi. Một người chịu khó luyện tập thì họ sẽ có tần suất tỉnh thức cao hơn 1 người bình thường, với các hành giả cấp cao thì họ giữ được trạng thái tỉnh thức trong suốt cả ngày ngoại trừ thời gian ngủ.
 
Tôi lướt mạng gần đây "tỉnh thức" dường như là 1 hot trend, nhất là ảnh hưởng qua mấy clip của Johnny Trí Nguyễn và Nguyễn Hồng Huấn, các thánh này thường miêu tả "tỉnh thức" như một khoảnh khắc bất chợt giác ngộ có tác động sâu sắc đến nhận thức và suy nghĩ của bản thân. Cá nhân tôi chưa trải nghiệm và cũng không tin lắm vào "tỉnh thức" này, vì nghe mô tả vẫn còn nhiều "danh sắc", ý là nặng về mặt cảm giác. Vây với thím thì tỉnh thức như thế nào, có thể chia sẻ và miêu tả được không?
Tỉnh thức thực tế có yêu cầu tối thiểu là cận định, không có định làm nền tảng thì người thực hành rất khó có thể phát hiện ra trạng thái này và duy trì nó. Khi ở trong trạng thái định trạng thái tập trung được thiết lập, các dòng suy nghĩ nổi lên rồi biến mất, nội tâm người thực hành cảm nhận và quen thuộc trạng thái tĩnh lặng khi các dòng suy nghĩ tạm thời bị loại bỏ. Đem kinh nghiệp đó áp dụng vào thực tế, đề tài quan sát từ 1 đề tài như hơi thở trở thành tất cả các sự kiện diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Theo thói quen tích lũy thì dần dần người đó sẽ nhận ra có sự phân định giữa các dòng sự kiện và sự quan sát, cứ tiếp tục thực hiện thì ranh giới của sự quan sát và các dòng sự kiện biến mất, đồng thời dần dần sẽ cảm thấy có 1 sự khác nhau giữa việc quan sát các quan sát và sự quan sát không có quan sát, cứ tiếp tục thực hành sự quan sát có quan sát sẽ dần dần chiếm thượng phong, cho đến khi người đó có thể dễ dàng duy trì trạng thái quan sát sự quan sát cả ngày. Bằng việc tích lũy các kiến thức thông qua các kinh nghiệm trực tiếp đó người đó cảm nhận được khái niệm cái tôi đơn giản chỉ là 1 sự tập hợp của các trạng thái tinh thần, cảm thấy thế giới bên ngoài giống như 1 ảo ảnh không gì khác hơn 1 tổ hợp các khái niệm, tâm người đó dần trở nên cân bằng, người đó duy trì được 1 sự tập trung nhẹ nhàng và xuyên suốt, các khát vọng dần dần được từ bỏ. Cứ tiếp tục như vậy cho đến 1 khoảnh khắc mà ý thức được mài giũa đến cực hạn, tại thời điểm đó người đó bước ra 1 bước cuối cùng, bước cuối cùng đó được gọi là giác ngộ. Định nghĩa giác ngộ của mỗi người sẽ khác nhau, 1 nhà sư từng chia se kinh nghiệm đó đại khái sẽ tương tự như vầy: "Cảm giác bản thân trở thành trung tâm của vũ trụ, cảm giác bản thân trở thành chính vũ trụ, mọi người đi về phía tôi, mọi người chính là tôi."
 
Giác ngộ, tỉnh thức, đắc quả...Sẽ chả ai hiểu đó là cái gì nếu như chưa từng được nếm qua nó hoặc chí ít được nó loé sáng trong phút chốc . Nó kiểu nhìn trăng chứ không phải nhìn ngón tay chỉ trăng. Mọi ngôn từ diễn tả về nó đều vô nghĩa nếu không được tự trực nhận.

Ở 1 gốc độ nào đó nếu sd chất thức thần 1 cách nghiêm túc và liều lượng khoa học với mục đích khám phá, học hỏi chứ không đơn thuần chỉ để giải trí. Nó sẽ phần nào giải đáp được những câu hỏi còn vướng mắt :D. Tất nhiên kiểu này như chỉ là 1 trò cheat, dùng bảng crack tạm thời....

Cuộc sống, sự sống và trái đất vốn dĩ là thứ tuyệt đẹp được kết tinh từ hàng triệu năm. Còn bạn không thấy nó đẹp, không thấy nó giống như là 1 bữa tiệc đầy thú vị thì đó là do bạn đã sai ở đâu đó rồi chứ k phải là do cuộc sống....
 
Last edited:
Back
Top