Chi phí chống dịch Covid-19 làm cạn kiệt tài chính của các thành phố Trung Quốc

Ngay cả khi Trung Quốc báo hiệu nới lỏng các biện pháp kiểm soát đại dịch Covid-19, thì nước này cũng phải đối mặt với một thách thức khác: chi phí chống dịch hàng trăm tỉ đô la Mỹ, bao gồm các đợt xét nghiệm hàng loạt, đã khiến ngân sách các chính quyền địa phương cạn kiệt, và có thể buộc họ phải cắt giảm các dịch vụ quan trọng khác.​


Áp lực chi phí chống dịch đè nặng lên ngân sách địa phương

Người dân xếp hàng tại quầy lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ở Bắc Kinh hôm 14 -11. Ảnh: AP

Người dân xếp hàng tại quầy lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ở Bắc Kinh hôm 14 -11. Ảnh: AP

Chính sách “zero Covid” đã giúp Trung Quốc thoát khỏi suy thoái vào năm 2020. Nhưng gần ba năm trôi qua, các hóa đơn chống dịch ngày càng chồng chất, gây căng thẳng tài chính nghiêm trọng đối với chính quyền các thành phố trên khắp quốc gia đông dân nhất thế giới này.

George Magnus, nhà nghiên cứu ở Trung tâm Trung Quốc tại Đại học Oxford, cho biết các chiến dịch phong tỏa và xét nghiệm hàng loạt ở Trung Quốc vẫn tiếp diễn, khiến rủi ro về ổn định tài chính tăng lên.

Ông nói: “Các chính quyền địa phương đang chịu áp lực rất lớn từ chi phí duy trì tình trạng chính sách “zero Covid”, và chúng ta có thể thấy điều này trong khả năng duy trì nợ ổn định của một số tổ chức và trong các trường hợp dịch vụ công bị thu hẹp quy mô, tài sản hoặc dịch vụ địa phương bị bán…”.

Các chính quyền địa phương ở Trung Quốc có nguồn thu chủ yếu dựa vào việc bán đất, do vậy họ dễ bị tổn thương hơn so với chính quyền trung ương. Theo dữ liệu từ Bộ tài chính Trung Quốc, họ đã chi nhiều hơn 11,8 nghìn tỉ nhân dân tệ (1,65 nghìn tỉ đô la Mỹ) so với nguồn thu ngân sách trong 10 tháng đầu năm nay. Để có thể chi được như vậy, họ đã vay nợ rất nhiều.

Nợ công phình to đe dọa trực tiếp đến sức khỏe kinh tế của Trung Quốc. Nó không chỉ làm tăng nguy cơ vỡ nợ của các thành phố mà còn hạn chế khả năng của chính phủ trong việc thúc đẩy tăng trưởng, ổn định việc làm và mở rộng các dịch vụ công.

Trong gần ba năm qua, các chính quyền địa phương đã phải tiêu tốn chi phí khổng lồ cho việc thực thi các biện pháp kiểm soát đại dịch Covi-19. Họ đã phải trả tiền cho các chiến dịch xét nghiệm hàng loạt thường xuyên, các trung tâm cách ly bắt buộc và các dịch vụ khác trong thời gian phong tỏa, dẫn đến chi tiêu tăng vọt ngay cả khi nguồn thu ngân sách bị đình trệ.

Theo các nhà phân tích, các chính quyền địa phương chỉ đóng góp 50% nguồn thu ngân sách của chính phủ, nhưng chiếm hơn 85% tổng chi tiêu của chính phủ.

Hồi đầu tháng này, DBRS Morningstar, cơ quan xếp hạng tín dụng toàn cầu có trụ sở tại Toronto (Canada), cho biết mức thâm hụt ngân sách cao của các chính quyền địa phương ở Trung Quốc là mối lo ngại chính, bao gồm cả cái gọi là “nợ ẩn” từ các công cụ tài chính đặc biệt nhằm tăng cường ngân sách cho các chính quyền khu vực.

Một số khoản nợ này không bao giờ được ghi nhận chính thức trên bảng cân đối kế toán của các chính quyền địa phương.

Theo các nhà phân tích DBRS Morningstar, mức thâm hụt cao hơn và tăng trưởng GDP danh nghĩa thấp hơn dự kiến sẽ dẫn đến nợ chính phủ nói chung của Trung Quốc tăng lên mức 50,6% GDP vào năm 2022, cao hơn đáng kể so với mức 38,1% trong năm 2019.

Đó vẫn sẽ là mức tương đối thấp theo tiêu chuẩn toàn cầu nhưng là mức cao lịch sử đối với Trung Quốc.

Thâm hụt tài khóa lên mức lớn nhất trong lịch sử

Thâm hụt ngân sách lớn của Trung Quốc, bao gồm cả thâm hụt của chính quyền trung ương và địa phương, đã lên đến mức 6,66 nghìn tỉ nhân dân tệ (944 tỉ đô la Mỹ) trong 10 tháng đầu năm, tăng gần gấp ba lần so với một năm trước, theo tính toán của CNN Business dựa trên dữ liệu từ Bộ Tài chính Trung Quốc.

Zhao Wei, nhà kinh tế trưởng tại Công ty Sinolink Securities, ước tính thâm hụt tài khóa nói chung của Trung Quốc có thể vượt qua 10 nghìn tỉ nhân dân tệ (1,4 nghìn tỉ đô la Mỹ) trong năm 2022, mức lớn nhất trong lịch sử.

Trong những năm trước, chi tiêu của các chính quyền địa phương ở Trung Quốc được hỗ trợ từ doanh thu bán đất, thường chiếm hơn 40% tổng thu ngân sách của họ.

Nhưng cơn suy sụp của thị trường nhà ở đã cắt giảm nguồn tài trợ đó. Trong 10 tháng đầu năm 2022, doanh số bán đất của họ đã giảm 26% so với một năm trước đó.

Tài chính của chính quyền địa phương cũng đang căng thẳng do các nguồn thu thuế giảm trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế yếu và các biện pháp giảm thuế cho các doanh nghiệp.

Trung Quốc đã giảm hơn 3,7 nghìn tỉ nhân dân tệ (524 tỉ đô la Mỹ) tiền thuế cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 trong năm nay. Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 3% trong ba quý đầu năm.

Đồng thời, chi phí liên quan đến xét nghiệm Covid cũng là con số rất lớn. Dữ liệu chính thức cho thấy chi tiêu chăm sóc sức khỏe liên quan đến Covid-19 tăng 13%, lên 1,75 nghìn tỉ nhân dân tệ (245 tỉ đô la Mỹ) trong 10 tháng đầu năm 2022, mức tăng lớn nhất trong tất cả các chương trình chi tiêu của chính phủ.

Kể từ khi bắt đầu đại dịch đến tháng 4-2022, 11,5 tỉ xét nghiệm đã được tiến hành ở Trung Quốc, nhưng con số thực tế có thể cao hơn nhiều.

Các nhà phân tích từ Công ty Soochow Securities ước tính có 10,8 tỉ xét nghiệm đã được tiến hành chỉ riêng từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay. Họ dự báo chi phí xét nghiệm Covid-19 có thể lên tới 240 tỉ đô la Mỹ mỗi năm, nếu nửa tỉ người dân ở các thành phố lớn và vừa của Trung Quốc được xét nghiệm hai ngày một lần. Hồi tháng 5, Bắc Kinh yêu cầu các chính quyền địa phương phải tự chịu chi phí xét nghiệm Covid-19 thường xuyên tại khu vực của họ.

Do ngân sách cạn kiệt, nhiều thành phố trên cả nước, bao gồm cả những thành phố ở các tỉnh Tứ Xuyên và tỉnh Cam Túc, đã yêu cầu người dân tự trả tiền xét nghiệm trong khi vẫn yêu cầu họ xuất trình bằng chứng xét nghiệm Covid âm tính để được vào các địa điểm hoặc phương tiện giao thông công cộng.

Nới lỏng nhưng chưa chấm dứt sớm chính sách “zero Covid”

Nhân viên bảo vệ trong trang phục bảo hộ canh gác ở lối vào của một khu dân cư bị phong tỏa ở Bắc Kinh hôm 23-11. Ảnh: AP

Nhân viên bảo vệ trong trang phục bảo hộ canh gác ở lối vào của một khu dân cư bị phong tỏa ở Bắc Kinh hôm 23-11. Ảnh: AP

Việc thiếu tiền đã khiến một số chính quyền địa phương trì hoãn hoặc tạm dừng thanh toán cho các nhà cung cấp dịch vụ xét nghiệm Covid-19.

Trong 9 tháng đầu năm nay, 15 công ty đại chúng cung cấp bộ kit xét nghiệm Covid-19 lớn nhất của Trung Quốc đã báo cáo khoản phải thu hoặc hóa đơn chưa thanh toán có trị giá 44 tỉ nhân dân tệ (6,15 tỉ đô la Mỹ), tăng 71% so với một năm trước.

Một số phòng thí nghiệm thậm chí đã đình chỉ dịch vụ xét nghiệm. Đầu tháng này, một phòng xét nghiệm Covid-19 ở tỉnh miền trung Hà Nam thông báo tạm dừng xét nghiệm vì chính quyền địa phương chưa thanh toán bất kỳ hóa đơn nào kể từ tháng 1-2021.

Bất chấp số ca nhiễm Covid-19 đang tăng vọt, có những dấu hiệu cho thấy một số thành phố đang nới lỏng các hạn chế.

Hôm 30-11, thành phố Quảng Châu thông báo sẽ dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa ở các quận trọng điểm. Cùng ngày, thành phố Trùng Khánh cũng cho phép những người tiếp xúc gần với ca nhiễm Covid-19 được phép cách ly tại nhà nếu tuân thủ một số điều kiện nhất định.

Phó Thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan, người chịu trách nhiệm về các vấn đề y tế công cộng, nói rằng Trung Quốc đang bước vào “giai đoạn mới” trong cuộc chiến chống Covid-19.

Tuy nhiên, Trung Quốc có thể còn lâu mới chấm dứt hoàn toàn chính sách “zero Covid”. Theo Phó Thủ tướng Tôn Xuân Lan, tỷ lệ tiêm chủng ở người già và năng lực của bệnh viện cần được cải thiện.

https://thesaigontimes.vn/chi-phi-c...-kiet-tai-chinh-cua-cac-thanh-pho-trung-quoc/
 
Quê tôi cả huyện tiêm Vacxin tàu, không ai bị sao cả. Nếu có rủi ro xác suất 0.0x% thôi chắc cũng một đống người died rồi chứ. Không lẽ hàng viện trợ cho VN xịn hơn hàng nội địa
thì tất nhiên ko bị sao rồi, nó là dạng vacxin truyền thống mà, vn ko bị sao vì 99% người tiêm vx đều tiêm pfizer hoặc moderna nên mới ko bị lây nhiễm diện rộng như tq :look_down: chư kể những người bị tiêm mũi 1 hầu hết đều tiêm lại mũi 2 là astra hoặc moderna hết mẹ rồi :look_down:

via theNEXTvoz for iPhone
 
thì tất nhiên ko bị sao rồi, nó là dạng vacxin truyền thống mà, vn ko bị sao vì 99% người tiêm vx đều tiêm pfizer hoặc moderna nên mới ko bị lây nhiễm diện rộng như tq :look_down: chư kể những người bị tiêm mũi 1 hầu hết đều tiêm lại mũi 2 là astra hoặc moderna hết mẹ rồi :look_down:

via theNEXTvoz for iPhone
bớt xạo, ở đâu thông tin 99%.
Có đợt thiếu vaccine, toàn tiêm vaccine tàu mà
 
bớt xạo, ở đâu thông tin 99%.
Có đợt thiếu vaccine, toàn tiêm vaccine tàu mà
cái đó xạo đó, hầu hết thôi, chứ giờ ai tiêm mũi 1 vx tàu đều tiêm mũi 2 ít nhất cũng astra rồi, fen tự tin thì qua tq ở 1 tuần test vx nó xịn hay ko thôi :look_down:

via theNEXTvoz for iPhone
 
thì tất nhiên ko bị sao rồi, nó là dạng vacxin truyền thống mà, vn ko bị sao vì 99% người tiêm vx đều tiêm pfizer hoặc moderna nên mới ko bị lây nhiễm diện rộng như tq :look_down: chư kể những người bị tiêm mũi 1 hầu hết đều tiêm lại mũi 2 là astra hoặc moderna hết mẹ rồi :look_down:

via theNEXTvoz for iPhone
Bớt xạo lol.
0,01% chết của 1,4 tỷ nó khác 0,01% chết của 100 tr dân.
Chưa kể bọn mày đáng lẽ phải cảm ơn TQ vì nó còn zero covid, với bãi farm 1,4 tỷ dân ko biết nó còn biến chủng kiểu gì.
Con biến chủng gây chết chóc nhất là Delta cũng xuất hiện từ bãi farm 1,4 dân Ấn Độ đấy
 
Bớt xạo lol.
0,01% chết của 1,4 tỷ nó khác 0,01% chết của 100 tr dân.
Chưa kể bọn mày đáng lẽ phải cảm ơn TQ vì nó còn zero covid, với bãi farm 1,4 tỷ dân ko biết nó còn biến chủng kiểu gì.
Con biến chủng gây chết chóc nhất là Delta cũng xuất hiện từ bãi farm 1,4 dân Ấn Độ đấy

Cảm ơn TQ cơ à. Ghê nhỉ. Thank chink nhé.
 
Quê tôi cả huyện tiêm Vacxin tàu, không ai bị sao cả. Nếu có rủi ro xác suất 0.0x% thôi chắc cũng một đống người died rồi chứ. Không lẽ hàng viện trợ cho VN xịn hơn hàng nội địa
Đến bộ tê ý VN còn bắt ai tiêm vac tàu phải tiêm mũi 2, mũi 3, mũi 4 là Astra, Moderna, Pfizer. Đối tượng nguy cơ cao auto hàng Âu Mẽo. Ở VN chả có ai full 4 mũi vac tàu cả. So cái cc.
Thời điểm VN vã quá tiêm đỡ chống cháy mũi 1 mũi 2 vac tàu, sau cũng đè ra tiêm lại hàng Âu Mỹ hết.
Tỉ lệ người chết do covid dù có tiêm vac tàu nó cao vượt trội so với những vac khác.
Hàng nội địa tàu cùi bắp hơn hàng Âu Mỹ nó hiển nhiên như chuyện mặt trời mọc đằng Đông. Còn phải hỏi à?
 
Riêng vụ test mỗi ngày là thấy cả rổ tiền rồi. Đám khựa chịu đựng giỏi thật, gặp ở mĩ là công nhân lãnh đạo nông dân khởi nghĩa lật đổ chính quyền tư bản thối nát rồi
 
cái đó xạo đó, hầu hết thôi, chứ giờ ai tiêm mũi 1 vx tàu đều tiêm mũi 2 ít nhất cũng astra rồi, fen tự tin thì qua tq ở 1 tuần test vx nó xịn hay ko thôi :look_down:

via theNEXTvoz for iPhone
mình 2 mũi tàu này, rất nhiều người ở khu mình công tác năm 2021 đều tiêm 2 mũi tàu và là vùng xanh luôn.
căn bản ý chí lãnh đạo tàu muốn zero covid chứ ko phải do vaccine. cho nó bùng như VN đợt cuối 21- đầu 22 rồi xuống luôn. mình hên cũng bị đợt đó chứ đợt dịch thì ko dính
 
Đến bộ tê ý VN còn bắt ai tiêm vac tàu phải tiêm mũi 2, mũi 3 là Astra, Moderna, Pfizer. Thời điểm VN vã quá tiêm đỡ mũi 1 mũi 2 vac tàu, sau cũng đè ra tiêm lại hàng Âu Mỹ hết.
Tỉ lệ người chết do covid dù có tiêm vac tàu nó cao vượt trội so với những vac khác.
Hàng nội địa tàu cùi bắp hơn hàng Âu Mỹ nó hiển nhiên như chuyện mặt trời mọc đằng Đông. Còn phải hỏi à?
Ông nhầm.
Thời điểm mũi 1 là mũi Tàu mà mũi 2 là Astra hoặc Pfizer là do dân ta bài vắc xin TQ, nên chính phủ ko nhập vắc xin đó nữa. Làm éo gì có mũi 2 mà chích.
Trong khi đó nó là công nghệ bất hoạt, lành nhất trong các loại Vắc xin nên mix lầ 2 được với các vắc xin có sẵn thôi.
Tôi ở HN ra lúc tiêm hỏi mấy em y tá có vắc xin TQ ko để tiêm mà éo có đây :LOL:
Dù sao thì công nghệ bất hoạt nó chứng minh cả 100 năm này, có thể hiệu quả thấp hơn công nghệ mới nhưng mà đỡ bị làm chuột bạch:LOL:
 
VN bây giờ cũng nhiễm đầy trong đó mà dân chán đéo thèm test nữa thôi. Mỗi lần + tao thấy nó còn hơn 2 mũi vaccine ấy chứ (kể csr vc Tây luôn)

1 điểu rõ ràng là + xong giờ dể cảm sốt vl ra, hở tí là cảm là sốt. Đm
 
Bớt xạo lol.
0,01% chết của 1,4 tỷ nó khác 0,01% chết của 100 tr dân.
Chưa kể bọn mày đáng lẽ phải cảm ơn TQ vì nó còn zero covid, với bãi farm 1,4 tỷ dân ko biết nó còn biến chủng kiểu gì.
Con biến chủng gây chết chóc nhất là Delta cũng xuất hiện từ bãi farm 1,4 dân Ấn Độ đấy
Lạy hồn. Cám ơn thằng tạo ra dịch bệnh. Vậy là anh đang chửi người thân của mình vì tham gia bãi farm 6,6 tỉ à anh cổ nâu.
 
2 mũi tàu :ops:, tiêm mũi 1 xong bị dính covid, sốt kiểu say nắng, ngạt mũi đau họng, với lại nhạt miệng thôi. Bị xong sức khỏe đi xuống thiệt, đi Đà Lạt lên con dốc tí xíu thở như sắp chết. Chăm đi tập gym cũng cải thiện phần nhiều rồi. Sau đợt bị tiêm mũi 2 của tàu nốt :angry:, đợt vừa rồi phường nhắn tin kêu đi nữa mà lười quá
 
Back
Top