Mua đồng hồ đeo cả năm, bán lại vẫn có lãi

Status
Not open for further replies.
Sau một thời gian sử dụng, nhiều chiếc đồng hồ vẫn tăng giá và mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu.



a47045166f72b52cec63_1.jpg
Để theo đuổi thú chơi xa xỉ, nhiều người phải tính toán kỹ lưỡng khi đầu tư, bán lại đồng hồ.
"Tôi bán lại chiếc Rolex GMT-Master II Rootbeer Everose Gold 40 mm của mình cho người khác và lãi 10%", Gia Huy (24 tuổi, TP Thủ Đức, TP.HCM) nói.
Chia sẻ với Zing, Huy cho biết mỗi mẫu đồng hồ anh chỉ sử dụng khoảng 6-12 tháng, sau đó rao bán lại. Với những sản phẩm giá thành tầm trung, anh khá dễ dàng tìm được người mua thông qua hội, nhóm mạng xã hội.
Tuy vậy, một số chiếc có giá thành cao, là đồng hồ vàng nguyên khối hoặc đính đá quý, Huy phải nhờ đến sự trợ giúp của seller (người bán, thu mua đồng hồ cũ) nhằm đảm bảo quá trình buôn bán thuận lợi.
"Đồng hồ đính kim cương, bọc vàng có khả năng tăng giá do phụ thuộc vào tỷ giá kim loại quý trên thị trường", anh lý giải.

Trải nghiệm đồng hồ​

"Tôi chưa từng đeo món trang sức nào hơn một năm", Gia Huy thừa nhận.
Trong ngăn tủ đồng hồ tại phòng thay đồ, anh đặc biệt yêu thích 2 chiếc đồng hồ đến từ thương hiệu Rolex và Hublot. Đây đều là những sản phẩm anh phải săn lùng, chờ đợi nhiều tháng để có thể sở hữu.
"Nhưng sau khoảng nửa năm, kết hợp những mẫu đồng hồ này với nhiều loại trang phục khác nhau, tôi không còn hứng thú. Tôi quyết định thanh lý, dùng tiền thu về mua dòng khác", anh bày tỏ.


thanh ly dong ho anh 1
Chiếc Rolex GMT-Master II Rootbeer Everose Gold 40 mm mà Gia Huy sở hữu.
Gia Huy hiện chú ý đến những mẫu đồng hồ thuộc thương hiệu như Chopard, Rolex. Anh vẫn tìm kiếm những món trang sức mặt tròn, đem đến sự sang trọng, thời thượng.
Sau 5 năm theo đuổi thú chơi phụ kiện xa xỉ, Huy cho biết đồng hồ luôn mất giá ngay sau khi đập hộp, bóc seal (miếng dán niêm phong).
Vì vậy, anh thường mua đồng hồ qua tay và bán lại sau thời gian ngắn sử dụng.
"Tôi gọi vui đây là cách 'xoay vòng vốn' khi theo đuổi đam mê đắt đỏ này. Số ít lần thanh lý đồng hồ, tôi được trả giá cao hơn so với giá mua hàng trăm triệu đồng. Nhưng tôi vẫn không để dành được đồng nào vì lại tái đầu tư ngay vào sản phẩm mới", anh cho hay.
Tương tự Gia Huy, Hoàng Anh (31 tuổi, quận 7, TP.HCM) sở hữu bộ sưu tập đồng hồ cao cấp lên tới 7 món, mỗi chiếc có giá trị dao động 200-700 triệu đồng.
Quản lý khách sạn này ưu tiên sử dụng trang sức mặt vuông, dây da hoặc kim loại để gia tăng vẻ nam tính, thời thượng. Trong những buổi gặp gỡ đối tác, khách hàng, anh luôn kết hợp đồng hồ cùng vest, blazer, tuxedo để thể hiện sự chuyên nghiệp và lịch sự.


thanh ly dong ho anh 2
Đồng hồ "lướt" thường ít mất giá, phù hợp với khách hàng có nhu cầu thanh lý.
Gắn bó với niềm đam mê đồng hồ gần một thập kỷ, Hoàng Anh thường mua đồng hồ mới từ cửa hàng để không phải lo ngại về nguồn gốc, bảo hành sản phẩm.
Anh nhận ra đây là khoản đầu tư tương đối tốn kém bởi mỗi mẫu anh chỉ đeo 1-2 năm, sau đó muốn đổi sang sản phẩm mới.
"Sau khi chụp hình đăng tải trên mạng xã hội nhiều lần, tôi muốn đổi phụ kiện. Đến khi thanh lý, tôi mới nhận ra đồng hồ mới 100% thường mất giá rất mạnh, anh tâm sự.
2-3 năm gần đây, Hoàng Anh gia nhập thị trường mua bán, trao đổi đồng hồ "lướt" (sản phẩm đã qua sử dụng).
Anh tìm mua những món đồ còn mới trên 80% với mức chi phí bằng 2/3 giá tại cửa hàng.
Còn trong những phiên thanh lý, Hoàng Anh từng lãi tới 150 triệu đồng khi bán lại một chiếc đồng hồ phiên bản giới hạn, đã dừng phát hành từ năm 2020.

Thị trường đồng hồ "lướt" sôi động​

"Tại cửa hàng của tôi, có khoảng 40% khách hàng liên hệ để thanh lý đồng hồ đã qua sử dụng. Nhu cầu mua sản phẩm cũ cũng khá lớn với 70% người tìm đến để hỏi về đồng hồ 'lướt'", Hải Linh (35 tuổi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), quản lý một cửa hàng phân phối đồng hồ, chia sẻ với Zing.
Theo anh, tính thanh khoản của đồng hồ cao cấp, thuộc thương hiệu lớn là tương đối cao. Có 2 nguyên nhân chính khiến một người chơi muốn thanh lý món phụ kiện này.
Thứ nhất, một số người gặp khó khăn tài chính, cần bán lại nhanh để "được đồng nào hay đồng nấy". Đây là những khách hàng sẵn sàng bán lỗ, không cần mặc cả, thương lượng nhiều.


thanh ly dong ho anh 3
Hải Linh khuyên khách hàng bảo quản đồng hồ cẩn thận nhằm tránh mất giá do trầy xước.
Thứ hai, đa phần là nhóm khách muốn bán mẫu mã cũ để "lên đời", trải nghiệm sản phẩm mới.
Vì vậy, khi người tiêu dùng mua hàng, anh cũng hỏi kỹ về nhu cầu sử dụng, thanh lý.
Đối với những người có sở thích liên tục thay đổi phụ kiện, Linh hướng dẫn họ cách chăm sóc, bảo quản đồng hồ, tránh hỏng hóc, gây mất giá.
"Khi đeo món trang sức này, khách hàng của tôi luôn được khuyên tránh va chạm mạnh. Đồng hồ bị lỗi, trầy xước chắc chắn sẽ trượt giá nhiều", Hải Linh lý giải.
Đồng tình với Hải Linh, Minh Quân (30 tuổi, quận Phú Nhuận, TP.HCM), quản lý một chuỗi cửa hàng đồng hồ hàng hiệu, cũng thường xuyên được khách hàng nhờ thanh lý hộ đồng hồ đã mở hộp, qua sử dụng.
"Phần lớn người tiêu dùng tại cửa hàng tôi không quá am hiểu thị trường đồng hồ 'lướt'. Họ cần chúng tôi tư vấn mức giá thanh lý phù hợp, tránh bị hớ khi nóng vội chốt deal bán lại", Quân cho biết.
Đối với đồng hồ mới, Minh Quân khẳng định khách hàng phải chịu lỗ 20%-30% khi thanh lý.
Tuy nhiên, mức độ mất giá của trang sức đã qua sử dụng chỉ dao động trong khoảng 10%-15%.
Những người sở hữu các dòng đồng hồ hiếm, phiên bản giới hạn còn có khả năng thu lời từ giao dịch bán lại.
Các mẫu dừng sản xuất từ 2020-2021(trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19) có thể đội giá sau các phiên thanh lý.
Minh Quân cũng cho biết phụ kiện đến từ các thương hiệu cao cấp như Patek Philippe, Rolex, Audemars Piguet, Richard Mille là những món đồ được mua bán, trao đổi nhiều nhất. Các sản phẩm này thường có giá thành từ 300-800 triệu đồng.
Theo báo cáo của The RealReal - sàn thương mại chuyên bán lẻ các mặt hàng xa xỉ - khách hàng đang chi nhiều hơn 1.600 USD so với năm 2020 cho những mẫu đồng hồ đã qua sử dụng.
Trong khi đó, trang web ký gửi Fashionphile cho biết tìm kiếm liên quan đến cụm từ đồng hồ tăng 73% kể từ năm 2020. Theo McKinsey, Công ty tư vấn có trụ sở tại Mỹ, thị trường đồng hồ đã qua sử dụng có tổng giá trị là 18 tỷ USD vào năm 2018. Đến năm 2025, nó được dự đoán sẽ tăng giá trị lên 30 tỷ USD.
Elizabeth Layne, giám đốc tiếp thị của Rebag - trang web chuyên đồ second-hand - khẳng định nhu cầu tìm mua đồng hồ đã qua sử dụng sẽ tiếp tục tăng.
Kể từ khi đại dịch bùng phát, người tiêu dùng bắt đầu quan tâm đến các mặt hàng có tính bền lâu, chất lượng tốt. Trên Rebag, hầu hết đồng hồ đều được bán hết trong vòng vài ngày. Một mẫu đồng hồ Rolex Batman trị giá 20.000 USD được bán trong vài phút.
https://zingnews.vn/mua-dong-ho-deo-ca-nam-ban-lai-van-co-lai-post1400387.html
 
Ngày trước mua 10 củ con Tissot 1853 cơ còn có mấy ngày mà đã lệch chục s đây, hi vọng gì con cơ 4 củ :LOL:
 
Kiếm mấy tay uy tín chuyên bán đồng hồ cũ hàng lướt hiệu to chút,bán lại cũng dễ,đỡ xót giá
 
ở VN thì nên ôm Rolex với Hublot, thị trường thanh khoản cao dễ đẩy giá hoặc hòa vốn chứ ôm mấy hãng như Omega, Zenith, IWC giờ các dealer đang khóc thét
Dễ thanh khoản, lỗ ít hoặc còn lãi thì cứ ô rô long hub thôi, các hãng còn lại thì chơi cứ xác định bán lại lỗ từ 10-20% cho nhẹ đầu :byebye:
 
Tưởng Orient là đỡ nhất rồi chứ b. Mình né mấy con dưới 2tr rồi.
Cũng thế cả fen, mình cũng dùng 2-3 con orient r. 5-15trieu cũng same same nhau thôi.
Ngày trước mua 10 củ con Tissot 1853 cơ còn có mấy ngày mà đã lệch chục s đây, hi vọng gì con cơ 4 củ :LOL:
**, mấy ngày lệch có chục s a còn than gì. khoảng 20 củ đổ về 2-3 ngày lệch cả phút ấy. 1 tuần là lệch 2-3 ph
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top