[Chia sẻ] Người Việt và câu chuyện di trú, định cư

KanaFrost

Member
Hello mọi người, tự giới thiệu sơ mình đang làm việc bên mảng di trú. Ngành này thì đặc điểm mình có cơ hội tiếp xúc với khách hàng từ đủ các loại thành phần (dĩ nhiên phần đông vẫn là người giàu), dân lao động có, dân giàu xổi có, celeb cũng có, đại gia hay tài phiệt cũng có. Mỗi người mỗi gia đình là một câu chuyện, một suy nghĩ tư duy khác nhau cực kì thú vị :giggle: Mùa này dịch cũng ít việc lập thớt chém gió với mọi người chơi, chia sẻ vài câu chuyện trong ngành về suy nghĩ của người VN về vấn đề đi khỏi xứ thiên đường 8-)

Phần 1: Năm 2020 Người VN có còn muốn đi nước ngoài ?
- 45 năm sau giải phóng, điều làm mình hơi bất ngờ khi mới bắt đầu làm công việc này chính là nhu cầu về di trú của người VN vẫn còn quá nhiều. Bốc 1 cái data bất kì lên gọi thì hỏi 10 người có tận 5-6 người quan tâm đến vấn đề này.
- Vậy nếu đi thì dân ta thích đi đâu nhất ? Hơi ngạc nhiên là giấc mơ Mẽo chỉ xếp hạng 2 trong list nguyện vọng của dân An Nam :byebye:.Xếp đầu danh sách lại là Úc bởi các sự thuận tiện về khoảng cách, văn hóa, phúc lợi và giáo dục. Xếp thứ 3 đối với dân miền Nam là Canada, còn miền Bắc lại là Châu Âu. Trong Châu Âu thì mọi người chủ yếu nhắm đến bọn G7 như Đức, Anh, Pháp, nhưng bọn này cực gắt,người thường chỉ có tiền không cũng còn chưa chắc vào được nên đa số phải vào nước nhỏ trước như Malta, Síp :giggle:


Phần 2: Bao nhiêu tiền thì đi được ?
Về vấn đề này thì còn tùy vào chính sách mỗi nước và hồ sơ của mỗi gia đình. Nhìn chung thì có 3 dạng đi chính phân loại theo giá cả (mình xin không bàn tới đi dạng du học, kết hôn giả or đi chui container do mấy dạng này không áp dụng được rộng rãi hoặc là illegal :giggle:)

- Xuất khẩu lao động: dạng này nhìn chung tốn tầm 50k - 150k Trump. Nhược điểm là bị lệ thuộc nhiều vào hợp đồng lao động bên đấy, và tình trạng thường trú dễ bị ảnh hưởng bởi chính sách thay đổi. Đương đơn bị ảnh hưởng thì dĩ nhiên những người được bảo lãnh cũng toang theo. Đi dạng này cũng bị hạn chế về các phúc lợi được hưởng, qua đấy bệnh hay có vấn đề gì phát sinh thì sẽ rất khó xoay sở.

- Dạng đầu tư lấy thường trú nhân (thẻ xanh): dạng này thì đắt hơn, giá cũng dao động khá lớn tùy vào quốc gia. 200- 300k Trump cũng có mà lên tới hàng triệu Trump cũng có. Nhược điểm là thường với dạng đầu tư đương đơn dĩ nhiên không được đi làm, mà chỉ được đầu tư hoặc mở doanh nghiệp tạo công ăn việc làm cho người bản xứ. Cái thường trú nhân nó cũng có nhiều kiểu mà mọi người nên kiểm tra kĩ. Một số chương trình cái thẻ xanh này là vĩnh viễn, một số cái lại có hạn (như mấy chương trình Golden Visa của bọn Bồ Đào Nha, Hy Lạp). Có hạn tức là khi hết thời hạn nó sẽ xét lại hồ sơ, lúc đấy có khả năng đổi luật mới không duyệt hồ sơ nữa, hoặc như con cái ngày xưa được bảo lãnh nhưng bây giờ quá tuổi thì cũng fail hồ sơ.

- Dạng đầu tư quốc tịch: dạng này thì rất chắc cú, nhưng đắt lòi, trung bình phải hao cỡ 2 triệu trump mới đụng đến được dạng này. Nhưng dĩ nhiên có quốc tịch rồi thì vi vu, không sợ có biến nữa, và cứ chồng đủ tiền thì không có chuyện fail trừ khi các bác là tội phạm. Đa số dân VN hay kiểu lấy thường trú nhân trước, sau đấy qua đó họ sẽ có những chính sách cho thường trú nhân lên thành công dân có quốc tịch để rẻ hơn


Phần 3: Các chi phí, điều kiện khác ?
Nhiều người thường chỉ quan tâm đến chi phí đầu tư ban đầu mà quên mất các chi phí phát sinh, nên nhiều khi chọn phải những gói di trú không phù hợp, tiền mất tật mang. Sang đến nước ngoài rồi thì các bác phải quan tâm các vấn đề sau

- Thuế ( thuế BĐS, thu nhập...): bọn nước ngoài đánh thuế rất căng, mua nhà mua đất để đấy không làm gì mỗi năm bị đánh thuế mấy %. Ngoài ra còn có thể có thuế thu nhập ngoài lãnh thổ, thuế doanh nghiệp, thuế thừa kế abcxyz rất nhiều. Đi đâu thì cũng phải check kĩ luật rồi hẵn quyết định chứ thấy chi phí đầu tư ban đầu thấp mà quyết thì sau này vỡ toang còn hơn cung đàn của Chi Pu :big_smile:

- Chi phí sinh sống: quốc gia nào cũng có những vùng giàu nghèo khác nhau, nên nghiên cứu kĩ rồi lựa chọn theo khả năng. Chứ qua xứ người không có tiền sống thì còn cực hơn ở VN. Nên nghiên cứu chi phí sinh hoạt thường ngày, giá thuê nhà, giáo dục, bảo hiểm sức khỏe...

- Đi dạng đầu tư thì còn phải chứng minh dòng tiền, nguồn tiền, và phải chuyển tiền đi nước ngoài nữa. Cái này thì thật ra bây giờ cũng có nhiều cách để giải quyết rồi. Có điều các bác luôn nhớ phải dùng luật sư, dù phí của họ cao nhưng sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro cho mình. Bản thân em dù có kinh nghiệm xử lý nhiều khách nhưng vẫn luôn giới thiệu luật sư cho khách khi đụng đến giấy tờ chứ không dám tự làm, kể cả khi làm việc với chính phủ nước khác.

Phần 4: Ai sẽ mua những gói di trú này ? Có tiền ở VN làm vua không sướng còn đi đâu ?

Một năm có vài ngàn bộ hồ sơ di trú được duyệt. Chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đa số người đi là người nghèo đi để cải thiện cuộc sống.
Mà ngược lại, khách hàng của mình đa số là người giàu.
Họ mua các gói này để có một phương án dự phòng cho gia đình và bản thân, mua để mở rộng công việc kinh doanh của họ sang thị trường khác, mua để thuận tiện di chuyển các quốc gia, hay mua để hưởng một vài chính sách đặc biệt
Một vài người đã có 2,3 quyển hộ chiếu nhưng vẫn mua thêm. Câu chuyện mua thẻ xanh, quốc tịch nhưng vẫn sinh sống ở VN là rất nhiều


Update Phần 5: Khái Niệm Cơ Bản Về Các Tình Trạng Cư Trú - Thường Trú, Tạm Trú, Quốc Tịch, Visa... Trang 9

Tạm thời nghĩ ra chém được nhiêu đó, bác nào có hỏi hay feedback gì cứ hỏi nhé. Mình kinh nghiệm nhất ở thị trường Châu Âu nhưng Úc, Mỹ Canada vẫn biết chút chút nên vẫn giải đáp được cho mọi người trong khả năng :love:

Update Phần 6: Ảnh Mẫu Thẻ Xanh Trang 9
Update Phần 7: CHUYỂN TIỀN RA NƯỚC NGOÀI CÓ PHẢI DỄ DÀNG ? ... Trang 10
Update Phần 8: Rủi Ro Khi Đi Bằng Các Con Đường Không Chính Thống... Trang 11
Update Phần 9:Thời Gian Xử Lý Hồ Sơ, Một Yếu Tố Còn Quan Trọng Hơn Là Chi Phí... Trang 12
Update Phần 10:
Chém Gió Về Chuyện Chuyện Di Trú Của Quan Chức... Trang 12
Update Phần 11: HONG KONG, AFGHANISTAN & Vấn Đề Giàu Nghèo Muôn Thuở .... Trang 15
 
Last edited:
Đi mấy nước Bắc Âu như Na Uy thì sao thím
TXeEu4z.png


via nextVOZ for Android
 
Đi mấy nước Bắc Âu như Na Uy thì sao thím
TXeEu4z.png


via nextVOZ for Android
Bọn đấy thím xin thị thực ngắn hạn đi học hay lấy vợ bên đấy thì còn được cho ở lại. Chứ đường vào thẳng gần như không có :byebye: Đường vòng thì vẫn là vào nước nhỏ, lấy quốc tịch EU rồi thì tha hồ đi đâu trong Châu Âu cũng được
 
Em cũng nghiên cứu sơ qua diện skilled worker của CA có điều giờ 1 vợ 2 con rồi, tuổi cũng ngót 3x lại không có thân nhân hay quen biết ai bên đó nên chắc hồ sơ nó cho ít điểm lắm.
Công ăn việc làm, gia đình hiện tại ở VN cũng ổn định nhưng cũng vẫn muốn tìm kiếm tương lai tốt hơn cho con cái sau này.
Bác xem giúp em còn cửa nào để cho bọn nghèo-già-dốt như em sang được không ạ?
 
cũng muốn đi CA, nhưng nghĩ bên này đang làm IT ngồi văn phòng mát rượi, sang đó lại bưng phở rửa bát hay trèo cột điện sửa ống nước cũng hãi :pudency:
 
Em cũng nghiên cứu sơ qua diện skilled worker của CA có điều giờ 1 vợ 2 con rồi, tuổi cũng ngót 3x lại không có thân nhân hay quen biết ai bên đó nên chắc hồ sơ nó cho ít điểm lắm.
Công ăn việc làm, gia đình hiện tại ở VN cũng ổn định nhưng cũng vẫn muốn tìm kiếm tương lai tốt hơn cho con cái sau này.
Bác xem giúp em còn cửa nào để cho bọn nghèo-già-dốt như em sang được không ạ?
Diện này dễ đi mà bác, có điều đi kiểu worker của CA thì xác định là phải bay qua ở luôn vì bên đấy yêu cầu phải sinh sống ở đấy. Đi cái này thì nên thông qua mấy agency di trú, họ sẽ lo công việc cho bác bên đấy. Lỡ công việc bị trục trặc họ còn có thể đổi được, chứ đừng tự làm hồ sợ.

Còn vụ xét điểm số lên quốc tịch thì trên web chính phủ họ có, bác search trước xem nó cần gì thì mình ráng phấn đấu mấy cái đấy thôi.

Đợt này có nhiều bác hồi năm ngoái nhớ VN về chơi tí xong kẹt lại do dịch, đến năm nay chưa về được nó xét không đủ ngày ở là mất thường trú luôn rất uổng :beat_brick:

Còn cửa khác thì ăn thua do tài chính thôi, bác muốn tham khảo mấy chương trình khác thì ib e profile gia đình bác thử
 
Ông sếp mình vẫn bảo chúng mày có khả năng thì nên đổi màu hộ chiếu, sống ở đâu cũng đc nc ngoài chưa chắc tốt bằng vn đâu nhưng quyển hộ chiếu mà đổi màu nó khác nhiều lắm đấy :rolleyes: vụ lương lậu là 1 điển hình, mình gặp nhiều case, mẹ nó làm ncc, công việc còn k bằng mình mà lương nó x2 x3 là chuyện bt
Chưa kể có biến còn dễ té

Sent from Xiaomi MI 8 Lite using vozFApp
 
Năm ngoái có thằng nào trên voz review sắp vượt biên, chắc chết mất xác rồi vì chưa thấy cập nhật thông tin mới
 
Ông sếp mình vẫn bảo chúng mày có khả năng thì nên đổi màu hộ chiếu, sống ở đâu cũng đc nc ngoài chưa chắc tốt bằng vn đâu nhưng quyển hộ chiếu mà đổi màu nó khác nhiều lắm đấy :rolleyes: vụ lương lậu là 1 điển hình, mình gặp nhiều case, mẹ nó làm ncc, công việc còn k bằng mình mà lương nó x2 x3 là chuyện bt
Chưa kể có biến còn dễ té

Sent from Xiaomi MI 8 Lite using vozFApp
Đúng rồi bác hộ chiếu VN đang top 100 thế giới, bác đổi qua 1 quyển trong top 10 là khác bọt hẳn :byebye:

Như bọn EU chẳng hạn, cùng một job bác người Châu Á qua làm lương bèo nhèo, dân trong liên minh Châu Âu thì lương cao hơn, dân nước sở tại thì lương cao nhất. Tương tự là giá cả các vấn đề giáo dục, y tế...
 
Mình đi CA và gặp rất nhiều người Việt đã đi qua đó đây :* đổi màu hộ chiếu xong lại về khá nhiều

via theNEXTvoz for iPhone
 
Đúng rồi bác hộ chiếu VN đang top 100 thế giới, bác đổi qua 1 quyển trong top 10 là khác bọt hẳn :byebye:

Như bọn EU chẳng hạn, cùng một job bác người Châu Á qua làm lương bèo nhèo, dân trong liên minh Châu Âu thì lương cao hơn, dân nước sở tại thì lương cao nhất. Tương tự là giá cả các vấn đề giáo dục, y tế...

hộ chiếu thì liên quan mẹ gì đến lương nhỉ :beat_brick:
tao sống bên đây đầy thằng da đen da vàng nói tiếng bản địa ầm ầm mà vẫn còn bị kì thị khi xin việc
giờ ông tiếng bản địa đéo biết, quan hệ đéo có thì có quốc tịch đi nữa cũng vẫn bị coi như người nước ngoài thôi :D
 
hộ chiếu thì liên quan mẹ gì đến lương nhỉ :beat_brick:
tao sống bên đây đầy thằng da đen da vàng nói tiếng bản địa ầm ầm mà vẫn còn bị kì thị khi xin việc
giờ ông tiếng bản địa đéo biết, quan hệ đéo có thì có quốc tịch đi nữa cũng vẫn bị coi như người nước ngoài thôi :D

Câu chuyện giống như ở đây dân da trắng dạy tiếng anh thì lương cao hơn dân da màu, cao hơn dân VN thôi bác :byebye: . Ở EU thăng tiến đến một số vị trí nhất định thì nó có yêu cầu phải là công dân hoặc thường trú nhân (như kiểu yêu cầu Đảng viên ở VN)

Dĩ nhiên là nếu đã đem so sánh thì các yếu tố ngôn ngữ, trình độ phải bằng nhau rồi
 
Back
Top