Người đưa chủ nghĩa self-help đến nước Mỹ từ 100 năm trước

Tư vấn chung chung thì kệ thôi. Tai nghe nhưng đầu không tiếp thu là xong
5gcj2yy.gif

Dù sao xin người khác tư vấn là hàng free/khác với sách phải bỏ tiền ra mua :shame: Người ta tư vấn chung chung, rồi mình rep lại "Đờ cờ mờ ngừng nói mấy điều xàm lông và tư vấn gì đó hữu ích hơn đi" thì lại Bất lịch sự quá :confident:
Ví dụ như khuyên Duy Ú đừng gay nữa, vô ích :shame:
 
Self help nói vô bổ thì không đúng, nhưng nó không phải phép màu giải quyết mọi vấn đề, self help giống như máy chạy bộ vậy, nó đưa ra những lời khuyên ai cũng biết là đúng, nhưng để làm theo cần rất nhiều kiên trì, ý chí và nỗ lực, nó từa tựa như tập thể dục ai cũng biết là tốt, nhưng đa số đ tập, đi ngủ sớm ai cũng biết là tốt, nhưng kemeno cứ thức khuya đi, cũng như máy chạy bộ là phương tiện tập thể thao tốt, nhưng với điều kiện bạn phải dùng nó chứ không phải mua về vứt xó, những người mua sách về đọc với hy vọng sách sẽ giúp mình giải quyết mọi vấn đề cũng giống như những người mua máy chạy bộ về và nghĩ mua máy này mình sẽ giảm cân, không, muốn giảm cân thì phải chạy, và nếu đã quyết tâm chạy thì có máy hay không cũng vậy, và đã nhác chạy thì có máy hay không cũng vậy. Không có vấn đề nào được giải quyết chỉ bằng cách đọc sách.
ếu phải bạn ạ, cái độc hại của self help là nó cổ vũ tích cực độc hại, nghĩa là phủ nhận hoàn toàn những cảm xúc tiêu cực, khuyết điểm con người... và chỉ chấp nhận những thứ được coi là tích cực. Trong khi đó trong con người sẽ luôn luôn tồn tại sự tiêu cực, khuyết điểm, và 1 cách lành mạnh là cần phải chấp nhận những điều ấy trong cuộc sống. Bọn self help như video ở trên vài bài viết, dùng cách tự kỉ ám thị để thôi miên tạm thời, tảng lờ các vấn đề của bản thân và đẩy nó vào vô thức. Nhưng 1 khi bạn tỉnh lại thì vấn đề sẽ x2 x3 lần mức độ nghiêm trọng. Đó chính là sự độc hại của trào lưu self help. Ai tìm hiểu 1 chút về tâm lý học sẽ rất rõ chuyện này
 
Đọc sách mà thay đổi cuộc đời thì đời cụ đây chắc đã ngồi trên Tiên giới, trở thành Đạo Tổ Đế Tôn gì đó rồi, chỉ có tự vả vào mồm mà thay đổi hoặc bị thằng nào vả vào mồm thì đời mới thay đổi, tùy cái nào đến trước :doubt:
Đọc 1 quyển sách 1 lần thì không thay đổi được cuộc đời
nhưng đọc 100 quyển sách 1000 lần thì sẽ thay đổi đấy, quan trọng có đủ ý chí và nghị lực để đọc để thấu hiểu nội dung quyển sách hay không thôi
 
ếu phải bạn ạ, cái độc hại của self help là nó cổ vũ tích cực độc hại, nghĩa là phủ nhận hoàn toàn những cảm xúc tiêu cực, khuyết điểm con người... và chỉ chấp nhận những thứ được coi là tích cực. Trong khi đó trong con người sẽ luôn luôn tồn tại sự tiêu cực, khuyết điểm, và 1 cách lành mạnh là cần phải chấp nhận những điều ấy trong cuộc sống. Bọn self help như video ở trên vài bài viết, dùng cách tự kỉ ám thị để thôi miên tạm thời, tảng lờ các vấn đề của bản thân và đẩy nó vào vô thức. Nhưng 1 khi bạn tỉnh lại thì vấn đề sẽ x2 x3 lần mức độ nghiêm trọng. Đó chính là sự độc hại của trào lưu self help. Ai tìm hiểu 1 chút về tâm lý học sẽ rất rõ chuyện này
Bạn nói đúng, vấn đề này Đặng Hoàng Giang cũng từng đề cập trong một bài viết nhan đề Sự khốn cùng của tư duy triệu phú, xin phép trích lại

TTCT - Cuộc sống khó khăn và rối ren, bạn cần một lời khuyên, nhưng từ đâu? Với nhiều người, giải pháp gần nhất là đi mua một cuốn “self-help”. Khái niệm sách “self help” rất rộng, nhưng thường được hiểu là loại sách dạy tu thân, học làm người, chứa đầy lời khuyên thông tuệ và các “bí kíp” để nhanh giàu, nhanh khôn, nhanh thành công...

Nếu như trước kia nhiều người cho rằng giàu nghèo có số và vị trí của mình trong xã hội đã được xếp đặt sẵn thì ngày nay, chứng kiến của cải nảy nở xung quanh mình, họ chuyển sang thái cực kia và tin vào một triết lý lạc quan là bạn hoàn toàn có thể điều khiển được tiền tài và danh vọng của mình nếu nắm được một số “kỹ thuật” nhất định: 23 nguyên tắc của Carnegie, 13 bước của Hill, 8 bài học từ Cha giàu, cha nghèo của Robert Kiyosaki.

Cuộc đời, vốn được quan niệm là bất định, nay được cho là được quản trị bởi một số “bí mật” mà rất may đã được một số tác giả phát hiện và truyền đạt lại, dễ hiểu hơn bản cửu chương.



Bên cạnh tham vọng “đọc vị” người khác, “tư duy tích cực” là một trụ cột cơ bản khác của văn hóa self-help, và như tác giả Barbara Ehrenreich lập luận trong cuốn Sự quảng bá triền miên tư duy tích cực đã làm xói mòn nước Mỹ như thế nào, nó đang gặm nhấm nền tảng xã hội.

Ở đây “tư duy tích cực” không liên quan gì tới một thái độ sống lạc quan. Nó là một kiểu niềm tin, có thể gọi là mù quáng, là người ta có thể dùng ý nghĩ để điều khiển những gì xảy ra với bản thân. Bạn muốn giàu? Bạn phải thật sự, luôn luôn và sắt đá tin mình sẽ giàu.

Vì thế mà các nhà trẻ nói trên cho lũ trẻ mẫu giáo hằng ngày lặp lại các câu như: “Tôi là một thần đồng trong lớp học” và “Tôi đang trên con đường tạo ra sự giàu có tuyệt vời”.

Cuốn Nghĩ giàu, làm giàu yêu cầu bạn viết số tài sản mình muốn có lên một tờ giấy và đọc to nó lên ngày hai lần vào buổi sáng và buổi tối. Cần làm như vậy vì tiền bạc “tuy không nói năng được nhưng có thể nghe thấy khi ai đó khao khát gọi tên nó” - tác giả đoan chắc.

T. Harv Eker, tác giả Những bí mật của tư duy triệu phú, hướng dẫn bạn đọc “cài đặt” tư duy của người giàu bằng cách đặt tay lên tim và nói: “Tôi là một người đón nhận tuyệt vời. Tôi sẵn sàng và rộng mở đón nhận những lượng tiền khổng lồ đến với cuộc đời tôi”. Sau đó cần chạm lên đầu mình và nói: “Tôi có tư duy triệu phú”.

Đằng sau “tư duy tích cực” này kia là quan điểm nguy hiểm rằng bản thân mỗi người, giàu có hay bần hàn, hoàn toàn chịu trách nhiệm về cuộc đời của mình, và đó là lý do hoàn hảo nhất để người giàu tự tán dương mình và phủi tay chối bỏ trách nhiệm xã hội.

Gần đây người ta tâm đắc với câu “35 tuổi mà còn nghèo, đấy là tại bạn”. Thông điệp ở đây là gì? Nghèo đói không thuộc về trách nhiệm của quyền lực - họ vô can. Người nghèo nghèo vì họ không có “tư duy triệu phú”.

Quan điểm này bỏ ra ngoài những bất bình đẳng trong xuất thân, trong tiếp cận giáo dục và y tế. Nó không đặt câu hỏi về những bất công trong xã hội, không bàn tới công lý lẫn thể chế, nó không có khái niệm những nhóm người dễ tổn thương. Nó bỏ qua đúc kết dân gian “con sãi ở chùa lại quét lá đa”.

Tệ hơn, tư duy này làm những người nghèo bên lề xã hội cuối cùng quay ra tự trách cứ bản thân, thay vì phê phán các tương quan và chính sách xã hội đẩy họ vào trạng thái này. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng “tư duy tích cực” được dùng như một công cụ kiểm soát xã hội.

Barbara Ehrenreich dẫn ra rằng khi các tập đoàn Mỹ sa thải hàng loạt nhân viên vào thập niên 1980 cũng là lúc họ thuê nhiều nhất các diễn giả về “tư duy tích cực” tới để xoa dịu những người bị đuổi việc và để những nhân viên chưa bị đuổi tiếp tục lao vào cày cuốc.

Đáng ngạc nhiên là chưa một ai thắc mắc nếu hàng triệu cuốn sách dạy “tư duy tích cực” và làm giàu có hiệu quả thì GDP quốc gia hằng năm đã phải tăng như thế nào rồi. Nhưng các ý tưởng self-help không khuyến khích các câu hỏi, chúng chỉ yêu cầu người đọc tin vào chúng. Nếu bạn chưa giàu thì có nghĩa là bạn chưa tin đủ, bạn cần mua thêm sách, nghe thêm băng, tới dự thêm các buổi thuyết trình.

Theo Salerno - tác giả cuốn Phong trào tự lực đã làm nước Mỹ trở nên bất lực như thế nào, cứ chừng 18 tháng người đọc self-help lại mua một cuốn sách mới. Sự khốn cùng của kiểu “tư duy triệu phú” này là ở chỗ nó làm tê liệt khả năng tư duy độc lập, phản biện và ý thức xã hội, những điều đang thiếu ở Việt Nam.

Nó không dẫn tới khai sáng và minh triết. Đám đông đi theo nó vừa phỉnh nịnh vừa giẫm đạp lên nhau để đạt được mục đích của mình, tin tưởng rằng chính nghĩa và đạo đức thuộc về kẻ giàu có.
 
Last edited:
Phương Đông thì có Đạo Đức Kinh, Nam Hoa Kinh
Phương Tây thì Cộng Hòa, Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar, Zarathustra đã nói như thế
Giới thiệu cho newbie cuốn thus spoke Zarathustra, oke :surrender:
Cuốn này đọc nửa đầu còn hỉu hỉu tí chứ nửa sau đọc lú thôi dồi
 
ếu phải bạn ạ, cái độc hại của self help là nó cổ vũ tích cực độc hại, nghĩa là phủ nhận hoàn toàn những cảm xúc tiêu cực, khuyết điểm con người... và chỉ chấp nhận những thứ được coi là tích cực. Trong khi đó trong con người sẽ luôn luôn tồn tại sự tiêu cực, khuyết điểm, và 1 cách lành mạnh là cần phải chấp nhận những điều ấy trong cuộc sống. Bọn self help như video ở trên vài bài viết, dùng cách tự kỉ ám thị để thôi miên tạm thời, tảng lờ các vấn đề của bản thân và đẩy nó vào vô thức. Nhưng 1 khi bạn tỉnh lại thì vấn đề sẽ x2 x3 lần mức độ nghiêm trọng. Đó chính là sự độc hại của trào lưu self help. Ai tìm hiểu 1 chút về tâm lý học sẽ rất rõ chuyện này
Cũng tùy quyển, quyển này cũng được liệt kê vào diện self-help

1f1b7c95deb10e3990b1807ddecd12c9.jpg


Nhưng nội dung thì không cổ vũ tích cực độc hại một tí nào, và do một tiến sĩ tâm lý học viết, phân tích giảng giải cả đống kiến thức về tâm lý con người để người đọc có một cái nguồn tham khảo nếu muốn thay đổi bản thân..
 
Phương Đông thì có Đạo Đức Kinh, Nam Hoa Kinh
Phương Tây thì Cộng Hòa, Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar, Zarathustra đã nói như thế
Kinh thánh, kinh phật đều là những quyển sách về triết học, tâm lý rất đáng để đọc và tham khảo. Có điều độc giả có đủ tỉnh táo và thông tuệ để hiểu hết lời tiền nhân dạy hay không thôi
 
Cũng tùy quyển, quyển này cũng được liệt kê vào diện self-help

View attachment 1723828

Nhưng nội dung thì không cổ vũ tích cực độc hại một tí nào, và do một tiến sĩ tâm lý học viết, phân tích giảng giải cả đống kiến thức về tâm lý con người để người đọc có một cái nguồn tham khảo nếu muốn thay đổi bản thân..
nếu thế chắc phải phân loại rõ hơn, 1 loại self help độc hại và 1 loại self help có cơ sở tâm lý học mới đúng. Vì tui cũng đang đọc 1 quyển tác giả là bác sĩ tâm lý học, phân tích các vấn đề rất hay dựa trên phân tâm học, và giải pháp thì cũng khá thực tế chứ ko ảo ma ca na đa như bọn self help độc hại. Nói chung rất recommend đọc các loại sách dựa trên nền tảng tâm lý học để tự chữa lành
 
Sao tui đọc sách self help thấy nó không vào mà đọc tiểu thuyết hay sách triết học triết lý dark dark thì lại vào
Theo t, đó là do tiểu thuyết không thuyết giảng phải abc xyz, mà khiến người đọc phải suy nghĩ. Bởi có khi chính bản thân tác giả cũng không biết thật sự như thế nào mới là đúng, quyển sách hay là quyển sách có thể đặt ra câu hỏi hay và làm người đọc thật sự suy ngẫm về câu hỏi đó.

Trước t có xem phỏng vấn 1 tác giả, ông có nói là ông không dám phân tích quyển sách của mình, vì như vậy là áp đặt suy nghĩ của mình lên người đọc, trong khi chính bản thân ông bây giờ đã thay đổi so với người dẫn truyện lúc bấy giờ rồi. Nếu ông muốn nói thẳng ra suy nghĩ của mình ông đã không viết tiểu thuyết mà chuyển sang viết sách, nhưng ông tự hỏi liệu mình có hơn người mà mình định áp đặt suy nghĩ của mình lên không. Suy đi nghĩ lại thì ông mới viết tiểu thuyết để người đọc tự đặt ra câu hỏi và tự suy nghĩ.
 
Quyển sách đang đọc hôm nay vừa nhắc về quyển này
Muốn tìm hiểu triết học đọc cuốn how philosophy work, bìa màu tím mộng mơ ấy, dễ đọc hơn nhiều, tóm tắt hầu hết các tư tưởng triết học trong đó, lại còn có hình vẽ, đọc hiểu xong là đủ kiến thức nền đi chém gió về triết học như kịch bản r
Đọc cuốn zara gì đó khó hiểu bm, thơ với chả thẩn, lú hết cả não
 
Muốn tìm hiểu triết học đọc cuốn how philosophy work, bìa màu tím mộng mơ ấy, dễ đọc hơn nhiều, tóm tắt hầu hết các tư tưởng triết học trong đó, lại còn có hình vẽ, đọc hiểu xong là đủ kiến thức nền đi chém gió về triết học như kịch bản r
Đọc cuốn zara gì đó khó hiểu bm, thơ với chả thẩn, lú hết cả não
Cháu Sói chăm đọc sách, chú rất mừng
 
Cháu nó là gái hay phụ nữ đang cho con bú, là nam hay là bdbc vậy fence
Thiên hạ đồn cháu là gái, nhưng cháu một mực khẳng định cháu là trai, nhưng hình cháu đăng khoe đi chơi thì tay trắng và đẹp lắm pence
 
Thiên hạ đồn cháu là gái, nhưng cháu một mực khẳng định cháu là trai, nhưng hình cháu đăng khoe đi chơi thì tay trắng và đẹp lắm pence
Sao tôi thấy toàn chữ chứ thấy tấm hình nào đâu
 
Back
Top