Thông tin học sinh, phụ huynh bị rao bán công khai: Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các trường bảo mật thông tin

Cryolite.

Senior Member
https://thanhnien.vn/so-gd-dt-tphcm-yeu-cau-cac-truong-bao-mat-thong-tin-185230323225534656.htm

Ngày 23.3, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, đã có những trao đổi liên quan đến loạt bài điều tra Thông tin học sinh, phụ huynh bị rao bán công khai đăng trên Báo Thanh Niên những ngày vừa qua.

Theo ông Hồ Tấn Minh, hiện tại luật An ninh mạng được ban hành vào năm 2018, trong đó có quy định về bảo vệ thông tin cá nhân và bảo mật thông tin trên mạng. Điều này cũng áp dụng cho các trường học tại TP.HCM.

Ngoài ra, TP.HCM cũng đã ban hành quy định về quản lý, sử dụng, bảo mật thông tin tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc TP, áp dụng từ ngày 1.1.2021. Quy định này yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, gồm cả các trường học, phải xây dựng, triển khai và duy trì hệ thống quản lý, bảo mật thông tin của người dân.

Các trường học tại TP.HCM thực hiện các hướng dẫn và chính sách của Bộ GD-ĐT, đặc biệt là Chỉ thị về việc thực hiện bảo mật thông tin đối với học sinh và sinh viên trong hoạt động GD-ĐT được ban hành vào năm 2020. Chỉ thị này yêu cầu các trường phải xây dựng, triển khai và duy trì hệ thống bảo mật thông tin đảm bảo an toàn cho thông tin của học sinh, sinh viên, phụ huynh và giáo viên, đồng thời quản lý việc sử dụng các thiết bị, phần mềm trong hoạt động GD-ĐT.

Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các trường bảo mật thông tin - Ảnh 1.


Các trường cũng cần thực hiện các biện pháp bảo mật thông tin cụ thể như mã hóa dữ liệu, kiểm soát truy cập, ban hành quyết định phân công, ban hành nội quy quản lý, vận hành, khai thác sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu.

Cũng theo ông Minh, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng dữ liệu học sinh, phụ huynh và sinh viên bị rò rỉ hoặc lọt ra ngoài mạng xã hội như: việc lưu trữ thông tin trên các hệ thống không đảm bảo hoặc không được bảo vệ đúng cách có thể dẫn đến việc dữ liệu bị rò rỉ hoặc bị truy cập trái phép; việc chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội của người dân; các cuộc khảo sát và phỏng vấn được thực hiện với học sinh, phụ huynh và sinh viên…

Tình trạng mua bán thông tin cá nhân trên mạng xã hội là một vấn đề đang trở nên ngày càng phổ biến và đáng lo ngại. Chính vì vậy, các tổ chức và cá nhân cần có trách nhiệm bảo vệ dữ liệu của người dân, đặc biệt là thông tin của trẻ em và học sinh. Điều này cần được thực hiện thông qua các biện pháp bảo vệ dữ liệu và tăng cường kiểm soát quản lý thông tin.

Bên cạnh đó, việc tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức của phụ huynh, học sinh, cơ quan quản lý, giáo viên về an toàn thông tin cũng là một phương pháp quan trọng để đối phó với tình trạng mua bán thông tin cá nhân trái phép trên mạng xã hội.

...
 
Giờ đi đâu cũng đọc sđt tích điểm đổi quà.
Tôi bỏ qua hết mà cuối cùng vẫn phải cho bọn Winmart sđt vì khuyến mãi 20% giá rau thịt tươi.
 
Data như sổ liên lạc điện tử/ bê ca (ave/tooken ký số.....) Nếu có và đã giao dịch thành công
 
:amazed::amazed::amazed:đề nghị đốt lò, thanh tra rà xoát tụi bảo hiểm xã hôi, tụi ngân hàng, sở, viễn thông....Thằng nào bán thông tin dân ra ngoài... cho tử hình hết
 
Bán hết mẹ nó rồi, mà đâu chỉ bọn giáo dục, bọn ngân hàng, viễn thông, y tế, conan,...
198pi0X.png
. Có ko giữ mất tìm cái cc ấy
6I3ZW6h.png
 
Giờ đi đâu cũng đọc sđt tích điểm đổi quà.
Tôi bỏ qua hết mà cuối cùng vẫn phải cho bọn Winmart sđt vì khuyến mãi 20% giá rau thịt tươi.
Mua cái sim rác để nhận km đi anh, cho số chính bị làm phiền lắm
 
Giờ đi đâu cũng đọc sđt tích điểm đổi quà.
Tôi bỏ qua hết mà cuối cùng vẫn phải cho bọn Winmart sđt vì khuyến mãi 20% giá rau thịt tươi.
Cái này bình thường. Coi phim khoa học viễn tưởng tương lai mấy chục năm tới đang tới đoạn cao trào còn bị gửi tin nhắn mời vay tiền tín dụng.
 
Tình trạng lừa đảo online giờ cực nhiều, cả họ, bạn bè tôi ,.. ai cũng từng nhận các cuộc gọi lừa đảo này không dưới 5 lần. Tình hình cấp quốc gia mà có vẻ út được quan tâm. Đổ cho dân ngu thì có khác nào nói đeo vàng ra đường chi cho nó chém.
 
Back
Top