Công khai lên mạng tên sinh viên nợ học phí là vô cảm

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Liên quan việc các trường đại học đăng công khai trên mạng danh sách sinh viên nợ học phí, nhiều ý kiến cho rằng cách làm này của trường là vô cảm, thiếu tôn trọng và thậm chí phạm luật.

1712804169222.png

Nhiều sinh viên và phụ huynh phản ứng với việc có trường đại học công bố danh sách sinh viên nợ học phí trên website - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Hiện có hàng chục trường đại học (công lập và tư thục) trên cả nước công bố danh sách sinh viên nợ học phí lên website của trường. Trong đó không ít trường thực hiện việc này nhiều năm qua với tần suất ngày càng tăng.

"Trường vô trách nhiệm"

Theo các chuyên gia, việc đăng danh sách sinh viên nợ học phí lên website thể hiện nhà trường vô trách nhiệm với thông tin cá nhân của người học. Tuy nhiên, đáng nói hơn, không chỉ đăng danh sách sinh viên nợ học phí mà "cái gì các trường cũng công khai trên website".

Một chuyên gia an toàn thông tin cho biết: "Việc đưa thông tin lên mạng cần hết sức cẩn trọng vì Google dễ dàng quét được nên rất dễ tìm thấy. Thực tế hiện nay các trường không chỉ công khai danh sách nợ học phí, còn có nhiều danh sách các loại chứa thông tin cá nhân sinh viên (điểm số, kỷ luật, cấm thi, nợ môn...). Chỉ cần thử gõ tên một sinh viên hoặc mã số sinh viên, hầu hết thông tin cá nhân các bạn đều bị lộ rõ trên mạng".

Theo ông Lâm Quang Vũ (một phụ huynh ở TP.HCM), việc các trường vô tư đưa thông tin cá nhân của người học lên mạng trong thời đại thông tin là điều cực kỳ nguy hiểm.

"Thực tế nhiều trường phổ thông đã ghi số thay vì họ tên trong bảng tên trên ngực áo. Đây cũng là cách để bảo vệ thông tin cá nhân của học sinh. Không hiểu sao các trường đại học lại công khai chi tiết thông tin cá nhân của sinh viên như họ tên, ngày tháng năm sinh, lớp và tiền nợ" - ông Vũ nói.

Nhiều phụ huynh khác cũng cho rằng việc nhà trường đăng công khai sinh viên đang nợ học phí trên mạng là rất vô duyên và thiếu tôn trọng. Có nhiều cách để đòi nợ, không nhất thiết phải công khai tên tuổi sinh viên như vậy.

Các trường thay đổi cách nhắc sinh viên nợ học phí

Giải thích về việc công khai danh sách sinh viên nợ học phí, ông Hoàng Thái Hưng, trưởng phòng tài chính kế toán Trường ĐH Tài chính - Marketing, cho biết: "Trong quy trình tổ chức đăng ký học phần có thông tin về thời gian đóng học phí.

Tuy nhiên thực tế khi đóng học phí nhiều trường hợp ghi sai mã số sinh viên, có phụ huynh chuyển nhầm tài khoản sang nơi khác. Nhiều sinh viên nói đã đóng tiền rồi nhưng tiền chưa vào tài khoản của trường và chưa cập nhật. Kết thúc đợt đóng học phí, phòng tài chính kế toán nhà trường đưa danh sách sinh viên nợ học phí lên website để sinh viên dò lại thông tin".

Cũng theo ông Hưng, rất nhiều sinh viên hầu như không theo dõi thông tin nộp học phí trong tài khoản cá nhân. Trước đây sau khi trường đăng danh sách sinh viên nợ học phí thì các em mới chạy đến để phản hồi, đối chiếu thông tin lại.

"Trường sẽ nghiên cứu lại để chọn cách thức phù hợp hơn để thông báo trực tiếp đến sinh viên nợ học phí. Trước mắt, chúng tôi sẽ gửi tin nhắn đến sinh viên", ông Hưng nói.

Ông La Thanh Hùng - chánh văn phòng Trường ĐH Sài Gòn - cho hay hiện nay mỗi đầu học kỳ, trường có rà soát và khuyến cáo hủy kết quả đăng ký môn học ở học kỳ hiện tại và hạn chế sinh viên đăng ký môn học ở học kỳ tiếp theo đối với sinh viên nợ học phí mà không có lý do chính đáng.

Khi sinh viên nợ học phí, trường không thông báo về cho phụ huynh. Trường không cấm thi hoặc đình chỉ học tập đối với các trường hợp này. Trường hợp khó khăn hoặc có lý do chính đáng, trường đều xem xét hỗ trợ để tạo điều kiện cho sinh viên tiếp tục được học và thi, đảm bảo quyền lợi của sinh viên được đặt lên hàng đầu.

"Thời gian tới trường sẽ không công bố danh sách sinh viên nợ học phí, thay vào đó phòng kế hoạch tài chính sẽ gửi thông báo qua email cá nhân sinh viên do nhà trường cấp và điện thoại để nhắc nhở", ông Hùng cho biết thêm.

Tránh làm tổn thương sinh viên


Trong khi đó, ông Nguyễn Tấn Trần Minh Khang - phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cho biết trường này không công bố danh sách sinh viên nợ học phí. Sinh viên nợ học phí tra cứu trên bảng thông tin học phí của từng sinh viên và phụ huynh sẽ nhận được thông báo nợ thông qua tin nhắn SMS.

Đồng thời sinh viên còn nhận tin nhắn SMS và email thông báo về nợ học phí. Trường chủ yếu nhắc nhở và đến thời điểm trước khi thi giữa kỳ sẽ xóa đăng ký học phần và cấm thi đối với sinh viên nợ học phí.

"Thật ra hầu hết sinh viên đi học đều ý thức rõ nghĩa vụ đóng học phí, nhưng trong cuộc sống ai cũng có những giai đoạn khó khăn nhất định nên một số chậm hoàn thành việc này. Trường công khai chi tiết thông tin sinh viên chưa đóng học phí lên website làm ảnh hưởng cuộc sống hiện tại cũng như tương lai của sinh viên.

Trường chúng tôi không công khai danh sách lên các kênh truyền thông của trường để tránh làm tổn thương cũng như bảo vệ sinh viên trong thời đại công nghệ hiện nay" - ông Khang nói.

...........
 
Cho mình xin cái list nợ, ôi cả 1 vườn rau tiềm năng. Nói đùa chứ nhà trường gì cư xử như lưu manh, có màn bóc phốt sinh viên khó khăn nữa. Bởi vậy mới có câu: đừng cố đem rừng ra khỏi con khỉ
osCpCsi.png
Văn hoá lùn của lũ bần nông thôi anh ạ: Hơi 1 tí là bêu rếu, bóc phốt, hạ nhục danh dự nhân phẩm người ta. :amazed:
 
Last edited:
ở VN có 2 thứ ko dc tôn trọng:
1. thông tin, hình ảnh cá nhân - ai thích public thì public, ai thích đặt điều nói xấu cg dc, miễn ko là ko dính tới tay to/chính quyền
2. quyền phòng vệ. Trộm vào nhà thì 1 là võ sư thượng thừa để đánh nó "vừa đủ", 2 là dạ anh ơi ngồi xuống e mời nước rồi a thích món gì e lấy giúp cho a đỡ nhọc :LOL:
 
từ thời xửa thời xưa học cấp 1 đóng tiền chậm là bà cô réo lên xách mé giữa lớp rồi, tuy lúc đó còn là trẻ con nhưng vẫn thấy nhục với xấu hổ lắm. tư tưởng đấu tố bêu rếu nhau nó ăn vào máu...
 
ở VN có 2 thứ ko dc tôn trọng:
1. thông tin, hình ảnh cá nhân - ai thích public thì public, ai thích đặt điều nói xấu cg dc, miễn ko là ko dính tới tay to/chính quyền
2. quyền phòng vệ. Trộm vào nhà thì 1 là võ sư thượng thừa để đánh nó "vừa đủ", 2 là dạ anh ơi ngồi xuống e mời nước rồi a thích món gì e lấy giúp cho a đỡ nhọc :LOL:
gom lại 1 thứ thôi: nhân quyền

:feel_good:
 
Ngày xưa, hồi cấp 1 gì đó nhà nghèo chậm đóng học phí bị bêu tên mãi giờ sinh hoạt. Lúc đầu tổn thương sâu sắc, về nhà khóc rưng rức. Sau chai lì cmnl :confuse:
 
Gửi về lớp hoặc phân ra từng khoa thì được chứ công khai trên mạng để bàn dân thiên hạ thấy thì khác gì đòi nợ trá hình đâu. Mà các anh nợ học phí quá lâu cũng đừng làm Phật online, nhà trường cán bộ giảng viên cũng làm công ăn lương, đặt thử tình huống các anh đi làm công ty cho nợ lương kiểu gì cũng giãy nảy hoặc mất tinh thần làm việc cho mà xem
 
ở VN có 2 thứ ko dc tôn trọng:
1. thông tin, hình ảnh cá nhân - ai thích public thì public, ai thích đặt điều nói xấu cg dc, miễn ko là ko dính tới tay to/chính quyền
2. quyền phòng vệ. Trộm vào nhà thì 1 là võ sư thượng thừa để đánh nó "vừa đủ", 2 là dạ anh ơi ngồi xuống e mời nước rồi a thích món gì e lấy giúp cho a đỡ nhọc :LOL:
Đánh vừa đủ là thế nào? Đánh gục ông trộm là nó kiện anh làm nó tổn thương tinh thần + làm 1 giấy chứng nhận thương tích trên 11% (mức tối thiểu để đưa anh vào tòo) là chết cm anh rồi. Còn anh đéo đánh cho nó gục thì nó xiên cm cả nhà anh, vợ / con gái anh mà xinh xinh (xin lỗi cái này tôi nói thô) thì hấp xong giết :sad:
 
nhớ ngày xưa lỡ lấy tiền học đi chơi điện tử, báo hại cô chủ nhiệm phải bù cho mình 2 3tr, ra trường 1 năm rồi mới đi làm thêm để quay về trả cô :(
 
Gửi về lớp hoặc phân ra từng khoa thì được chứ công khai trên mạng để bàn dân thiên hạ thấy thì khác gì đòi nợ trá hình đâu. Mà các anh nợ học phí quá lâu cũng đừng làm Phật online, nhà trường cán bộ giảng viên cũng làm công ăn lương, đặt thử tình huống các anh đi làm công ty cho nợ lương kiểu gì cũng giãy nảy hoặc mất tinh thần làm việc cho mà xem
văn này thì lên fb mà bàn nhé anh
 
ở VN có 2 thứ ko dc tôn trọng:
1. thông tin, hình ảnh cá nhân - ai thích public thì public, ai thích đặt điều nói xấu cg dc, miễn ko là ko dính tới tay to/chính quyền
2. quyền phòng vệ. Trộm vào nhà thì 1 là võ sư thượng thừa để đánh nó "vừa đủ", 2 là dạ anh ơi ngồi xuống e mời nước rồi a thích món gì e lấy giúp cho a đỡ nhọc :LOL:
trộm vào nhà thì lo mà chạy, chạy càng nhanh càng tốt. sống đâu theo đó, nhập gia tùy tục. đến cô lan mà bị lưu manh tới tận trụ sở đập phá, cô lan cũng phải bỏ chạy chứ nói gì dân thường.
 
trộm vào nhà thì lo mà chạy, chạy càng nhanh càng tốt. sống đâu theo đó, nhập gia tùy tục. đến cô lan mà bị lưu manh tới tận trụ sở đập phá, cô lan cũng phải bỏ chạy chứ nói gì dân thường.
nó chặn cửa thì chạy đâu thím ơi, ko lẽ nhảy lầu :(
 
nó chặn cửa thì chạy đâu thím ơi, ko lẽ nhảy lầu :(
đóng cửa trốn trong phòng, kêu gào. à, hoặc thiết kế cái chuông báo động, gào rú thật to, hễ thấy trộm cướp vào thì bấm nút chuông, cho cái chuông cứ hô có trôm, có cướp, phóng thanh to lên cho cả xóm nghe thấy để dọa trộm cướp sợ. chứ lp nó vậy rồi thì phải chịu thôi.
em của bà ngoại của tôi, giờ chết rồi, có con là trưởng cô lan quận ở hà lội. bà ấy chửi cái vụ trộm này suốt mà, bà ấy bảo lp như cái giẻ rách, bảo vệ bọn trộm cướp. mà bà ấy chửi câu này hơn 20 năm trước rồi.
tôi hỏi phải làm gì thì bà ấy bảo chỉ có thể hét to lên cho trộm sợ mà bỏ đi. mấy chục năm rồi vẫn thế. đến cả cô lan cũng chửi đấy, không riêng gì dân chửi đâu.
trộm cướp lưu manh vào trụ sở, cô lan cũng phải bỏ chạy, sau đó mới đi bắt nguội chúng nó. để cho chúng nó đập tan nát trụ sở, đốt phá máy vi tính, tài liệu các thứ đấy.
điều đó có nghĩa là gì? nghĩa là lp sẽ không thay đổi đâu. nếu thay đổi thì bề trên sẽ chịu thiệt, nên họ sẽ không thay đổi. có gào mấy cũng thế thôi.
tự bảo vệ bản thân mình đi.
 
Back
Top