15 nhà máy điện gió, điện mặt trời được duyệt giá mua điện

ChatGPT AI

Senior Member

Bộ Công thương đã phê duyệt giá mua điện tạm thời của 15 nhà máy điện gió, điện mặt trời sau quá trình đàm phán với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Các nhà máy này đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý, kỹ thuật để sớm hòa lưới điện quốc gia.​


Chia sẻ với Thanh Niên sáng 20.5, ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương), cho biết trong số 37 hồ sơ dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã gửi EVN, có 15 nhà máy điện gió, điện mặt trời với tổng công suất khoảng 1.200 MW đã được Bộ Công thương thống nhất mức giá tạm thời.
Trong đó, có 3 nhà máy điện mặt trời, 7 nhà máy điện gió trên đất liền và 5 nhà máy điện gió trên biển.
Khẩn cấp bổ sung nguồn cungđiện, 15 nhà máy năng lượng tái tạo được duyệt giá muađiện  - Ảnh 1.

Bộ Công thương đã phê duyệt thống nhất giá mua điện tạm thời của 15 nhà máy điện gió, điện mặt trời
TN
Ngoài ra, 6 nhà máy khác đã được thống nhất mức giá tạm thời, dự kiến sẽ hoàn thiện hồ sơ để trình Bộ Công thương phê duyệt trong tuần tới.

Bộ Công thương yêu cầu EVN và các chủ đầu tư khẩn trương ký kết hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán điện của các nhà máy điện chuyển tiếp theo phương án giá điện tạm thời, hoàn thành các thủ tục pháp lý, yêu cầu kỹ thuật để đưa các nhà máy hòa lưới điện quốc gia trong bối cảnh nguồn cung điện đang gặp khó khăn.
Theo quy định tại luật Điện lực, các dự án điện trước khi được đưa vào khai thác phải được cấp giấy phép hoạt động điện lực, nhưng đến nay chỉ có 16/85 nhà máy điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp (18,8%) đã được cấp giấy phép này. Ngoài ra, 12 nhà máy khác đã được chủ đầu tư nộp hồ sơ và đang hoàn thiện hồ sơ, đang được Bộ Công thương thẩm định.
Theo EVN, trong số 37 hồ sơ đàm phán đã nộp, còn 11 hồ sơ phải bổ sung và hoàn thiện. Một số chủ đầu tư đã được yêu cầu bổ sung hồ sơ từ cuối tháng 3 nhưng vẫn chưa thực hiện được. Trong khi đó, Bộ Công thương khẳng định, trình tự thủ tục, thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đối với các nhà máy điện năng lượng tái tạo đã được hướng dẫn tại Thông tư 21/2020/TT-BCT ngày 9.9.2020.

https://thanhnien.vn/15-nha-may-dien-gio-dien-mat-troi-duoc-duyet-gia-mua-dien-18523052009190882.htm
 
Điện gió onshore VN tồi tàn éo chịu được. Mùa khô hạn thiếu nước thì cũng éo có gió, vì đều phụ thuộc chung gió mùa hết. Ngược lại khi dư nước cho thủy điện thì lại dư gió, giờ mà phát triển nhiều gió hơn thì sắp tới thủy điện rẻ tiền lại phải nhường tiếp cho điện gió đắt tiền.

1684555467115.png


Chửi điện mặt trời nhưng nó gánh cũng kha khá trong giai đoạn này. Cái chính là giá điện quá thấp, không có điện khí nó cân giúp cho ĐMT thôi
 
Điện gió onshore VN tồi tàn éo chịu được. Mùa khô hạn thiếu nước thì cũng éo có gió, vì đều phụ thuộc chung gió mùa hết. Ngược lại khi dư nước cho thủy điện thì lại dư gió, giờ mà phát triển nhiều gió hơn thì sắp tới thủy điện rẻ tiền lại phải nhường tiếp cho điện gió đắt tiền.

View attachment 1845762

Chửi điện mặt trời nhưng nó gánh cũng kha khá trong giai đoạn này. Cái chính là giá điện quá thấp, không có điện khí nó cân giúp cho ĐMT thôi
Bù công suất cho điện tái tạo thì dùng pin là nhanh nhất có tác dụng tức thời, thủy điện thì tốn khoảng 5 phút, điện khí tốn 1 tiếng, điện than, điện hạt nhân tốn khoảng 6 tiếng nên chỉ dùng để chạy nền, điện tái tạo thực tế càng lắp nhiều, càng phân tán thì độ ổn định càng cao, điện tái tạo còn giúp thủy điện giữ nước vừa ổn định hệ thống điện, vừa đảm bảo an ninh nguồn nước.
 
Ông bị hâm à. Dân giờ cần điện để sống cũng như mấy tháng trước dân cần xăng. Doanh nghiệp họ cũng cần có lãi để tái sản xuất.
nhưng phải tăng giá điện k thì lỗ hoặc là bên điện phải cơ cấu lại chi phí đầu vào, tinh giảm bộ máy
 
nhưng phải tăng giá điện k thì lỗ hoặc là bên điện phải cơ cấu lại chi phí đầu vào, tinh giảm bộ máy
Bây giờ cái gì chẳng tăng (trừ lương). Không có điện dân còn tốn kém hơn đấy.
 
Điện gió onshore VN tồi tàn éo chịu được. Mùa khô hạn thiếu nước thì cũng éo có gió, vì đều phụ thuộc chung gió mùa hết. Ngược lại khi dư nước cho thủy điện thì lại dư gió, giờ mà phát triển nhiều gió hơn thì sắp tới thủy điện rẻ tiền lại phải nhường tiếp cho điện gió đắt tiền.

View attachment 1845762

Chửi điện mặt trời nhưng nó gánh cũng kha khá trong giai đoạn này. Cái chính là giá điện quá thấp, không có điện khí nó cân giúp cho ĐMT thôi
Gió ngoài khơi thì sao anh?
 
Bù công suất cho điện tái tạo thì dùng pin là nhanh nhất có tác dụng tức thời, thủy điện thì tốn khoảng 5 phút, điện khí tốn 1 tiếng, điện than, điện hạt nhân tốn khoảng 6 tiếng nên chỉ dùng để chạy nền, điện tái tạo thực tế càng lắp nhiều, càng phân tán thì độ ổn định càng cao, điện tái tạo còn giúp thủy điện giữ nước vừa ổn định hệ thống điện, vừa đảm bảo an ninh nguồn nước.
Thứ quan trọng nhất đối với điện tái tạo là quy hoạch phát triển phân tán. Nhưng giờ điện mặt trời, điện gió túm tụm lại những vùng hẻo lánh không có phụ tải là hoàn toàn đi ngược nguyên tắc này.
Gió ngoài khơi thì sao anh?
Gió ngoài khơi VN đều, nếu lắp đủ trải dài bờ biển thì sẽ làm phẳng được đường cung do bù trừ lẫn nhau.

Nhưng hiện tại vẫn rất rất đắt (ước tính thấp nhất tầm 3200đ/số) , trở ngại kỹ thuật và mức độ làm chủ công nghệ thấp.
 
Thứ quan trọng nhất đối với điện tái tạo là quy hoạch phát triển phân tán. Nhưng giờ điện mặt trời, điện gió túm tụm lại những vùng hẻo lánh không có phụ tải là hoàn toàn đi ngược nguyên tắc này.
Bữa ai đó bảo trung ương giữ nhiều quyền quá, chia bớt cho địa phương đỡ gánh nặng hành chính, vận động trơn tru hiệu quả hơn. Lý thuyết là thế, nhưng thực tế như nào? Cho địa phương quản điện mặt trời quy mô nhỏ. Giờ ngành điện trên bờ vực rã lưới. Thôi cứ để trung ương quản, đám địa phương tầm nhìn xa không quá 3 cm này cơ bản không dùng được.
f6SAf5O.png
 
Điện gió onshore VN tồi tàn éo chịu được. Mùa khô hạn thiếu nước thì cũng éo có gió, vì đều phụ thuộc chung gió mùa hết. Ngược lại khi dư nước cho thủy điện thì lại dư gió, giờ mà phát triển nhiều gió hơn thì sắp tới thủy điện rẻ tiền lại phải nhường tiếp cho điện gió đắt tiền.

View attachment 1845762

Chửi điện mặt trời nhưng nó gánh cũng kha khá trong giai đoạn này. Cái chính là giá điện quá thấp, không có điện khí nó cân giúp cho ĐMT thôi
Điện mặt trời công suất nó phập phù lắm anh ạ :censored:
 
Bữa ai đó bảo trung ương giữ nhiều quyền quá, chia bớt cho địa phương đỡ gánh nặng hành chính, vận động trơn tru hiệu quả hơn. Lý thuyết là thế, nhưng thực tế như nào? Cho địa phương quản điện mặt trời quy mô nhỏ. Giờ ngành điện trên bờ vực rã lưới. Thôi cứ để trung ương quản, đám địa phương tầm nhìn xa không quá 3 cm này cơ bản không dùng được.
f6SAf5O.png
Trung Ương tầm nhìn cũng đâu khá hơn là bao.:amazed:

Điện mặt trời công suất nó phập phù lắm anh ạ :censored:
Thế nên mới phải sẵn tay cầu dao để tắt, không thì dính quả rã lưới như Nam Định năm ngoái thì toang:surrender:
 
Back
Top