kiến thức Tổng hợp những addon chất cho Firefox / Chromium

ơ đúng thật, bấm ctrl F12 gõ dc thật nè, cảm ơn thím nhiều
Lưu ý thêm cách mod script lại cho vừa ý:
  • Nếu muốn dùng VNI tìm dòng: method: 1, //Default input method: 0=AUTO, 1=TELEX, 2=VNI chuyển thành 2: method: 2, //Default input method: 0=AUTO, 1=TELEX, 2=VNI
  • Muốn script luôn bật, tìm onOff: 0, //Starting status: 0=Off, 1=On chỉnh thành 1: onOff: 1, //Starting status: 0=Off, 1=On
 
Lưu ý thêm cách mod script lại cho vừa ý:
  • Nếu muốn dùng VNI tìm dòng: method: 1, //Default input method: 0=AUTO, 1=TELEX, 2=VNI chuyển thành 2: method: 2, //Default input method: 0=AUTO, 1=TELEX, 2=VNI
  • Muốn script luôn bật, tìm onOff: 0, //Starting status: 0=Off, 1=On chỉnh thành 1: onOff: 1, //Starting status: 0=Off, 1=On
Hình như bị 1 bug là ko gõ dc trên thanh search hoặc thanh địa chỉ url nhỉ?
 
Hình như bị 1 bug là ko gõ dc trên thanh search hoặc thanh địa chỉ url nhỉ?
Cũng không phải bug đâu, là do nó là Userscript nên nó chỉ hoạt động được ở phần hiển thị trang web thôi đó, còn thành địa chỉ và thanh search thuộc vào userChrome.

Hiện tại mình chưa tìm ra cách cho nó chạy trong userChrome, cái này chắc phải là addon xịn mới làm được, cơ mà mình kiểm tra tất cả addon gõ tiếng Việt cho Firefox hay thậm chí cả Chrome rồi, toàn là cái Userscript tương tự cái mình đưa nên nó chạy trong trang web thôi.
 
Cũng không phải bug đâu, là do nó là Userscript nên nó chỉ hoạt động được ở phần hiển thị trang web thôi đó, còn thành địa chỉ và thanh search thuộc vào userChrome.

Hiện tại mình chưa tìm ra cách cho nó chạy trong userChrome, cái này chắc phải là addon xịn mới làm được, cơ mà mình kiểm tra tất cả addon gõ tiếng Việt cho Firefox hay thậm chí cả Chrome rồi, toàn là cái Userscript tương tự cái mình đưa nên nó chạy trong trang web thôi.
vậy chắc cách xài addon nầy ko dc rồi, tại mình xài khá nhiều phần search để làm viêc, quay về config đầu tiên chịu 15 phút 1 lần F5 để gõ tiếng việt . hizhiz
 
vậy chắc cách xài addon nầy ko dc rồi, tại mình xài khá nhiều phần search để làm viêc, quay về config đầu tiên chịu 15 phút 1 lần F5 để gõ tiếng việt . hizhiz
Không rõ lý do tại sao bạn cần dùng firejail cơ mà nếu lý do là chống virus thì chạy Firefox ngoài firejail cho tiện vì giờ cài uBlock kèm thêm NextDNS chặn bớt tên miền mới/tên miền malware/lừa đảo/cờ bịp là khá an toàn rồi, bản thân Firefox nó cũng khá an toàn. Còn lý do khác thì có thể nghĩ cách khác. :D
 
Không rõ lý do tại sao bạn cần dùng firejail cơ mà nếu lý do là chống virus thì chạy Firefox ngoài firejail cho tiện vì giờ cài uBlock kèm thêm NextDNS chặn bớt tên miền mới/tên miền malware/lừa đảo/cờ bịp là khá an toàn rồi, bản thân Firefox nó cũng khá an toàn. Còn lý do khác thì có thể nghĩ cách khác. :D
à thêm 1 tầng bảo mật nữa ấy mà, tính hơi cẩn thận nên cứ xài bảo mật nhiều lớp nhất có thể để có bị bug 0 day thì còn có thể có cái mà bảo vệ
 
à thêm 1 tầng bảo mật nữa ấy mà, tính hơi cẩn thận nên cứ xài bảo mật nhiều lớp nhất có thể để có bị bug 0 day thì còn có thể có cái mà bảo vệ
Việc chạy Firefox trong Linux đã là quá bảo mật rồi, thêm lớp firejail mình thấy hơi thừa, nếu Windows là máy chính, rồi còn chạy Linux trong máy ảo thì mức độ bảo vệ đã rất cao rồi, cái 0 day nó không những phải vượt qua lớp bảo vệ của sandbox có sẵn của Firefox, bình thường không chia sẻ shared file với máy thật thì nó cũng cô lập hết tất cả mọi rủi ro từ máy ảo. Với lại bảo mật mà nó gây bất tiện cho mình thì cũng không nên.
 
cái pref này loại bỏ animation của firefox
Code:
user_pref("ui.prefersReducedMotion", 1);
Nhưng mà nó có thật sự làm firefox nhanh hơn không nhỉ bác thớt
3gW7av1.png
 
Từ bài trên, nếu muốn bật ECH thì dùng bài trên, còn muốn tắt ECH thì dùng bài này.

Vào about:support rồi Open Profile, tạo một file rỗng tên user.js rồi copy toàn bộ vào, lưu lại rồi khởi động lại Firefox:

Tắt ECH:
Code:
user_pref("security.OCSP.enabled", 0);
user_pref("security.tls.ech.disable_grease_on_fallback", true);
user_pref("security.tls.ech.grease_http3", false);
user_pref("security.tls.ech.grease_probability", 0);
user_pref("network.dns.echconfig.enabled", false);
user_pref("network.dns.echconfig.fallback_to_origin_when_all_failed", true);
user_pref("network.dns.force_use_https_rr", false);
user_pref("network.dns.force_waiting_https_rr", false);
user_pref("network.dns.http3_echconfig.enabled", false);
user_pref("network.dns.skipTRR-when-parental-control-enabled", true);
user_pref("network.dnsCacheEntries", -1);
user_pref("network.http.http3.alt-svc-mapping-for-testing", "doh3.dns.nextdns.io;h3=\":443\"; quicv=\"6b3343cf,1\"");
user_pref("network.http.http3.send_background_tabs_deprioritization", false);
user_pref("network.http.http3.version_negotiation.enabled", false);
user_pref("network.trr.async_connInfo", false);
user_pref("network.trr.confirmation_telemetry_enabled", true);
user_pref("network.trr.custom_uri", "https://doh3.dns.nextdns.io");
user_pref("network.trr.default_provider_uri", " https://doh3.dns.nextdns.io");
user_pref("network.trr.disable-ECS", false);
user_pref("network.trr.mode", 2);
user_pref("network.trr.uri", "https://doh3.dns.nextdns.io");
Cho mình hỏi: Nếu mình dùng cách copy code của các tay to dán vào file user.js để thay thế cho việc gõ code qua about:config thì có được ko vậy, mục đích sau này sửa code dễ dàng hơn do số lượng các dòng code bên user.js nó ít hơn hẳn (do mình gõ gì vào thì mình kiểm soát được, còn bên prefs.js thì nó gồm cả các code hệ thống trong đó, tìm mù mắt)
 
Cho mình hỏi: Nếu mình dùng cách copy code của các tay to dán vào file user.js để thay thế cho việc gõ code qua about:config thì có được ko vậy, mục đích sau này sửa code dễ dàng hơn do số lượng các dòng code bên user.js nó ít hơn hẳn (do mình gõ gì vào thì mình kiểm soát được, còn bên prefs.js thì nó gồm cả các code hệ thống trong đó, tìm mù mắt)
Đúng vậy bác, user.js sinh ra để làm vậy mà
 
cái pref này loại bỏ animation của firefox
Code:
user_pref("ui.prefersReducedMotion", 1);
Nhưng mà nó có thật sự làm firefox nhanh hơn không nhỉ bác thớt
3gW7av1.png
Cái ReducedMotion này là để bắt trang web nó không dùng animation, tuy nhiên hỏi là một chuyện người ta đồng ý hay không lại là một chuyện khác vì nó đòi hỏi trang web phải sử dụng CSS @media (prefers-reduced-motion) {/* styles to apply if a user's device settings are set to reduced motion */}

Ngoài ra nếu sử dụng thêm Header Editor để gửi thêm header Sec-CH-Prefers-Reduced-Motion: "reduce" thì sẽ hiệu quả hơn vì sẽ khiến trang web hiểu điều này để trả về trang web không dùng animation.

Thật ra để tắt animation, mình có cái "Tối ưu CSS" này đã dùng 7-8 năm liên tục và cải thiện nó đến mức nó khá an toàn và ổn định, đoạn code dưới đây tắt sạch CSS3 nặng nề đi khiến các trang web chạy nhẹ hơn, ít dùng CPU hơn.

Đầu tiên cần bật userContent.css/userChrome.css bằng cách làm như bài này: Bật userChrome.css để đổi giao diện Firefox

Sau đó mở folder chrome, tạo một file userContent.css rồi copy tất cả đoạn bên dưới vào, sau đó khởi động lại Firefox:

Code:
*, *:before, *:after {
border-radius:unset!important;
box-shadow:unset!important;
text-shadow:unset!important;
text-transform:unset!important;
animation-iteration-count:1!important;
scroll-behavior:unset!important;
moz-animation-iteration-count:1!important;
webkit-animation-iteration-count:1!important;
backdrop-filter:unset!important;
filter:unset!important;
animation-timing-function: step-start !important;
transition-timing-function: step-start !important;
filter:none!important;
text-rendering:none!important;
}

Test thử ở trang này, nếu cục CSS màu xanh lá không chạy animation mà nhảy cóc như hình dưới là thành công: CSS Animations (https://www.w3schools.com/css/css3_animations.asp)

1698590562181.gif
 
Last edited:
Cho mình hỏi: Nếu mình dùng cách copy code của các tay to dán vào file user.js để thay thế cho việc gõ code qua about:config thì có được ko vậy, mục đích sau này sửa code dễ dàng hơn do số lượng các dòng code bên user.js nó ít hơn hẳn (do mình gõ gì vào thì mình kiểm soát được, còn bên prefs.js thì nó gồm cả các code hệ thống trong đó, tìm mù mắt)
Tất nhiên là có thể và nên làm vậy sau khi đã rành về about:config của Firefox để hiểu cách biến các giá trị thành user_pref, cứ hiểu là các giá trị có số hay true/false thì không cần cho nó vào ngoặc kép, còn giá trị dài dài kiểu https://doh3.dns.nextdns.io thi là string thì phải cho vào ngoặc kép.

Code:
user_pref("ui.prefersReducedMotion", 1); //số
user_pref("network.dns.force_waiting_https_rr", false); //đúng/sai
user_pref("network.trr.custom_uri", "https://doh3.dns.nextdns.io"); //chữ

Chỉ có ba dạng căn bản là số (integer), đúng/sai (boolean), chữ (string).

Nó cũng đơn giản, cứ mò chút là thành thạo.
 
Thêm một bài viết nữa về Header Editor (HE) để chỉnh sửa, ở đây mình lấy ví dụ là thêm header Sec-CH-Prefers-Reduced-Motion: "reduce" để hỏi trang web rằng có thể trả lại nội dung web không có animation (nội dung chuyển động).

Thao tác:

    • Đầu tiên cái HE ở #1 nếu chưa làm, đây là một addon rất hay và nhẹ, làm được rất nhiều trò bệnh hoạn.
    • Sau đó click vào biểu tượng HE ở thanh công cụ, chọn Manage
    • Click vào dấu +
    • Thêm y như sau:
1685262571667.png


Để kiểm tra, vào trang này: http://httpbin.org/headers

Thành công nghĩa là sẽ giống thế này "Sec-Ch-Prefers-Reduced-Motion": "\"reduce\"",:

Code:
{
  "headers": {
    "Accept": "text/html,application/xhtml+xml,application/xml;q=0.9,image/avif,image/webp,*/*;q=0.8",
    "Accept-Encoding": "gzip, deflate",
    "Accept-Language": "en-US,en;q=0.5",
    "Host": "httpbin.org",
    "Sec-Ch-Prefers-Reduced-Motion": "\"reduce\"",
    "Upgrade-Insecure-Requests": "1",
    "User-Agent": "Mozilla/5.0 (Windows NT 10.0; Win64; x64; rv:109.0) Gecko/20100101 Firefox/113.0",
    "X-Amzn-Trace-Id": "Root=1-64731088-792597b1153c6c3203c4c7e5"
  }
}

Rất ez, bài viết này mục đích để làm ví dụ khả năng dùng HE để thêm Request Header vào kết nối HTTP/HTTPS, có thể làm nhiều trò như thêm header Authorization để khiến trang web tự động xác thực cho mình và nhiều trò khác.

Còn header Sec-CH-Prefers-Reduced-Motion: "reduce" vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, cơ mà khi thành chính thức và các trang web áp dụng vào sẽ ít bị quấy rối bằng animation nặng nề khiến nóng máy.
 
Có nhiều trang web muốn đến đích cuối cùng để lấy file hoặc thông tin mình cần thì chờ nó đếm từ 60s hoặc 90s mới lấy được nhưng phải ở lại trang web đó nhìn chúng đếm về 0. Hôm trước mình có thấy có bài hướng dẫn có thể rời trang web đó làm việc khác tí quay lại nó tự về 0s (không cần phải ngồi nhìn như thằng tự kỷ), giờ tìm không thấy nữa, xin mọi người hướng dẫn lại
 
Có nhiều trang web muốn đến đích cuối cùng để lấy file hoặc thông tin mình cần thì chờ nó đếm từ 60s hoặc 90s mới lấy được nhưng phải ở lại trang web đó nhìn chúng đếm về 0. Hôm trước mình có thấy có bài hướng dẫn có thể rời trang web đó làm việc khác tí quay lại nó tự về 0s (không cần phải ngồi nhìn như thằng tự kỷ), giờ tìm không thấy nữa, xin mọi người hướng dẫn lại
chắc là cái Prevent Page Visibility | https://voz.vn/t/682181/post-22750000
 
Nhớ lúc trước Global & Local chỉ có 2 cột Allow / Deny thôi sao giờ nó có tới 3 cột lận (xanh lá, xám, đỏ) như hình.
Chắc do lỡ tay bật filterauthormode, có thể tắt đi bằng cách mở popup của uBlock lên bằng cách ấn vào icon trên toolbar, rồi ấn Ctrl 2 lần, hoặc vào Advanced Settings rồi chuyển nó thành false xem sao:

1685286704321.png
 
Sẵn hỏi luôn 3 cột đó nghĩa là gì vậy fen @toi la gay :sosad: ?
Tiện đây mình làm một bài hướng dẫn chi tiết cách sử dụng tính năng gọi là Dynamic Filtering có thể dịch nôm na là Lọc cơ động, trước tiên nếu chưa biết qua tính năng này thì nên đọc bài:

1685289976728.png


Nó chia ra hai cột chủ đạo:
  • Cột bên tay trái: Tắt bật trên toàn bộ trang web (thường là không bao giờ dùng đến trừ khi bạn muốn bật chế độ khổ dâm)
  • Cột bên tay phải: Tắt bật chỉ trên trang đang mở (cái này là cái cần quan tâm)

Ngoài ra khi ấn Ctrl 2 lần khi mở giao diện Lọc cơ động này thì nó sẽ chia ra 3 cột con bên trong:
  • Cột xanh lá: Cho phép, nghĩa là khi chọn nó sẽ khiến các kết nối mà bình thường bị chặn sẽ được du di ngoại lệ
  • Cột ghi: Không làm gì cả
  • Cột đỏ: Chặn, nghĩa là khi chọn nó sẽ chặn kể cả kết nối đã được ngoại lệ trong bộ lọc rồi

Mục đích sử dụng:
  • Mục đích khi dùng là để nhanh chóng xử lý quảng cáo mà không muốn phải đợi bộ lọc cập nhập
  • Hoặc để ép trang web load nhanh hết mức có thể bằng cách chặn đi gần hết nội dung trang web không cần thiết

Thực tế:
  • Ví dụ vào một trang web đọc tiểu thuyết, nghĩa là trang web toàn chữ thì nên chặn hết script, iframe, ảnh.. để trang web tải hết tốc độ
  • Ví dụ những trang tin tức cũng toàn chữ và ảnh, có thể chặn iframe, script để trang web chỉ còn mỗi chữ và ảnh, ví dụ như VnExpress, DanTri...
  • Ví dụ những trang web động, cái mà nó thể hiện rõ ràng nhất là khi tải trang, trang web nó hiện từng phần từng phần một thì không nên chặn script, vì những trang này khả năng lớn nó cần dùng script để hiển thị nội dung
 
Last edited:
Back
Top