Hà Nội: Sĩ tử ôn thi lớp 10, cả tầng chung cư phải 'đi nhẹ, nói khẽ'

thất nghiệp

Senior Member

Tỷ lệ học sinh dự tuyển vào trường THPT công lập ở Hà Nội tăng cao tạo áp lực lớn không chỉ cho thí sinh mà cả gia đình.​

So với các tỉnh thành khác, tại Hà Nội, kỳ thi THPT được đánh giá là khốc liệt hơn bởi năm nay, chỉ 55,7% thí sinh có cơ hội vào lớp 10 công lập. Kỳ thi chuyển cấp trở thành nỗi ám ảnh cho nhiều gia đình, căng thẳng hơn thi đại học.

cang-thang1-641-1826.png


Học sinh Hà Nội. Ảnh minh họa

Gia đình chị Nguyễn Hải Yến (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) có con gái dự thi lớp 10 năm nay. Hằng ngày, ngoài học trên lớp, con gái chị còn tham gia các buổi học thêm. Có những ngày, nữ sinh này phải làm đề, ôn thi tới 2h.

Không khí gia đình lúc nào cũng căng thẳng, chị Yến chia sẻ: “Thời gian này vợ chồng tôi phải 'đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên' không dám nói nhiều sợ ảnh hưởng đến tâm lý con. Để con tập trung ôn thi tốt nhất, không bị làm phiền, chị Yến gửi bé thứ 2 (4 tuổi) sang nhà ông bà ngoại".

Không chỉ vậy, chị Yến ở chung cư vì vậy vào các buổi tối, trẻ thường đùa nghịch ồn ào, đặc biệt giai đoạn này các cháu vừa được nghỉ hè. Để con có không gian yên tĩnh, tập trung ôn thi, chị đã sang nhờ hàng xóm nhắc nhở trẻ giữ yên tĩnh. "Hàng xóm đều thông cảm cho hoàn cảnh của gia đình tôi vì vậy, mọi người đều rất hợp tác, tạo điều kiện hết sức cho con gái tôi ôn thi", chị nói.

Cùng cảnh có con thi vào lớp 10 năm nay, chị Trần Thu Trang (quận Cầu Giấy) cho biết, kỳ thi của con khiến chị mất ngủ nhiều tuần, ăn uống không ngon miệng, sụt cân, hay cáu gắt vô cớ. Chồng chị đưa vợ đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe, bác sĩ chẩn đoán bị rối loạn lo âu.

"Sức học của con bình thường nên sau thời gian lựa chọn, tôi và cháu quyết định đặt nguyện vọng vào trường vừa sức. Tuy nhiên, năm nay trường vừa sức bỗng nhiên tỷ lệ chọi lại tăng cao gấp đôi năm ngoái. Con căng thẳng, tâm trạng mẹ cũng chẳng khá gì hơn", chị nói trong lo âu.

Em Đỗ Mỹ Linh (Hà Nội) đăng ký nguyện vọng vào trường THPT Trung Văn nhưng năm nay tỷ lệ chọi bất ngờ tăng cao. Áp lực tỷ lệ chọi, Linh mất ăn, mất ngủ.
Dù bố mẹ động viên không cần quá lo lắng nhưng bản thân Linh rất khó thoải mái. Ngoài thời gian ăn, ngủ giữ sức khỏe, Linh tập trung ôn tập, hệ thống lại kiến thức các môn thi và nỗ lực làm 5 đề một ngày.

Không khó để bắt gặp cảnh cả nhà "chạy sô" tại các gia đình có con thi vào lớp 10 ở Hà Nội. "Lịch của tôi giờ điều chỉnh theo lịch các lớp học thêm, lớp ôn thi của con trai", chị Minh (Hà Đông) than thở. Giữa 2 ca học không kịp về nhà ăn uống, chị đành mua bánh mì, hộp sữa cho con lấy sức để chạy sang lớp học thêm thứ 2. Hôm nào thầy cô chữa đề, tan học muộn, gần 23h cả hai mẹ con mới về tới nhà.

Sở GD-ĐT Hà Nội ngày 17/5 vừa qua đã công bố số thí sinh đăng ký thi lớp 10 công lập năm học 2023-2024. Trong 117 trường THPT công lập, trường Tiểu học, THCS và THPT Khương Hạ có tỷ lệ chọi cao nhất - 1/3,55, tức cứ bốn thí sinh mới có một em trúng tuyển.

Cũng theo Sở GD-ĐT Hà Nội, năm học 2022 - 2023, dự kiến toàn thành phố có 129.210 học sinh dự xét công nhận tốt nghiệp THCS.

Năm 2023, qua thống kê mới nhất, số lượng học sinh Hà Nội đăng ký thi vào lớp 10 các trường THPT công lập năm học 2023-2024 là gần 105.000 em. Trong khi, số chỉ tiêu tuyển vào các trường THPT khoảng 72.000.

Trừ thêm số học sinh lựa chọn theo học các trường THPT chuyên trực thuộc các trường đại học đóng trên địa bàn thành phố, khoảng 33.000 em còn lại sẽ không có cơ hội vào các trường công lập của Hà Nội. Vì vậy, năm nay, cuộc đua giành một tấm vé vào cổng trường công lập được đánh giá là "nóng" hơn nhiều năm trước.

Cô giáo Lương Thu Thủy - giáo viên trường THCS Trưng Vương (Hà Nội), cho biết, thời gian kỳ thi sắp đến, phụ huynh cần lắng nghe những tâm tư của con, tâm sự, giải tỏa căng thẳng để giúp các em an tâm hơn.

Bản thân phụ huynh cũng không nên căng thẳng, áp lực quá mức có thể ảnh hưởng đến tinh thần các em.

Đối với thí sinh, cô Thủy khuyến cáo, nên lướt lại toàn bộ kiến thức cần thiết cho kỳ thi, có thể xây dựng dưới dạng sơ đồ, sau đó xem phương pháp của mỗi dạng bài, câu hỏi. Bản thân học sinh cần luyện đề tổng hợp, tự mình đánh giá kiến thức và rèn kỹ năng làm bài.

Đặc biệt, các em không nên thức quá khuya để luyện đề. Càng gần ngày thi, các em học sinh cần giữ gìn sức khỏe, tránh tinh thần uể oải, mất thăng bằng dẫn tới căng thẳng, lo âu.
..............................................................................................................................................................................................................
https://zingnews.vn/diem-chuan-thi-vao-lop-10-tai-ha-noi-5-nam-qua-post1434972.html
 
thi tuyển sinh lớp 10 mà có 2 môn toán văn á? Thým ở đâu thi vào thời nào thế? Mình thi hồi 1999 hóc môn đây, 6 môn nhé.
đúng rồi, 91 92 thi có 2 môn ah, trường công đề riêng, trường chuyên đề riêng , đề chuyên đúng khó, có bài hình học ,vẽ theo đề thôi còn sai
huống chi giải câu a ( câu dễ nhất) :big_smile:
 
So với các tỉnh thành khác, tại Hà Nội, kỳ thi THPT được đánh giá là khốc liệt hơn bởi năm nay, chỉ 55,7% thí sinh có cơ hội vào lớp 10 công lập. Kỳ thi chuyển cấp trở thành nỗi ám ảnh cho nhiều gia đình, căng thẳng hơn thi đại học.
Bảo căng hơn thi ĐN thì hơi chém quá đà rồi :go:
 
Hồi những năm 2000-2015 ở HN thi 2 môn thôi

đúng rồi, 91 92 thi có 2 môn ah, trường công đề riêng, trường chuyên đề riêng , đề chuyên đúng khó, có bài hình học ,vẽ theo đề thôi còn sai
huống chi giải câu a ( câu dễ nhất) :big_smile:
Cám ơn 2 thým, thi ít môn sướng thật, mình thi 6 môn ôn thi lòi kèn.
 
Sao tôi thấy chỉ có bọn Châu Á mới có cái trò thi thố trường điểm trường công này nhỉ, ở Tàu, Nhật Hàn cũng vậy luôn thì phải

Xem tv, đọc báo thấy bọn Tây Mỹ thấy chúng nó học phổ thông nhàn vl, lên lớp đều đều, muốn học trường nào thì học, chỉ đến khi vào Đại Học mọi thứ mới thật sự khác biệt, Havard, Yale, Penn trong Ivy League mới gọi là có thực lực thì vào được

À quên, tùy trường hợp vào được Ivy, nếu là mọi đen niggas có điểm số ngang hoặc gần bằng với mọi vàng thì được ưu tiên vào trước, sau đó đến mọi trắng, mọi mễ và cuối cùng mọi vàng là thành phần dễ bị reject nhất, dù điểm số thành tích ko thua bọn mọi kia
 
Xưa tôi thi 4 môn: Toán Văn Anh với 1 môn công bố cuối tháng 4, năm tôi là Lý thì phải. (HCM 2004).

Thi vào top 10 THPT công lập thời đó nói thật, không khó lắm (cỡ 50/60 là đủ) nhưng quan trọng là khúc chọn nguyện vọng, chọn ngu thì ăn cớt.

Còn chuyên PTNK, LHP là câu chuyện khác

Sent from Google Pixel 6 using vozFApp
 
Sao tôi thấy chỉ có bọn Châu Á mới có cái trò thi thố trường điểm trường công này nhỉ, ở Tàu, Nhật Hàn cũng vậy luôn thì phải

Xem tv, đọc báo thấy bọn Tây Mỹ thấy chúng nó học phổ thông nhàn vl, lên lớp đều đều, muốn học trường nào thì học, chỉ đến khi vào Đại Học mọi thứ mới thật sự khác biệt, Havard, Yale, Penn trong Ivy League mới gọi là có thực lực thì vào được

À quên, tùy trường hợp vào được Ivy, nếu là mọi đen niggas có điểm số ngang hoặc gần bằng với mọi vàng thì được ưu tiên vào trước, sau đó đến mọi trắng, mọi mễ và cuối cùng mọi vàng là thành phần dễ bị reject nhất, dù điểm số thành tích ko thua bọn mọi kia
Văn hóa khác biệt thôi. Chưa kể bọn tây nó phân hóa từ bậc phổ thông rồi, thằng nào ngu hay không thích học thì hết lớp 10 vào trường nghề (số lượng rất nhiều, chứ không như bên mình là khá ít so với bọn học lên tiếp).
 
Sao tôi thấy chỉ có bọn Châu Á mới có cái trò thi thố trường điểm trường công này nhỉ, ở Tàu, Nhật Hàn cũng vậy luôn thì phải

Xem tv, đọc báo thấy bọn Tây Mỹ thấy chúng nó học phổ thông nhàn vl, lên lớp đều đều, muốn học trường nào thì học, chỉ đến khi vào Đại Học mọi thứ mới thật sự khác biệt, Havard, Yale, Penn trong Ivy League mới gọi là có thực lực thì vào được

À quên, tùy trường hợp vào được Ivy, nếu là mọi đen niggas có điểm số ngang hoặc gần bằng với mọi vàng thì được ưu tiên vào trước, sau đó đến mọi trắng, mọi mễ và cuối cùng mọi vàng là thành phần dễ bị reject nhất, dù điểm số thành tích ko thua bọn mọi kia
Vì nước nó giàu. Tích lũy tư bản bao năm.
Đẻ ở vạch đích rồi cứ tàng tàng mà học thôi.
Thiếu thốn gì đâu học cho cố làm chi :doubt:
 
Back
Top