Người làm phim Việt tiếc nhìn Thái Lan thu triệu đô từ điện ảnh

Julia.Roberts

Junior Member

Chỉ trong nửa đầu năm 2023, Thái Lan là phim trường của 222 phim nước ngoài, thu 52 triệu USD. Ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam đang ở đâu? Chúng ta thiếu gì để chưa là điểm đến của các đoàn phim quốc tế?​


Tom Cruise từng muốn quay phim ở Việt Nam nhưng không thành    - Ảnh: Variety
https://cdn.tuoitre.vn/471584752817336320/2023/7/3/tom-cruise-1688352071741381595851.jpg



Tom Cruise từng muốn quay phim ở Việt Nam nhưng không thành - Ảnh: Variety

"Đọc tin đó tôi chỉ có thể nói rằng tiếc và xót cho Việt Nam" - nhà sản xuất Trần Thị Bích Ngọc, với kinh nghiệm tham gia nhiều đoàn phim quốc tế tại Việt Nam, nói với Tuổi Trẻ về thông tin Thái Lan thu 52 triệu USD.

Còn ông Bùi Hoài Sơn, ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, nhận định:

"Tin tức này khiến chúng ta vừa ngưỡng mộ nước bạn vừa sốt ruột cho sự phát triển của điện ảnh nước nhà, đặc biệt là sau khi Luật Điện ảnh (sửa đổi) vừa được ban hành tạo hành lang thông thoáng cho sự phát triển điện ảnh nói chung, hợp tác làm phim với nước ngoài nói riêng".

Tiếc và xót​

Con số 52 triệu USD (hơn 1.226 tỉ đồng), trong mắt nhà sản xuất Trần Thị Bích Ngọc, là chưa thể hiện hết mối lợi mà Thái Lan thu về nhờ làm phim trường quốc tế.

Theo thông tin từ bạn bè ngành phim của chị Ngọc ở Thái Lan, nước này có thể thu hơn 100 triệu USD (hơn 2.350 tỉ đồng, theo thống kê chưa đầy đủ) mỗi năm từ hoạt động này.

Nhưng lợi ích lớn và lâu dài hơn còn nằm ở yếu tố giúp cho đội ngũ làm phim bản địa của Thái Lan luôn tiệm cận trình độ quốc tế. Chính trình độ ấy sẽ là nền tảng cho một nền điện ảnh vững mạnh.

Ông Bùi Hoài Sơn, ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội
Ông Bùi Hoài Sơn, ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội

Ngoài việc mở rộng cửa đón các đoàn phim từ cả thế giới, Thái Lan còn có nhiều chính sách ưu đãi.

Theo ông Bùi Hoài Sơn, Thái Lan đã đi trước chúng ta ở nhiều ưu đãi đối với dịch vụ làm phim nước ngoài.

Điều quan trọng là họ có những quy định hết sức cụ thể, có thể đọc và hiểu được ngay, vận dụng được luôn.

Chẳng hạn, từ năm 2011, Chính phủ Thái Lan thông qua chính sách cho phép diễn viên nước ngoài tham gia quay phim ở Thái Lan được miễn thuế thu nhập, hoàn 30% tiền mặt cho các hãng phim nước ngoài chi tiêu 50 - 100 triệu baht để sản xuất phim tại Thái Lan, hoàn tiền mặt tương đương 15% trên mỗi 50 triệu baht (1,5 triệu USD) mà các đoàn làm phim nước ngoài chi tiêu để quay phim tại Thái Lan.

Mức hoàn tiền mặt sẽ tăng thêm 5% nếu các hãng phim nước ngoài thuê nhân viên người Thái Lan, đặc biệt là các vị trí quan trọng liên quan đến sáng tạo (như nhạc sĩ, họa sĩ, thiết kế phục trang...).

Hoặc cũng nhận được thêm 5% nếu phim quảng bá văn hóa Thái Lan hay quay phim ở các tỉnh du lịch ít tên tuổi hơn.

Khoản hoàn tiền mặt cho các hãng phim nước ngoài được giới hạn tối đa ở mức 75 triệu baht. Đến nay, những ưu đãi này còn được nâng cao hơn nữa.

Bà Rachada Dhnadirek, phó phát ngôn viên Chính phủ Thái Lan, từng khẳng định với Bangkok Post rằng đây là những bước tiến nhằm củng cố "sức mạnh mềm" của Thái Lan như một phim trường quốc tế ở khu vực Đông Nam Á.

Nhà sản xuất phim Trần Thị Bích Ngọc với đạo diễn Oliver Stone (trái) và Phillip Noyce (phải) khi hai đạo diễn này chọn cảnh và quay phim ở Việt Nam - Ảnh: NVCC
Nhà sản xuất phim Trần Thị Bích Ngọc với đạo diễn Oliver Stone (trái) và Phillip Noyce (phải) khi hai đạo diễn này chọn cảnh và quay phim ở Việt Nam - Ảnh: NVCC

Theo nhà sản xuất phim Trần Thị Bích Ngọc, nhìn từ thực tế các đoàn phim quốc tế tại Việt Nam mà chị từng tham gia hoặc biết đến, Việt Nam cũng có các nhân sự đảm trách những công việc quan trọng trong các đoàn phim nước ngoài lớn như Đông Dương (Indochine), Người Mỹ trầm lặng (The Quiet American).

Tuy nhiên, gần đây nhân sự người Việt hầu như chỉ làm những công việc bưng bê phụ trợ. Có những đoàn phim quốc tế đến Việt Nam khảo sát nhiều lần, khi khảo sát họ sử dụng nhân sự Việt.

Vậy mà đến khi chính thức quay phim, họ mang sang khoảng 300 nhân sự từ Thái Lan, thậm chí có đoàn phim còn mang kế toán từ Thái Lan để đảm bảo trình độ, sự ăn khớp.

Đến Tom Cruise cũng "bó tay"​

Ông Bùi Hoài Sơn lấy ví dụ những cơ hội bị bỏ lỡ với các tên tuổi lớn như Tom Cruise, Hãng phim Marvel và đạo diễn Oliver Stone.

Cách đây 5 năm, tài tử nổi tiếng thế giới Tom Cruise muốn đến Hội An quay một cảnh phim có chi tiết đuổi bắt trên nóc các ngôi nhà cổ.


Nhà chức trách phía Việt Nam đòi hỏi có kịch bản. Phía Tom Cruise nói không có, chỉ có ý tưởng, cốt truyện như vậy. Thế là bộ phim không có cách nào được quay ở Việt Nam.
Hãng Marvel cũng từng định quay một cảnh flycam cho một phim siêu anh hùng ở Việt Nam. Phía Việt Nam cũng đề nghị có kịch bản, hai bên không nhất trí được dẫn đến ý định này không thành.

Bên cạnh đó còn nhiều rắc rối liên quan đến các thiết bị tạm nhập, tái xuất để phục vụ các cảnh quay ở Việt Nam khác.

“Bom tấn” Fast & Furious 9 quay ở Krabi và Phuket của Thái Lan - Ảnh: Universal
“Bom tấn” Fast & Furious 9 quay ở Krabi và Phuket của Thái Lan - Ảnh: Universal

Còn Oliver Stone, đạo diễn hai bộ phim đoạt giải Oscar là Sinh ngày mùng 4 tháng 7 (Born on the Fourth of July) và Trung đội (Platoon), từng muốn sang Việt Nam làm phim Trời và Đất (Heaven & Earth).

Năm 1992, khi làm việc với lãnh đạo Bộ Văn hóa - Thông tin, Oliver Stone đưa ra kịch bản chi tiết, lãnh đạo bộ lúc đó đề nghị sửa kịch bản trong đó có chi tiết "nhạy cảm" nhưng Oliver Stone từ chối. Và kết quả là phim không quay ở Việt Nam mà quay ở Bangkok và Phuket của Thái Lan.

Đưa ra các ví dụ đó trong quá khứ, ông Sơn nhấn mạnh Luật Điện ảnh hiện hành của Việt Nam đã dành riêng điều 41 để quy định về chế độ ưu đãi đối với tổ chức nước ngoài sử dụng dịch vụ sản xuất phim tại Việt Nam.​

Theo đó, các tổ chức này được ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Đồng thời chúng ta cũng cởi mở hơn trong các điều kiện trong điều 13 về hoạt động sản xuất phim tại Việt Nam, nhất là ở thủ tục cấp phép và chỉ cần cung cấp kịch bản tóm tắt, kịch bản chi tiết các cảnh quay ở Việt Nam.

"Như vậy, so với Thái Lan, các ưu đãi của Việt Nam chưa được cụ thể trong Luật Điện ảnh (sửa đổi) và cần có quy định chi tiết ở các luật khác, nhất là Luật Thuế, để có thể đi được vào thực tiễn cuộc sống.

Tôi hy vọng rằng khi chúng ta sửa các văn bản pháp luật có liên quan như thuế, đất đai, quản lý sử dụng tài sản công, đối tác công tư, những vấn đề liên quan đến văn hóa, nghệ thuật nói chung, điện ảnh nói riêng, hay cụ thể hơn nữa là hợp tác làm phim với nước ngoài sẽ được thể hiện một cách cụ thể, từ đó tạo môi trường thông thoáng để chúng ta có thể làm được như Thái Lan khi thúc đẩy hoạt động này tạo động lực phát triển đất nước", ông Sơn nêu ý kiến.

https://tuoitre.vn/nguoi-lam-phim-v...hu-trieu-do-tu-dien-anh-20230703095328423.htm
 
af411d2ac4357c321112e92432af1655.jpg
 
cần éo gì tư bản, mình cứ sòng phẳng sợ moẹ gì chúng, cuối năm ra cái văn bản nền điện ảnh phát triển là xong, hôm trước tivi vừa khoe văn hoá nghệ thuật VN mang doanh thu cả trăm tỏi, vài ba bộ phim tây lông thua văn bản hết
 
lũ Thái dúi ảo tưởng mình là số 1 ĐNA à. phim Việt Nam Trấn Thành làm trùm thế giới đây. đem đi tranh cử oscar đàng hoàng nhé. nội trong năm nay hoặc năm sau sẽ đạp đầu từng thằng để làm trùm thế giới về môn nghệ thuật thứ 7.
 
Theo nhà sản xuất phim Trần Thị Bích Ngọc, nhìn từ thực tế các đoàn phim quốc tế tại Việt Nam mà chị từng tham gia hoặc biết đến, Việt Nam cũng có các nhân sự đảm trách những công việc quan trọng trong các đoàn phim nước ngoài lớn như Đông Dương (Indochine), Người Mỹ trầm lặng (The Quiet American).

Tuy nhiên, gần đây nhân sự người Việt hầu như chỉ làm những công việc bưng bê phụ trợ. Có những đoàn phim quốc tế đến Việt Nam khảo sát nhiều lần, khi khảo sát họ sử dụng nhân sự Việt.

Vậy mà đến khi chính thức quay phim, họ mang sang khoảng 300 nhân sự từ Thái Lan, thậm chí có đoàn phim còn mang kế toán từ Thái Lan để đảm bảo trình độ, sự ăn khớp.

Cái hồi Người Mỹ trầm lặng đến VN quay, nhiều người làm nghề ở VN, có cả một đạo diễn cũng có tiếng lúc đó, cũng xung phong đăng ký tham gia, chấp nhận làm mấy công việc "bưng bê phụ trợ" để được ở trong đoàn mà học cách làm phim của họ. Ngày xưa có nhiều người tâm huyết và đam mê với nghề lắm, nên có cơ hội tham gia đoàn làm phim Mỹ, dù là công việc không tên, họ cũng vui. Ngày xưa thôi.
 
Người trẻ, có tài, họ được đặt vào vị trí, với 1 cơ chế thông thoáng, thì làm việc gì cũng thành, cũng nhanh. Hiện tại Vietnam đang để mở cho bộ phận tư nhân phát triển tự do và thực tế đang phát triển cực nhanh là nhờ điều đó. Nhìn vào các movie ca nhạc của Việt Nam, nếu là 15 năm trở về trước thì cực kì kém và nhạt nhẽo, nhưng hiện nay thì ngành công nghiệp âm nhạc của Việt Nam đã phát triển vượt bậc, sản xuất các sản phẩm âm nhạc kể cả movie âm nhạc chất lượng, sự bài bản và công phu cảm thấy không còn thua kém Thế giới là bao. Đấy là 1 biểu hiện của sự phát triển vượt bậc khi có được sự tự do để phát triển.

Ngược lại, khối ngành nhà nước quản lý, cơ chế nó thòng lọng, lãnh đạo thì lớn tuổi, vừa muốn an toàn, lại thu nhập ít ỏi, ai dám nghĩ dám làm, làm gì cũng phải xem chủ trương, quyền hạn, luật, chưa nói đến nguồn lực tài chính thì bị giới hạn bởi các barem đã lạc hậu. Thu nhập của 1 người nghệ sĩ biên chế cũng như bao người lao động, tính theo hệ số lương, cứ cho tăng 40% 50% so với cách đây 15 năm, nhưng thực tế không biết có đủ lấp khoản trượt giá? chứ thực tế mức sống sau chừng ấy năm có khi thay đổi gấp 5 gấp 10.

Thành ra khối lĩnh vực công vẫn cứ ì ạch, người nào cũng phải chân trong chân ngoài để có nguồn thu nhập khác. Thành ra cái nguồn lực và trí tuệ của con người nó không dành cho sự phát triển cho khối lĩnh vực công, và 1 vòng luẩn quẩn.


Mọi việc chỉ có thể thay đổi khi cởi trói được thể chế, cải cách lại toàn bộ nền tảng và kiến trúc của quản lý công theo hướng đánh giá được đúng năng suất lao động và trả đúng mức để người lao động cảm thấy đáng để cống hiến sức lực và trí tuệ thay vì phải chân trong chân ngoài rồi làm ba cái trò tham nhũng vặt. Nhìn vào câu chuyện mà đại biểu quốc hội chia sẻ về việc nhân viên hành chính công ở Thái Lan lương trung bình 58 củ, ở Malay 29 củ còn ở Vietnam 10 củ là hiểu rõ câu chuyện. Người nhận lương 10 củ đương nhiên họ sẽ cống hiến tương xứng mức 10 củ. Họ vẫn phải kiếm đủ 20 30 củ / tháng để đủ sống, 10 củ tiền lương còn 20 củ từ đâu thì mỗi người tự suy diễn.
 
Người trẻ, có tài, họ được đặt vào vị trí, với 1 cơ chế thông thoáng, thì làm việc gì cũng thành, cũng nhanh. Hiện tại Vietnam đang để mở cho bộ phận tư nhân phát triển tự do và thực tế đang phát triển cực nhanh là nhờ điều đó. Nhìn vào các movie ca nhạc của Việt Nam, nếu là 15 năm trở về trước thì cực kì kém và nhạt nhẽo, nhưng hiện nay thì ngành công nghiệp âm nhạc của Việt Nam đã phát triển vượt bậc, sản xuất các sản phẩm âm nhạc kể cả movie âm nhạc chất lượng, sự bài bản và công phu cảm thấy không còn thua kém Thế giới là bao. Đấy là 1 biểu hiện của sự phát triển vượt bậc khi có được sự tự do để phát triển.

Ngược lại, khối ngành nhà nước quản lý, cơ chế nó thòng lọng, lãnh đạo thì lớn tuổi, vừa muốn an toàn, lại thu nhập ít ỏi, ai dám nghĩ dám làm, làm gì cũng phải xem chủ trương, quyền hạn, luật, chưa nói đến nguồn lực tài chính thì bị giới hạn bởi các barem đã lạc hậu. Thu nhập của 1 người nghệ sĩ biên chế cũng như bao người lao động, tính theo hệ số lương, cứ cho tăng 40% 50% so với cách đây 15 năm, nhưng thực tế không biết có đủ lấp khoản trượt giá? chứ thực tế mức sống sau chừng ấy năm có khi thay đổi gấp 5 gấp 10.

Thành ra khối lĩnh vực công vẫn cứ ì ạch, người nào cũng phải chân trong chân ngoài để có nguồn thu nhập khác. Thành ra cái nguồn lực và trí tuệ của con người nó không dành cho sự phát triển cho khối lĩnh vực công, và 1 vòng luẩn quẩn.


Mọi việc chỉ có thể thay đổi khi cởi trói được thể chế, cải cách lại toàn bộ nền tảng và kiến trúc của quản lý công theo hướng đánh giá được đúng năng suất lao động và trả đúng mức để người lao động cảm thấy đáng để cống hiến sức lực và trí tuệ thay vì phải chân trong chân ngoài rồi làm ba cái trò tham nhũng vặt. Nhìn vào câu chuyện mà đại biểu quốc hội chia sẻ về việc nhân viên hành chính công ở Thái Lan lương trung bình 58 củ, ở Malay 29 củ còn ở Vietnam 10 củ là hiểu rõ câu chuyện. Người nhận lương 10 củ đương nhiên họ sẽ cống hiến tương xứng mức 10 củ. Họ vẫn phải kiếm đủ 20 30 củ / tháng để đủ sống, 10 củ tiền lương còn 20 củ từ đâu thì mỗi người tự suy diễn.
Bớ mod :ah: :ah: :ah:
 
vừa cấm phim barbie xong sủa câu này
anh so sánh vớ vẩn, phim đấy là quay ở nước ngoài nhưng có yếu tố chủ quyền nên bị cấm, còn cái ta đang nói đến là ' CƠ CHẾ', ở VN anh làm cái gì cũng phải xin dc cơ chế, nếu éo có cơ chế thì chả làm cái gì dc, ví dụ rào cản ở đây là đòi kịch bản, mấy thằng tóc bạc, đạo diễn quèn đòi kịch bản của các đạo diễn lớn, diễn viên lớn của Mĩ, làm éo gì có trình độ, chữ tiếng anh cũng éo biết mà đòi đọc kịch bản
 
Cho lũ ngoại đạo vô quay cả năm dc nhọc 1k tỷ, chỉ hơn Thành cry + Lý hải tí chứ mấy xu đâu
Ko chịu thì đứng sang 1 bên cho thằng khác quay
 
Cách đây 5 năm, tài tử nổi tiếng thế giới Tom Cruise muốn đến Hội An quay một cảnh phim có chi tiết đuổi bắt trên nóc các ngôi nhà cổ.


Nhà chức trách phía Việt Nam đòi hỏi có kịch bản. Phía Tom Cruise nói không có, chỉ có ý tưởng, cốt truyện như vậy. Thế là bộ phim không có cách nào được quay ở Việt Nam.
Hãng Marvel cũng từng định quay một cảnh flycam cho một phim siêu anh hùng ở Việt Nam. Phía Việt Nam cũng đề nghị có kịch bản, hai bên không nhất trí được dẫn đến ý định này không thành.

Bên cạnh đó còn nhiều rắc rối liên quan đến các thiết bị tạm nhập, tái xuất để phục vụ các cảnh quay ở Việt Nam khác.
Đọc đoạn này đi các thím. Quảng bá miễn phí cũng éo biết tận dụng. Chỉ lo làm cái.....

Sent from Google Pixel 3a XL using vozFApp
 
đến đạo diễn trong nước còn bị củ hành bởi khái niệm thuần phong mĩ tục nữa là, về cơ bản chưa bao giờ có hi vọng điện ảnh hay quảng bá hình ảnh xứ này
 
Back
Top