kiến thức Tổng hợp những addon chất cho Firefox / Chromium

Bác cho m hỏi chút nhỉ. Cái đưa cache lên ram ấy, nếu nó tốt vậy thì sao ng ta k mặc định như vậy đi. Nó phải có nhược điểm gì chứ bác?. Hay ng ta sợ ram ng dùng bé?
Chính xác thì nó cũng có 1 số bất cập khi mà lưu cache trên ram thì 1 là tốn ram(tất nhiên) khi đa số máy phổ thông chỉ 8gb ram thôi. Và lưu cache trên ram sẽ bị xoá cache sau khi tắt hay reset máy. chắc có vậy thôi
Omd40Mz.png
 
Chính xác thì nó cũng có 1 số bất cập khi mà lưu cache trên ram thì 1 là tốn ram(tất nhiên) khi đa số máy phổ thông chỉ 8gb ram thôi. Và lưu cache trên ram sẽ bị xoá cache sau khi tắt hay reset máy. chắc có vậy thôi
Omd40Mz.png
Xoá xache thì nó ảnh hưởng ntn bác?
 
Xoá xache thì nó ảnh hưởng ntn bác?
Thì bình thường nếu bạn vào một trang web và xem một bức ảnh, sau một năm trời bạn quay lại trang web đó thì bức ảnh load ngay lập tức do nó được lưu vào ổ đĩa, nhưng khi để cache ở RAM thì phép lạ đó không còn nữa.

Cache vô cùng an toàn, thích sửa xóa phá kiểu gì cũng không gây ảnh hưởng, nhưng cache ở ổ đĩa mà nhiều quá có thể trở thành ma trận với hàng nghìn tỉ file và thư mục khiến việc truy xuất cache chậm (nếu là HDD), hoặc cũng hại tuổi thọ (nếu là SSD).

Nếu bạn muốn chiêm ngưỡng ma trận cache thì có thể nhờ @haidangtuebatree rồi cho bạn xem thư mục cache.
 
Tiếp tục là là một hướng dẫn nữa về Header Editor (HE): Sử dụng HE để ép ảnh ọt cache vĩnh cữu như BetterCache
Nếu bạn đã dùng Firefox lâu đời từ hồi Firefox 3 thì có một addon huyền thoại hồi bất giờ được gọi là BetterCache, addon này dù cho trang web cố tình không cho ảnh/video được cache nó vẫn ép cho ảnh/video được cache vĩnh cửu vào ổ đĩa, mà sau đó người dùng Firefox có thể sử dụng CacheBrowser để thu thập cache lấy những bức ảnh hay video mà trang web hoàn toàn cấm tải về.

Addon trên hiện đã chết.

Tuy nhiên thật may HE đã được sinh ra đời và hoàn toàn có thể thay thế addon này, thì đầu tiên mình cần bổ túc kiến thức về cache trình duyệt web, trình duyệt web cache ra làm sao ? Bởi mình luôn viết trên tinh thần hiểu sâu và dễ hiểu, chứ không để tồn tại khúc mắc gì cả.

Trình duyệt web sau khi kết nối với trang web, trang web trả về một bức ảnh thì trang web hoàn toàn có quyền ép trình duyệt cache cái ảnh đó hoặc không với HTTP Response Header Cache-Control (không nhắc tới Expires, Etag vì Cache-Control chiếm quyền cao nhất), nếu là no-store thì kể cả file ảnh hoàn hảo cho việc cache thì trình duyệt vẫn bỏ mứa nó, còn nếu max-age quá thấp kiểu max-age=123 thì file ảnh sẽ chỉ được cache trong 123 giây, tất cả những sai lầm trên vẫn đang được các lập trình web gây hàng ngày, và với HE ta có thể sửa lại sai lầm của họ mà không cần phải hỏi ý kiến của họ.

Cách thức thực hiện, nói chung hiện tại do chưa có thời gian nên mình chỉ kiếm được trang này mà lập trình web không hề cho trình duyệt cache ảnh: https://mangakatana.com/manga/namae-no-nai-kaibutsu.23302/c1

Cache-Control https://i5.mangakatana.com/token/aa7640f8601024563960r%3At%3A722.10np2p-3c1r0w%3Ar%3A198%3A9q6s01339r0/0.jpg trả về ngu học must-revalidate, post-check=0, pre-check=0 khiến trình duyệt không cache được.

Vậy sửa sao ? Header Editor -> Tạo một rule mới:

  • Name: Better Cache
  • Modify Response Header
  • Regular Expression
  • Match: ^.*?(?:mangakatana.com/token/)
  • Header: Cache-Control
  • Value: max-age=31536000, s-maxage=31536000, immutable

Nghĩa là khiến cache được lưu vĩnh cửu (31536000), bất biến (immutable) nên không bao giờ xác thực. Thêm tùy ý bằng cách sửa phần Match nhé, thêm | rồi thêm trang web.

Vào lại trang web F5 vài lần sẽ thấy cache được lưu vĩnh cửu, nếu vào about:cache hay có Cache Browser có thể chiết xuất cache ảnh ra lưu lại hàng loạt vì thực tế nó ở ổ đĩa của mình vĩnh cửu rồi, sớm muộn nó cũng là của mình.

Cực hiệu quả khi dùng cache ổ đĩa nhé, cache RAM thì không quan tâm đâu.
 
Cho phép cors nghe có vẻ mất an toàn nhỉ.
CORS thì chỉ nên cho phép khi cần thiết, ví dụ các Userscript cần tải dữ liệu qua XmlHttpRequest thì mình cứ tự thêm thủ công thôi dùng All kể ra nguy hiểm vì ở đây có hai nguy cơ:
  • Lỗi web
  • Mất đi lớp bảo vệ mà trang web tạo cho mình, ví dụ sẽ làm sao khi trang web ất ơ nào đó thử gọi XHR vào accounts.google.com để làm điều mờ ám, ví dụ dùng API để lấy email, đây chỉ là ví dụ thực tế tất nhiên sẽ không hoạt động
Bởi CORS là cách trang web và trình duyệt xác thực với nhau là cái liên kết này có được phép tải qua XHR hay không, nếu có trang web trả về Access-Control-Allow-Orgin: *, còn nếu trang web không trả về thì trình duyệt sẽ không tải.

Thực tế thì khi dùng addon hay native thì họ bao hết khoản CORS rồi, như các addon dịch online (TWP/Linguist).

Ngoài ra CSP cũng có tác dụng bảo vệ mình, cơ mà cái này là trang web hoàn toàn định đoạt, trang web nói sao trình duyệt làm theo chứ không có khoản xác thực như CORS. Dễ hiểu nhất thì CSP chính là Firewall của trang web, nó sẽ cho phép tranh ảnh/video/script từ trang này trang kia và chặn hết phần còn lại.
 
Last edited:
Tiện Cho m hỏi chút với ạ. Ở trên androids thì các bác dùng cái gì để chặn các post suggested và sponsored trên fb vậy?. Mình thử dùng bộ lọc ethan ở trên nhưng nó k chặn được các post suggested, sponsored thì k thấy nữa rồi.
 
Back
Top