Sự sống trên Trái đất có thể không tồn tại nếu thiếu sao Mộc

MasterchiefsReborn

Senior Member
https://laodong.vn/the-gioi/su-song-tren-trai-dat-co-the-khong-ton-tai-neu-thieu-sao-moc-1237206.ldo

Hành tinh khí khổng lồ ở rìa của Hệ Mặt trời được cho là “người bảo vệ” của các hành tinh bên trong.

Các nhà khoa học đã ghi nhận một vụ va chạm mới giữa sao Mộc và thiên thể từ vành đai tiểu hành tinh bên ngoài Hệ Mặt trời.

Vụ va chạm xảy ra vào ngày 29.8 vừa qua, khi một tài khoản được liên kết với dự án Kính viễn vọng tự động có tổ chức dành cho khảo sát sự kiện tình cờ (OASES) và hệ thống Camera quan sát hành tinh dành cho khảo sát thoáng qua quang học (PONCOTS) đã đăng về sự kiện trên X, cảnh báo về một tia sáng quan sát được trong bầu khí quyển của Sao Mộc.

Trang web Nhật ký hành tinh MASA sau đó đã chia sẻ đoạn phim cho thấy một luồng ánh sáng ngắn phát ra từ Sao Mộc có liên quan đến một vụ va chạm rõ ràng với sao chổi hoặc tiểu hành tinh.

Một quan sát độc lập khác được thực hiện bởi một nhà thiên văn nghiệp dư người Trung Quốc ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, cho thấy một tia sáng lóe lên ở cùng một vị trí trên bầu khí quyển dày đặc, hỗn loạn của Sao Mộc.

“Khi tôi thức dậy vào buổi sáng và mở X, tôi thấy thông tin về một tia sáng kỳ lạ trên bề mặt Sao Mộc. Tối hôm đó, khi tôi kiểm tra video về thời điểm tương ứng, tôi thấy một tia sáng. Tôi rất may mắn khi chụp được hiện tượng này khi nó xảy ra”, chủ tài khoản MASA cho biết.

Theo các nhà khoa học, sao Mộc thường xuyên phải hứng chịu các cuộc tấn công của những tiểu hành tinh từ bên ngoài Hệ Mặt trời, và đó cũng là lý do nó quan trọng với sự sống trên Trái đất.

Sao Mộc ảnh hưởng thế nào tới Hệ Mặt trời?

Sao Mộc hay Mộc Tinh là hành tinh thứ năm tính từ Mặt Trời và là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Nó là hành tinh khí khổng lồ với khối lượng bằng một phần nghìn của Mặt Trời nhưng bằng hai lần rưỡi tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời cộng lại.

Sự hiện diện của Sao Mộc và Sao Thổ trong hệ mặt trời được cho là đã gián tiếp giúp sự sống trên Trái đất phát triển. Hành tinh khí khổng lồ này được coi là có vai trò lớn trong việc bảo vệ các hành tinh bên trong Hệ Mặt trời khỏi các tiểu hành tinh và sao chổi bằng cách thu hút và hấp thụ các tác động, như là một tấm khiên di động bảo vệ Hệ Mặt trời khỏi bị các tiểu hành tinh bắn phá.

Sao Mộc thường xuyên trải qua các vụ va chạm vũ trụ do lực hấp dẫn mạnh mẽ và nằm gần vành đai tiểu hành tinh của Hệ Mặt trời. Đáng chú ý nhất là các mảnh vỡ của sao chổi Shoemaker-Levy 9 đã va chạm với Sao Mộc vào năm 1994, để lại những tổn thương trong bầu khí quyển mà các nhà thiên văn học có thể nhìn thấy trong nhiều tháng sau đó.

.........
 
Trái đất và Mộc tinh cách nhau xa như vậy thì Mộc Tinh che chắn kiểu gì. Thiên thạch nó rơi vào hành tinh nào thì hành tinh đó chịu chứ làm gì có đứa nào che cho đứa nào
Trọng lực của Jupiter rất khủng nhé fen
Nó khủng đến mức cứ 100k năm nó kéo giãn quỹ đạo của Earth quanh mặt trời thành hình bầu dục, siêu méo, tạo ra kỉ băng hà cứ 100k năm 1 lần đó :smile:
 
Quy mô của vũ trụ thật đáng kinh ngạc.

Chỉ cần lấy Dải Ngân hà mà chúng ta quen thuộc làm ví dụ, đường kính của nó khoảng 100.000 năm ánh sáng, chứa hàng chục tỷ ngôi sao và vô số hành tinh.

Và trong vũ trụ có vô số thiên hà tương tự như Dải Ngân hà, mỗi thiên hà chứa hàng trăm triệu ngôi sao và hành tinh.

Sent from Samsung SM-N9600 using vozFApp
 
Quy mô của vũ trụ thật đáng kinh ngạc.

Chỉ cần lấy Dải Ngân hà mà chúng ta quen thuộc làm ví dụ, đường kính của nó khoảng 100.000 năm ánh sáng, chứa hàng chục tỷ ngôi sao và vô số hành tinh.

Và trong vũ trụ có vô số thiên hà tương tự như Dải Ngân hà, mỗi thiên hà chứa hàng trăm triệu ngôi sao và hành tinh.

Sent from Samsung SM-N9600 using vozFApp

Ù ôi, giờ mới biết đấy :ah:
 
1/1000 khối lượng mặt trời mà bảo vệ trái đất được à?
Thế số lượng thiên thể bị mặt trời hút vào thì sao?
thiên thạch ở ngoài vũ trụ trước khi hướng vào Sun sẽ bị Jupiter và Saturn làm chệch quỹ đạo trước nhé
thường thì thiên thạch còn lại trong hệ mặt trời tới ngày nay đều nằm trong vành đai ở giữa Mars và Jupiter, chúng bị Jupiter níu kéo giam cầm ở đây

InnerSolarSystem-en.png
 
Trọng lực của Jupiter rất khủng nhé fen
Nó khủng đến mức cứ 100k năm nó kéo giãn quỹ đạo của Earth quanh mặt trời thành hình bầu dục, siêu méo, tạo ra kỉ băng hà cứ 100k năm 1 lần đó :smile:
Nghe hay quó hò, nghe chém gió mà đâu ai biết rằng đại dương ngay cạnh chúng ta mà trình độ lẹt đẹt chỉ mới khám phá được có 5% :adore:
Bởi làm gì cũng cần chém gió để nghe sướng rơn tai, giật giật cả cửa mình, kể cả vũ trụ học nhé :beauty:

via theNEXTvoz for iPhone
 
moá hồi bé đi học sgk nó viết sao mộc là hành tinh khí khổng lồ, các hành tinh khác chả viết rõ gì làm mình cứ nghĩ đám thiên vương hải vương cũng đặc ruột chứ
 
moá hồi bé đi học sgk nó viết sao mộc là hành tinh khí khổng lồ, các hành tinh khác chả viết rõ gì làm mình cứ nghĩ đám thiên vương hải vương cũng đặc ruột chứ
Jupiter và Saturn có thể đặc ruột, với lõi Hydro Kim loại, đại dương Hydro lỏng khổng lồ. Vệ tinh của Jupiter và Saturn nhiều cái có bề mặt là băng đá, biển nước muối hoặc biển hydrocarbon lỏng khổng lồ, trữ lượng nước còn lớp gấp hàng ngàn lần trái đất.
các hành tinh còn lại thường là đại dương Hyrdo lỏng, có thể có lõi rock cứng ở trong.
 
Last edited:
theo hiệu ứng cánh bướm thì, sự sống trên trái đất có thể không tồn tại nếu thiếu sao mộc, sao hoả, sao thổ, sao kim, sao thuỷ, sao x sao y sao z :byebye:
 
theo hiệu ứng cánh bướm thì, sự sống trên trái đất có thể không tồn tại nếu thiếu sao mộc, sao hoả, sao thổ, sao kim, sao thuỷ, sao x sao y sao z :byebye:
chính xác là sẽ chậm hơn thôi, vì ko có Jupiter thì thiên thạch cỡ lớn đâm vào như cơm bữa cho tới tận ngày nay. :shame:
 
theo hiệu ứng cánh bướm thì, sự sống trên trái đất có thể không tồn tại nếu thiếu sao mộc, sao hoả, sao thổ, sao kim, sao thuỷ, sao x sao y sao z :byebye:
Quan điểm của tôi là không có tồn tại cái hiệu ứng cánh bướm. Cái đúng nhất là thuật thôi diễn, tức là dựa vào các biến số để dự đoán kết quả tương lai. Và tương lai chỉ có tồn tại 1 version đúng. Các version khác không tồn tại.
 
Quan điểm của tôi là không có tồn tại cái hiệu ứng cánh bướm. Cái đúng nhất là thuật thôi diễn, tức là dựa vào các biến số để dự đoán kết quả tương lai. Và tương lai chỉ có tồn tại 1 version đúng. Các version khác không tồn tại.
Hiệu ứng cánh bướm đâu có nghĩa là sẽ tạo ra nhiều tương lai đâu.
Nó chỉ bảo rằng các biến cố dù rất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả thôi. :doubt:
 
Back
Top