Phát hiện thêm về kiến trúc điện Kính Thiên thời Lê sơ trong Hoàng cung Thăng Long

Status
Not open for further replies.
Quân Minh vào đã đốt lần 1, quân Thanh vào làm thêm 1 ít, đến đời anh Tự Quote dỡ sạch thì lấy đâu ra tư liệu
Thôi nào khoan đem giặc Minh, giặc Thanh, giặc Chiêm, giặc Pháp,.... ra đổ thừa. Thử tra xem cụ tổ vua Trần Trần Tự Khánh, cụ tổ Nguyễn Gia Miêu Nguyễn Hoằng Dụ, Trịnh Tùng, Tây Sơn... đã làm gì với nơi đô hội phồn hoa nhà cửa cung điện hoành tráng nhất Thăng Long và cả Lê Chiêu Thống đã làm gì Phủ Chúa Trịnh.
 
Quân Minh vào đã đốt lần 1, quân Thanh vào làm thêm 1 ít, đến đời anh Tự Quote dỡ sạch thì lấy đâu ra tư liệu
Tư liệu cổ, sách cổ thiếu thốn chính là do ghi chép ẩu tả, qua loa sơ sài đại khái chứ không có thằng giặc ép trí thức xứ này phải viết sách theo kiểu blah blah...
Lời than thở của 2 đại trí thức đáng kính Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú về thói ghi chép sơ sài, qua loa đại khái của trí thức x000 năm văn hiến từ thế kỷ 17 trở về trước:
Lịch triều hiến chương loại chí Quyển XLII
Văn Tịch Chí

Lê triều thông sử, 30 quyển.
Bảng nhãn Duyên Hà Lê Quý Đôn soạn. Bài tựa rằng:

Nước Việt ta dựng nước, đặt quan làm sử, nối tiếp nhau đều dùng thể biên niên ký sự, như sử đời Lý của Văn Hưu, sử đời Trần của Phu Tiên, gọn gàng đúng đắn có thể dùng được, nhưng về điển chương của
một triều đại thì bỏ nhiều không thấy chép, người xem phải lấy làm tiếc.
Tiên triều dựng nước, Thái Tổ là bực thần võ mở mang cơ nghiệp, Thái Tông là bực anh minh nối giữ cơ đồ, Thuần hoàng(Lê Thánh Tông) thì tài lược khác thường, đổi mới mọi việc, Hiến miếu(Lê Hiến Tông) thì tính trời khoan hậu, theo giữ nếp xưa, mô liệt huấn cáo rất nhiều, văn vật điển chương rất đẹp, không kém gì Trung Quốc, thế mà xét trong thực lục thì không thấy chép. Đến đời Hồng Đức, tế tửu Ngô Sĩ Liên chép từ đời Thuận Thiên(niên hiệu Lê Thái Tổ) đến đời Diên Ninh(niên hiệu Lê Nhân Tông) làm Tam triều bản kỷ, kể việc cũng kỹ và có mối rường. Bấy giờ kén chọn sử quan rất cẩn trọng, như bọn Lê Nghĩa chép thẳng giữ ngay, có khí tiết như cổ nhân, nhưng sách chép hàng ngày đó nay không còn nữa. Đến đời Hồng Thuận thì tổng tài Vũ Quỳnh nối chép từ đời Quang Thuận đến đời Đoan Khánh làm Tứ triều bản kỷ, sắc lệnh và điều cách thì hơi đủ, còn công việc bổ dụng và sớ tấu của các quan thì còn thiếu sót nhiều. Từ đời Hồng Thuận trở đi, đến đời Dương Đức buổi đầu trung hưng, các sử thần biên chép tiếp theo, tra xét góp nhặt không được rộng, ý nghĩa và thể lệ chép chưa tinh. Công việc hàng hơn trăm năm, mà biên soạn vốn không phải một người, thế mà chép sơ sài như thế.

Đại để phép làm sử là phải nhặt đủ không bỏ sót, để cho người ta sau khi mở sách ra xem, rõ được manh mối, biết được đầu đuôi, tuy không được mắt thấy tai nghe, mà rõ ràng như chính mình được thấy. Hãy nói qua những điều đại yếu như: điềm trời lành giữ, vận đất đổi thay, phải chép; việc vua đi ra, việc sách lập hậu phi, thái tử, phải chép; chiếu lệnh ban xuống, tể thần tâu lên, sớ của các quan, phải chép; việc dùng hay bãi các công khanh thị tụng, việc bổ hay đổi các trấn vệ tướng thần, việc sai phái các quan văn võ trong ngoài, việc thăng thưởng các tôn thất huân thích, đều phải chép thực cả. Bên trong thì sự dựng lên hay bỏ đi của pháp độ, như các việc tuyển cử, quan chế, binh chính, quốc dụng, binh quyền, tiền tệ; bên ngoài thì việc bang giao tốt hay xấu, như các việc sai sứ sang Trung Quốc, việc nước Chiêm, nước Lào cống hiến, giấy tờ qua lại, phẩm vật ban cho, cả đến những việc đánh Chiêm Thành, Bồn Man, Lão Qua; lễ nhạc diên cách, thì như các việc tế Trời Đất, tế Tôn miếu, tế Núi Sông, điệu múa bài nhạc, nghi lễ trong triều và trong quân; dòng dõi, danh hiệu thì như việc phong tước họ ngoại họ nội, dòng dõi nhà vua cùng là dòng họ công thần, tuy là việc thường, cố nhiên không nên chép rườm, nhưng nếu có việc gì thuộc về nghị luận quan trọng và chế tác to lớn thì đều phải theo từng việc mà chép đủ ngày tháng. Theo thể lệ ấy mà nói thì sử cũ chép mười phần chưa được một phần, người muốn tìm xét đời xưa, muốn bàn bạc việc nước, còn biết khảo cứu vào đâu? Xem trong 21 bộ sử [Nhị thập nhất sử], như các triều Chu, Tề, Lương, Trần ở một xó hẻo lánh, chính sự kém cỏi, làm vua không lâu, chỉ được 50 năm, hoặc hơn 20 năm, 30 năm, thế mà những học giả(người Trung Quốc) về sau còn tìm tòi khảo luận, chép làm sử của một đời, để cho sự nghiệp văn hóa được rỡ ràng đến đời sau. Huống chi nước Đại Việt ta trị bình hơn trăm năm, xây dựng sửa sang rõ rệt như thế, mà sử sách biên chép thì lại vắng vẻ như thế, chẳng là đáng thẹn với đời trước ru. Tôi không tự xét mình kém cỏi, muốn bắt chước thể lệ ký truyện, chép theo sự loại, chia ra từng điều và tóm lại một lối, lại phụ thêm những lời bàn tán thuật bày theo ý riêng mình. Về các chí thì phỏng theo thể lệ các sách thư, Tùy thư, Tấn thư, chép thêm cả chính sử các đời Lý Trần trên cách lệ triều trước, soạn thành thông sử, để làm đại điển của một đời. Hiềm vì ngày nay cách triều trước đã mấy trăm năm, sách nát thẻ gãy đã tản mát từ lâu, tập truyền của các cố gia cũng không dò hỏi khảo cứu được, muốn thành công việc biên soạn thực là rất khó.
Vả chăng tiên nho làm sử, đều tập hợp mọi sách, chọn nhặt sửa chữa, rồi mới làm nên, như Thái sử công(Tư Mã Thiên) phải tìm tòi các sách chứa trong hòm vàng nhà đá mới làm thành bộ Sử ký; Ban Cố noi theo lại lấy cả ở các sách của Lưu Hâm và Ban Bưu mới làm thành bộ Hán thư; cả đến bọn Trần Thọ, Phạm Việp, Âu Dương Tu cũng đều thế cả. Thế mà truyện chí của ta, từ trước đến giờ chưa có một mảnh giấy hay một chữ nào. Nay bắt đầu biên soạn thì thực lục lại chép sơ lược sai lầm, chưa đủ căn cứ hoàn toàn vào đấy, lại phải tìm cả các sách tạp, các bản sót, các biệt truyện, các dã sử, văn khắc vào bia vào đỉnh, gia phả của các thế gia, cùng là các bản sao chép của các học giả Bắc triều. Phải trái bù nhau, nửa sai nửa đúng, tìm hỏi đã khó, giám biệt lại cũng không dễ.

*Từ đây về sau là lời bình phẩm nhận xét về sách Lê triều thông sử của Lê Quý Đôn do ông Phan Huy Chú viết:
Xét: Thể thức làm sử, không có chí truyện thì không thể chép được đầy đủ. Sự tích các đời Bắc triều mà được sáng rõ cho đời sau, thật là nhờ có Nhị thập nhất sử biên chép không sót việc gì. Sử của nước ta chỉ dùng thể biên niên, công việc của các triều chỉ chép tóm tắt, cho nên đầu đuôi việc diên cách, gốc ngọn việc thành bại, khó lòng khảo cứu, cả đến điển chương chế độ cũng không khảo chứng vào đâu được.
Người bác cổ ai chẳng tức bực mà muốn bổ sung!
Sách này của Lê công, kỹ lưỡng đầy đủ, đáng làm toàn sử cho một đời. Hiềm vì từ trung hưng về sau khi chép còn thiếu công việc soạn thuật buổi đầu về bản triều, không thể không để chờ đợi người sau.
 
thăng long cao hơn nhưng cái đoan môn xấu quá ko có cửa với ngọ môn. Méo hiểu mấy ông phân biệt đối xử vcl. Huế gần về mặt thời gian hơn, nhiều tư liệu hơn ko đi phục dựng. đi phục dựng cái điện xa lắc xa lơ tư liệu méo có
Bên trong điện Cần Chánh đang được khai quật để phục dựng ở Huế (https://thanhnien.vn/ben-trong-dien-can-chanh-dang-duoc-khai-quat-de-phuc-dung-o-hue-185230731170852662.htm)
Đang làm đây thây. Mà Huế thì có gì đâu, Tự Quote dỡ hết thành đem về Huế rồi mà xây xong cái TL vẫn còn cao hơn với to hơn thế là lại hạ lệnh phá bớt đi, Tự Đức đúng là tội đồ dân tộc
 
Nói chung người Việt xưa cũng có hoa tay. Đừng dìm hàng quá đáng thế.

Cá nhân tôi thấy đừng đem so sánh một anh tối ngày phải cạnh tranh ngôi bá ĐNA lục địa với Xiêm, Miến mãi vẫn chưa ngã ngũ với một nền văn minh đứng top châu Á cùng với Ấn Độ. So sánh thấy khập khiểng và vô bổ làm sao.

Nước nó dân đông thành ra nhân tài kỳ nhân dị sĩ quá nhiều. Nước giàu và có lắm đám vua chúa, quý tộc và nhà giàu thích ăn chơi hưởng thụ nên mấy nghề phục vụ ăn chơi hưởng thụ phát triển tột bực, cực thịnh thôi. So sánh làm sao nổi với cái nước đẻ ra nghệ nhân có thể dùng tay tự chế Xúc xác 18 mặt để chơi board game từ 2300 năm trước(các nhà khảo cổ TQ khai quật được cục xúc xắc 18 mặt trong mộ vương chư hầu Lưu Thắng thời Tây Hán).
Tôi e là so trình độ làm đồ thủ công tinh xảo xa hoa với thái còn thua ấy.
Tính anh vịt xuề xoà, thích giản lược gọn nhẹ chứ không ưa tìm tòi cầu kỳ đến chỗ tinh hoa. Kinh tế các đời chắc cũng đều phập phù nên giới vua chúa, quý tộc cũng không có điều kiện ăn chơi xa hoa xa xỉ, phú quý sinh lễ nghĩa gì mấy nên tác phẩm nghệ thuật chỉ dừng ở mức dân gian là chính. Nghệ thuật nghèo nàn đến mức sát bên cái nôi của thư hoạ rực rỡ như tàu, chính quyền trung ương, xã hội copy tàu mà nền hội hoạ cũng không có lấy một mẩu.
 
Bên trong điện Cần Chánh đang được khai quật để phục dựng ở Huế (https://thanhnien.vn/ben-trong-dien-can-chanh-dang-duoc-khai-quat-de-phuc-dung-o-hue-185230731170852662.htm)
Đang làm đây thây. Mà Huế thì có gì đâu, Tự Quote dỡ hết thành đem về Huế rồi mà xây xong cái TL vẫn còn cao hơn với to hơn thế là lại hạ lệnh phá bớt đi, Tự Đức đúng là tội đồ dân tộc
Còn điện càn thành , khôn thái , chỉ trơ nền gạch nhiều lắm fen. có mấy điện chưa sụp mà nhìn hoang phế như cái nhà hoang. Tự đức có làm gì thì cũng một giai đoạn lịch sử dân tộc mà ghẻ lạnh quá. Cứ mỗi lần nhắc đến hoàng thành huế là mấy ông lại lao vào chửi :(
 
Tư liệu cổ, sách cổ thiếu thốn chính là do ghi chép ẩu tả, qua loa sơ sài đại khái chứ không có thằng giặc ép trí thức xứ này phải viết sách theo kiểu blah blah...
Lời than thở của 2 đại trí thức đáng kính Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú về thói ghi chép sơ sài, qua loa đại khái của trí thức x000 năm văn hiến từ thế kỷ 17 trở về trước:
từ thời lê lơi Minh thành tổ qua ra lệnh chỉ để lại sách nho, còn sử việt đốt hết rồi. Nên nhà lê phục dựng lại 1 phần thôi.
 
cách mạng văn hóa diệt trừ tận gốc tàn dư phong kiến cũng đập đi khơ khớ đền đài chùa chiền hàng trăm năm tuổi, mẹ tao kể quê tao cũng bay mất cái đình làng to đẹp.
 
Còn điện càn thành , khôn thái , chỉ trơ nền gạch nhiều lắm fen. có mấy điện chưa sụp mà nhìn hoang phế như cái nhà hoang. Tự đức có làm gì thì cũng một giai đoạn lịch sử dân tộc mà ghẻ lạnh quá. Cứ mỗi lần nhắc đến hoàng thành huế là mấy ông lại lao vào chửi :(
T cũng chả ghét gì Tự Đức đâu nhưng sự thật là ông ý tội nhiều hơn công. Mà thực ra t cũng chả hi vọng gì ở cái việc phục dựng này cả vì tư liệu giờ chỉ là 1 mớ chắp vá thôi. Tốt nhất là khai quật tiếp rồi mang vào bảo tàng trưng bày cho hậu nhân xem còn hơn
 
T cũng chả ghét gì Tự Đức đâu nhưng sự thật là ông ý tội nhiều hơn công. Mà thực ra t cũng chả hi vọng gì ở cái việc phục dựng này cả vì tư liệu giờ chỉ là 1 mớ chắp vá thôi. Tốt nhất là khai quật tiếp rồi mang vào bảo tàng trưng bày cho hậu nhân xem còn hơn
Tự Đức có tội nhưng để đánh giá 1 triều đại thì mình ko cho là đúng...
 
cách mạng văn hóa diệt trừ tận gốc tàn dư phong kiến cũng đập đi khơ khớ đền đài chùa chiền hàng trăm năm tuổi, mẹ tao kể quê tao cũng bay mất cái đình làng to đẹp.
Làng m ở đâu chỉ t xem với. lôi mẹ m ra xạo chó ko thấy nhục cho mẹ m hả
 
Bao giờ có tiền dựng lại mấy chỗ này nhỉ? Nghìn năm lịch sử mà chả có công trình nào để được lại cho con cháu. Nghĩ cũng chán
tử cấm thành được ước tính với nhân công, vật lực đã tiêu tốn là khoảng 3000 tỷ đô xây trong 500 năm. Kể cả với công nghệ hiện đại, trình độ khai thác vật liệu cao cấp hơn rất nhiều, máy móc giảm chi phí nhân công rất nhiều thì ở thời hiện đại năm 2019 ước lượng tiền đất đai và xây dựng tử cấm thành là 77 tỏi đô, mà từ dịch tới giờ còn lạm phát phi mã thì khéo lên tới 85 tỏi đô rồi.
Tất nhiên cung điện thời Lê không thể so với Tử Cấm Thành, nhưng đem ra nói để có thể liên tưởng việc phục dựng các công trình mang tính hoàng gia và được xây ở thời Phong kiến có thể thâm dụng sức lao động là tốn kém ra sao.
Giờ mà bảo dưng nguyên khu Hoàng Thành cũ, giải tỏa, xây dựng các thứ hết tầm 5 tỏi đô thì tôi nghĩ ko cần đầu cầu SG chửi bới thì người dân HN đã chửi bới trước rồi
 
Bao giờ có tiền dựng lại mấy chỗ này nhỉ? Nghìn năm lịch sử mà chả có công trình nào để được lại cho con cháu. Nghĩ cũng chán
à mà dễ xây lại nhất chắc là cửu trùng đài, thời xưa thì kì vĩ chứ thời nay chắc dễ ẹc:byebye:
 
1701362910014.png
1701362918577.png
1701362927402.png

Đã dựng mô hình thu nhỏ cho điện Kính thiên
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top