tin tức Nhạc xuân xưa luôn là viên ngọc sáng

Trúc Hồ hoà âm là best cmnr :sweet_kiss:

Nó nghe khá rõ các âm thanh của nhạc cụ: tiếng guitar điện, guitar bass, guitar thùng, trống... nhất là các đoaạn guitar điện đệm theo nghe cuốn vkl.

Hơn nữa phân đoạn của các nhạc cụ chèn vào rất hợp lý, không thừa, không thiếu cứ vừa đủ day dứt... :sweet_kiss:
fen quá khen rồi, xin cảm ơn:shame:
 
anh có nhớ nhầm ko? cấm đốt pháo từ năm 95, thời TV còn là xa xỉ phẩm thì lấy đâu ra chương trình như gala cười hả anh
Cấm thì từ lâu rồi chứ làm gắt về pháo thì tầm 2005 hay 2006 ấy. Chứ trước cấm chỉ là tuyên truyền chứ có bắt bao giờ đâu
 
trước 75 nhạc phía dưới vĩ tuyến nghe chất nhỉ. cứ đến dịp tết thấy nhà nào cũng mở karaoke hát rất là say sưa. công nhận trong đấy cho tự do sáng tác, k định hướng nên mới có những tác phẩm bất hủ như thế. nhưng mà trong thời chiến nghe ủy mỵ quá, k hùng hổ như nhạc đỏ cổ vũ tinh thần đánh đấm
Anh chưa nghe mấy bài hùng hổ thôi. Nhiều bài nặng ca từ sát **** bỏ mẹ ra, tôi nghe còn dựng da gà y như nghe nhạc đỏ vậy.
 
Tuyệt tác về Mùa Xuân, lưu sử sách muôn đời. Nhạc thì Ma Mị, lời bài hát thì Mộng Mị

Bào này được viết trên cung thứ, nên sẽ cảm giác buồn man mác. Đến điệp khúc, tác giả chuyển về cung trưởng phần đầu nhưng sau lại về thứ nên cảm giác nó cũng không vui hơn là bao. Ấy thế mà khi nghe tổng xong thì mọi người lại thấy có chút vui, có chút buồn pha lẫn vào nhau. Đó là cái hồn của 1 tác phẩm nghệ thuật đó thím
 
Giờ xuân người ta nghe hay hát bài Ly rượu mừng xuân hay mấy bài như Mùa xuân đầu tiên, đón xuân này nhớ xuân xưa nghe nó hay mà nó sang hơn, chứ mấy bài như Xuân chú khiên nghe quê mùa lạc hậu vkl ra.
hXdSLiR.gif
hXdSLiR.gif
hXdSLiR.gif
Giờ nghe bài Xuân chú khiên cảm giác như đang ở Triều Tiên vậy, thề :LOL:
 
Thời trước 75 làm nhạc hay, thẩm mỹ thật. Duy trì được dòng chảy tiếp nối có khi cạnh tranh được top đầu châu á rồi. Đấm nhau đấu tố cấm đoán xét lý lịch... cho nhiều cái gì cũng đứt đoạn hết cả.
Thực ra nội tại nó lên được đến đó thôi, như điện ảnh hồng kông 1 thời top 1 châu Á giờ cũng mất bóng.
 
Thời trước 75 làm nhạc hay, thẩm mỹ thật. Duy trì được dòng chảy tiếp nối có khi cạnh tranh được top đầu châu á rồi. Đấm nhau đấu tố cấm đoán xét lý lịch... cho nhiều cái gì cũng đứt đoạn hết cả.


Điển hình thiên kiến kẻ sống sót.
Nhạc hay nó mới tồn tại tới bây giờ, chứ không phải xưa làm nhạc hay hơn , xưa thiếu gì bài vớ vẩn thậm chí còn không được lưu lại.
Lại còn đòi tranh top châu á, âm nhạc cũng ảnh hưởng bởi kinh tế, có nước nào nghèo mà nhạc nhiều người nghe không.
 
Lời đầu năm tha thiết bao la
cho con yêu để gọi là quà
Nơi chiến trường quà xuân đâu có
Chỉ còn đây những vỏ đạn đồng
Với loài hoa hư không

Hay:

Ôi ngút cao hận thù
Ôi ngút cao hận thù

Xuân phương này
Xuân về mấy ai vui?
Xuân phương này
Xuân lạc xứ lưu vong

Hoặc:

Người lính già xa quê hương
Bao nhiêu đêm anh nằm không ngủ
Nhớ quá Mẹ hiền, nhớ quá anh em
Nhớ những đêm mưa quân hành đất đỏ
Nhớ những đêm xuân nơi chốn địa đầu
Nay quá xa xăm đường về thăm thẳm
Nửa đời ngậm ngùi mang kiếp tha phương


:too_sad::too_sad::too_sad:
mấy nay đang ghiền ông chú này, có cái nét mộc mạc trong giọng hát rất hay
 
năm nào cũng nghe 1 list nhạc vàng xuân (nghe thụ động từ cha chú) mà nhiều nhất chắc bài này, giờ nghe ko chỉ là do hay do dở nữa mà nghe là vì những ký ức hoài niệm, nghe cái trong đầu hiện lên những khung cảnh năm xưa lúc còn vô tư vô lo :bad_smelly:

bài này tui thích nghe Bảo Tuấn hoặc Thế Sơn hát.
nhưng bản này có lời tự sự của tác giả rồi nhạc đẩy lên tạo cảm xúc khó tả vl
Tiền đồn cuối năm, đêm 30 Tết, trời tối đen như mực, phút giao thừa lạnh lẽo hắt hiu, không bánh chưng xanh, không hương khói gia đình. Tôi ngồi trên tháp canh quan sát qua đêm tối, chỉ thấy những bóng tháp canh mờ nhạt bao quanh khu yếu điểm như những mái nhà tranh, chập chờn dưới đóm sáng hỏa châu mà mơ màng về mái ấm gia đình đoàn tụ lúc xuân sang. Thay cho lời chúc Tết là tiếng kẻng đánh cầm canh và tiếng hô mật khẩu lên phiên gác.. Vào đúng thời điểm giao thừa, ngọn đèn bão dưới chiến hào thắp sáng lên như đón chào năm mới thì cũng là lúc những tràng súng liên thanh nổ rền từ chốt tiền tiêu. Khi ấy vào buổi tinh mơ của trời đất giao hòa, vạn vật như hòa quyện vào trong tôi, có hồn thiêng của sông núi, có khí phách của tiền nhân. Tôi nghe tâm hồn nghệ sĩ của mình rộn lên những xúc cảm lạ thường, làm nảy lên những cung bậc đầu tiên của bài Phiên Gác Đêm Xuân:

Đón giao thừa một phiên gác đêm
chào Xuân đến súng xa vang rền.
Xác hoa tàn rơi trên báng súпɡ
ngỡ rằng pháo tung bay ngờ đâu hoa lá rơi…

Bấy nhiêu tình là bao nước sông
Trời thương nhớ cũng vương mây hồng
Trách chi người đem thân giúp nước
Đôi lần nhớ bâng khuâng, gượng cười hái hoa xuân


 
Last edited:
Dù cho én từng bầy bay về ngàn
Dẫu gì rồi con cũng về
Chỉ bên mẹ là mùa xuân thôi :still_dreaming: :still_dreaming: :still_dreaming:


mấy bài về mùa xuân và Mẹ của Trịnh Lâm Ngân (ns Trần Trịnh và Nhật Ngân) cứ nghe là nhớ mẹ, mặc dù mẹ ngồi sờ sờ trước mặt mới hay :D
 
mấy bài về mùa xuân và Mẹ của Trịnh Lâm Ngân (ns Trần Trịnh và Nhật Ngân) cứ nghe là nhớ mẹ, mặc dù mẹ ngồi sờ sờ trước mặt mới hay :D
tôi đi làm xa quê, mấy ngày như hôm nay, gần tết, nghe da diết lắm anh
CCafJxx.png

Rồi thêm bài này nữa thì tới công chuyện luôn
 
tôi đi làm xa quê, mấy ngày như hôm nay, gần tết, nghe da diết lắm anh
CCafJxx.png

Rồi thêm bài này nữa thì tới công chuyện luôn


Bài này vốn viết cho Duy Khánh hát, nhưng ko may ông qua đời trước khi nhạc sĩ Nhật Ngân hoàn thành, sau đưa Quang Lê hát. Bài này viết lấy tâm trạng của 1 người lính khi còn trẻ thì phải đi hành quân chiến đấu, hoà bình thì đi học tập cải tạo, cải tạo rồi thì vượt biển tha hương, lúc trở về đương mùa xuân thì không còn mẹ nữa.

Moẹ hồi tui ở SG đương chạp, về tìm nghe r ông tác giả còn kể z nữa nhớ nhà nhớ mẹ ko chịu nổi luôn.
 
Back
Top