kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

Tiếng Anh fen, mà đọc khá mượt đó, có điều ít chú thích quá nhiều chỗ hơi khó hiểu
Mà rõ ràng nghe: "thế giới như là ý chí và biểu tượng" làm rõ cặp phạm trù hơn. Đây lại bẻ ngoặt quả "ý chí và ý niệm", tự dưng làm rối vấn đề lên luôn.

Ý chí là suy tính dục năng của con người, biểu tượng là những vật thể mang hình ảnh có thể có nguồn gốc từ môi trường bên ngoài

Đây lại ý niệm, mẹ, nghe khác đ gì ý chí đâu. Cái ý niệm với ý chí đều là suy nghĩ trong người. Một mặt là tình cảm, một mặt là lý trí.
 
Mà rõ ràng nghe: "thế giới như là ý chí và biểu tượng" làm rõ cặp phạm trù hơn. Đây lại bẻ ngoặt quả "ý chí và ý niệm", tự dưng làm rối vấn đề lên luôn.

Ý chí là suy tính dục năng của con người, biểu tượng là những vật thể mang hình ảnh có thể có nguồn gốc từ môi trường bên ngoài

Đây lại ý niệm, mẹ, nghe khác đ gì ý chí đâu. Cái ý niệm với ý chí đều là suy nghĩ trong người. Một mặt là tình cảm, một mặt là lý trí.
Mà rõ ràng nghe: "thế giới như là ý chí và biểu tượng" làm rõ cặp phạm trù hơn. Đây lại bẻ ngoặt quả "ý chí và ý niệm", tự dưng làm rối vấn đề lên luôn.

Ý chí là suy tính dục năng của con người, biểu tượng là những vật thể mang hình ảnh có thể có nguồn gốc từ môi trường bên ngoài

Đây lại ý niệm, mẹ, nghe khác đ gì ý chí đâu. Cái ý niệm với ý chí đều là suy nghĩ trong người. Một mặt là tình cảm, một mặt là lý trí.
Mình chưa đọc cuốn kia nên chưa rõ người ta dịch cái chữ ý niệm kia ra sao, nhưng trong bản dịch cũ thì ý niệm chính là sự khách thể hoá trực tiếp nhất của ý chí, còn thế giới vật lý tức là thế giới "biểu tượng" lại là sự khách thể hoá trực tiếp của cái "ý niệm" này, và Schopenhauer cho rằng ta không thể hiểu được cái ý niệm kia bằng giác quan hay lý trí, ta chỉ biết được nó thông qua sự trầm tư mặc tưởng. Còn cái chữ "biểu tượng" thì có một số người không đồng ý với cách dịch kia, vì biểu tượng thì ít nhiều có sự can thiệp của năng lực tưởng tượng, còn thế giới mà ta thấy như trước mắt thì không liên quan gì tới năng lực tưởng tượng kia, nên người ta đề nghị dịch là "hiện bày" thì sẽ chính xác hơn.
 
Mình chưa đọc cuốn kia nên chưa rõ người ta dịch cái chữ ý niệm kia ra sao, nhưng trong bản dịch cũ thì ý niệm chính là sự khách thể hoá trực tiếp nhất của ý chí, còn thế giới vật lý tức là thế giới "biểu tượng" lại là sự khách thể hoá trực tiếp của cái "ý niệm" này, và Schopenhauer cho rằng ta không thể hiểu được cái ý niệm kia bằng giác quan hay lý trí, ta chỉ biết được nó thông qua sự trầm tư mặc tưởng. Còn cái chữ "biểu tượng" thì có một số người không đồng ý với cách dịch kia, vì biểu tượng thì ít nhiều có sự can thiệp của năng lực tưởng tượng, còn thế giới mà ta thấy như trước mắt thì không liên quan gì tới năng lực tưởng tượng kia, nên người ta đề nghị dịch là "hiện bày" thì sẽ chính xác hơn.
Hoặc là “biểu hiện”, vì “biểu tượng” thì không nghiêng về nhận thức bằng giác quan lắm.
 
Last edited:
Hoặc là hiện tượng theo kiểu Kant :)
Không hẳn, vì Schopenhauer cũng đã thoát Kant ngay Vorstellung rồi. Với Schopenhauer, biểu hiện của vật chính là vật, vật tự thân không còn ý nghĩ gì nữa, vật tự thân là chuyện của Chúa. Siêu hình học bắt đầu bốc hơi khỏi triết học.
 
Last edited:
Không hẳn, vì Schopenhauer cũng đã thoát Kant ngay Vorstellung rồi. Với Schopenhauer, biểu hiện của vật chính là vật, vật tự thân không còn ý nghĩ gì nữa, vật tự thân là chuyện của Chúa, thời gian và không gian cũng là hậu nghiệm. Siêu hình học bắt đầu bốc hơi khỏi triết học.
Nếu mình nhớ ko lầm thì Schopenhauer vẫn coi không gian thời gian là tiên nghiệm thì phải, và ông coi mối quan hệ nhân quả là nhận thức tiên nghiệm của cảm năng chứ ko phải của giác tính, và ông cũng bác bỏ hết các phạm trù của giác tính của Kant.
 
chiến tranh tiền tệ hay thật mn ạ
Đây phỏng? Nằm nguyên trong 1 kệ sách, chưa đọc cuốn nào :shame:
IMG_3422.png
 
Nếu mình nhớ ko lầm thì Schopenhauer vẫn coi không gian thời gian là tiên nghiệm thì phải, và ông coi mối quan hệ nhân quả là nhận thức tiên nghiệm của cảm năng chứ ko phải của giác tính, và ông cũng bác bỏ hết các phạm trù của giác tính của Kant.
Tôi nhầm, trọng lực mới là thứ Kant xem là tiên nghiệm, còn Schopenhauer xem là hậu nghiệm.
 
Không hẳn, vì Schopenhauer cũng đã thoát Kant ngay Vorstellung rồi. Với Schopenhauer, biểu hiện của vật chính là vật, vật tự thân không còn ý nghĩ gì nữa, vật tự thân là chuyện của Chúa. Siêu hình học bắt đầu bốc hơi khỏi triết học.
Bác cho em hỏi "siêu hình học" nghĩa là sao? Một loại "hình học" siêu cao cấp, hay là một khoa học có tên là "siêu hình"?
 
Bác cho em hỏi "siêu hình học" nghĩa là sao? Một loại "hình học" siêu cao cấp, hay là một khoa học có tên là "siêu hình"?
Siêu hình học gắn liền với cặp khái niệm bản chất - thuộc tính. Con người nhận thức một vật thông qua một tập các ấn tượng của vật đó lên các giác quan của mình. Tôi biết một vật là viên phấn thông qua các ấn tượng của tôi về nó: độ bở, dạng hình trụ, tính tan trong nước, etc [Đoạn này từ “Chủ nghĩa thực dụng” của William James]. Các ấn tượng này là thuộc tính của một vật. Trong tác phẩm “Truyện Hư Cấu”, Borges có kể về một dân tộc mà ngôn ngữ không có danh từ mà chỉ có những tính từ, mặt trăng trong ngôn ngữ họ là “lơ lửng và sáng trong tối và tròn”, danh từ là một ký hiệu viết tắt cho một tập tính từ.

Đến khúc thứ nhất. Siêu hình học tìm hiểu về bản chất của một danh từ. Cấu trúc của các vấn đề siêu hình học đều là “x là gì?”: người mẹ là gì, cái ghế là gì, tình yêu là gì, công lý là gì, etc. Từ đoạn trên, tôi thấy được một phương pháp luận phù hợp để giải quyết tập câu hỏi có cấu trúc này: tôi cứ liệt kê tất cả thuộc tính của một thứ, thì tôi sẽ nắm bắt được bản chất của nó. Nhưng, rất nhanh chóng, tôi gặp khó khăn ở chỗ tổng thuộc tính của một đối tượng luôn lớn hơn bản chất của đối tượng đó. Ngữ pháp tiếng Anh thể hiện rõ điểm này: “A red chair”. Một cái ghế đỏ, có thể thấy rõ “đỏ” là một thuộc tính không nằm trong bản chất “ghế”, bỏ “đỏ” ra thì tổng các thuộc tính còn lại vẫn đủ để tạo thành một cái ghế. Người lạ có thể tiếp tục trò chơi này, bằng việc bỏ các thuộc tính như “bằng gỗ”, “4 chân” để biết bản chất của một cái ghế. [Đoạn này từ “Chủ nghĩa thực dụng” của William James].

Trong thời gian đó, tôi tranh thủ tới một chủ đề mà tôi nghĩ sẽ làm siêu hình học bớt vẻ rồ dại hơn. Siêu hình học bắt đầu từ concept “Idea” của Platon (chữ I in hoa), Ý Niệm một người mẹ là: một đối tượng chỉ là một người mẹ. Tôi không thể giải thích cho một người ngoài hành tinh về khái niệm người mẹ bằng cách chỉ vào một bà mẹ rồi nói: “Đây chính là một bà mẹ”. Vì trong thực tế, bất cứ bà mẹ nào cũng đồng thời là con gái của một bà mẹ khác, và đôi khi là vợ của một người đàn ông, và đôi khi là một tiểu tư sản. Như vậy, người ngoài hành tinh sẽ bị lẫn lộn các thuộc tính của “con gái”, “vợ”, “tiểu tư sản” vào bản chất người mẹ, một người mẹ đơn thân đang làm công nhân bị không được coi là một bà mẹ [Đoạn này từ clip phỏng vấn Gilles Deleuze]. Xã hội Hy Lạp là xã hội của các cuộc thi, một vị trí luôn có nhiều ứng cử viên, một xã hội khao khát các khái niệm đúng để chọn ra ứng cử viên phù hợp nhất (muốn đọc về tinh thần thi đấu của xã hội Hy Lạp có thể đọc tác phẩm “Người chơi” của Johan Huizinga). Để hoàn thành khúc này, tôi kết thúc bằng việc không thể viết được một bộ luật nếu không cùng lúc cố gắng trả lời câu hỏi siêu hình: “Công lý là gì?”. Và chế độ quân chủ là sản phẩm của trò đánh lận con đen nhét thuộc tính huyết thống vào bản chất nhà lãnh đạo xảy ra vào buổi đầu nhân loại, có thể đọc “Nhiệt đới buồn” của Claude Lévi-Strauss để biết một tộc trưởng ở xã hội nguyên thuỷ có nghĩa là như thế nào.

Đến khúc thứ hai. Tôi quay lại với người lạ đang hì hục bỏ bớt các thuộc tính khỏi bản chất cái ghế, có vẻ y sắp xong rồi. Tôi sẽ thân tình vỗ vai người lạ mà hỏi là liệu y có chắc là y đã cảm nhận được tất cả thuộc tính của cái ghế. Một số loài vật có thể thấy được nhiều hơn con người vài màu, có thể nghe được những sóng âm mà con người không nghe được. Và một trong những tranh luận của các nhà triết học kinh viện, cái bánh thánh hay là mầu nhiệm của Thánh thể. Các thuộc tính của cái bánh mà con người cảm nhận được thì không thay đổi trong bữa Tiệc Ly, thế nhưng cái bánh đã thành mình thánh của Chúa, tức là chỉ có bản chất cái bánh thay đổi. Bản chất cái bánh bị rút đi, thay bằng bản thể thần thánh, một khác biệt quá to lớn mà người lãnh nhận bí tích không thể cảm nhận qua các thuộc tính được. [Đoạn này từ “Chủ nghĩa thực dụng” của William James]

Nếu không khoái thần bí học lắm thì tôi cũng có thể trình bày bằng một sự vị nhàm chán hơn: ảnh vật chiếu vào võng mạc bị lộn ngược phải được não xoay lại cho đúng. Tức là con người không cảm nhận trực tiếp các ấn tượng của vật mà phải qua một màng lọc của não. Các nhân vật lớn một thời rất quan tâm đến quá trình ảnh vật phóng chiếu vào mắt (Leonardo da Vinci, Goethe, Newton, Schopenhauer, Berkeley, etc). [Đoạn này từ “Bộ sưu tập cát” của Italo Calvino].

Và cái màng lọc thần thánh giới hạn nhận thức (thần thánh theo đúng nghĩa thần thoại Hy Lạp, con người bất lực chỉ còn cặp mắt để mà khóc thương) đối với một số nhân vật là biểu hiện của một quyền năng lớn hơn con người, đang quyết định số phận con người. “Tự biết mình”, câu nói đẹp của Socrates. Nhưng tự biết mình đang bị cuốn bởi lịch sử của Hegel, xã hội của Balzac, ý lực của Schopenhauer, giai cấp của Marx, tiến hoá của Darwin thì quá hài, một kẻ chết đuối biết mình chết đuối. [Đoạn này từ bình luận Schopenhauer của Michel Houellebecq]

Từ thế kỷ 19, thế kỷ ngay sau Đại Cách mạng Pháp đầy ánh sáng hy vọng, thế kỷ dường như dài hơn các thế kỷ khác, triết học từ bản chất-thuộc tính, chuyển sang hiện tượng-yếu tính, siêu hình học bất khả với con người, siêu hình học là việc của Chúa. Sau đó là thế kỷ 20, thế kỷ của chiến tranh.
 
Last edited:
giờ 2024 bác đọc đã hiểu chưa. Ngoài việc sách có nội dung khó nuốt còn có khả năng người dịch không thoát nghĩa khi sang bản tiếng Việt nữa.

Trước mua cuốn Thế giới mới tươi đẹp (Brave New World) đọc cũng éo hiểu dù nó là tiểu thuyết không phải non-fiction
Đang tính mua cuốn này đọc mà nghe sao mình muốn quay xe quá
 
Các bác có thể rcm cho em vài cuốn sách tăng khả năng tập trung và luyện tư duy được không ạ
Luyện tập trung: thiền, self-help, tẩy uế tế bào não.
Tư duy: lịch sử thế giới, ... (hồi đó mình ghét lịch sử cực kỳ luôn ý, sau này đọc nhiều thành ra nghiện mà học lại các thể loại văn hóa học nội sinh và tiếp biến).

Triết học Hy-La. (được thì tìm một số đoạn hội thoại của Socrate)
Plato Chuyên Khảo (có thể mượn ở thư viện, sách này xuất bản đúng 1 lần duy nhất.
vì việc dịch không chuẩn nhân xưng anh - tôi, ngôi 1 ngôi 2 làm người đọc rối trí ).

Tinh hoa Phật học:
sách của sư ông Thích Nhất Hạnh: Giận (khi mình quá bộc phát).
sách của nhà hiền triết Osho.

Sách tâm lý của Brene' Brown. (raising Strong, ... có 3 cuốn đc nxb
Daring Greatly, gần đây nhất có Heart Atlas,... mà ko biết đã dịch chưa).

Fiction Novel: Kafka Bên bờ biển.

Mình đọc bản tiếng Nhật mất 1 tháng trời mới hiểu tại sao nó lại hack não như vậy á.
Bản tiếng Việt của nxb Nhã Nam dc dịch giả Dương Tường dịch từ tiếng Anh và đối chiếu
tiếng Nga, nên có rất nhiều thứ lớp nghĩa bị ẩn đi dưới văn tự.
hồi 2012 đọc rồi cũng không hiểu gì cả.
 
Back
Top