• Trưa nay Shopee có tí mã 5/5

đánh giá Audioengine A5+

Thực ra có một cách giải thích đơn giản hơn về vụ volume là thế này:
  • mấy con dac ngày xưa nó thuần hardware control hết nên gần như ko thể chỉnh voulume trên tín hiệu digital mà phải dùng volume analog, điều này dễ thấy nhất ở mấy con CD transport xuất ra DAC, chỉ có thể chỉnh vol ở tầng amp/preamp thôi chứ tín hiệu ở DAC nó fix cứng rồi.
  • đám dac đời mới thì có tích hợp software control hoặc sẽ có một con chip hỗ trợ chỉnh vol ngay tầng digital (chip receiver hoặc blutooth gì đó,...) nên các bác có thể điều chỉnh vol ngay trên phần mềm. Ưu điểm của việc này là rất tiện dụng nhưng tín hiệu digital lúc này ko còn là bit perfect nữa và tín hiệu digital dễ bị noise nhiễu. Phần volume digital làm ko tốt sẽ bị giảm độ động và tăng noise khi ra đến tầng analog.
Tốt nhất vẫn nên dùng vol analog loại càng đắt càng tốt :D
 
Đùa, những cái cơ bản như thế này thực sự muốn biết chỉ cần bỏ ra 2p google là ra. Tín hiệu bluetooth nó chả tác động trực tiếp gì đến màng loa cả, nó tác động đến cái bộ thu bluetooth của thiết bị nhận để set mức volume.
Cái flow của việc play nhạc bluetooth lúc nào nó chả như nhau, từ loa mini, loa máy tính hay tai nghe không dây đều vậy:
File nhạc từ thiết bị phát (digital) ---> Encode theo codec bluetooth tại nguồn phát (sbc, aptx, ldac, vvv) (digital), có tham số chỉnh volume ---> Bắn qua sóng bluetooth 2.4G (digital) ---> bộ thu bluetooth của thiết bị thu (digital) ---> Decode tại bộ decode của thiết bị thu (digital) ---> chip DAC của thiết bị thu convert sang analog ---> Mạch amp của thiết bị thu (analog) ---> Loa của thiết bị thu (analog).
Mình không hiểu logic gì khi thắc mắc tín hiệu phải là analog hay có amp thì mới chỉnh được volume. Volume của loa bluetooth 100% được generate bằng mạch amp của loa.
Đối với con nào có núm volume analog tại loa thì đơn giản là mức full volume của loa là mức khi chỉnh cả vol ở nguồn phát và loa ở mức 100%. Còn chỉnh ở loa hay chỉnh từ nguồn phát đơn giản là 2 cách chỉnh khác nhau, chỉnh như nào do người dùng chỉnh. Như mấy con tai không dây nó k có núm chỉnh vol analog trên thiết bị thì chỉnh vol phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn phát, về mặt bản chất cũng không khác gì loa bluetooth cả.

Thanks bro đã làm rõ. Như vậy key nằm ở chỗ tín hiệu bT có tham số can thiệp âm lượng của amp. Vậy là vấn đề clear rồi. Thực sự mình không rành về điện tử.

Như vậy có nghĩa là nếu nghe bằng Lap hoặc phone thì BT sẽ hay hơn 3.5. Bởi BT của con A5+ không những qua DAC AKM AK4396 mà còn là giải mã được nhạc 24bit. Cộng với công nghệ truyền dẫn là aptx 4.0 mà mình hiểu nôm na là tốc độ truyền rất ngon. Chơi nhạc highres tẹt bô.

Còn ông nào chơi DAP xịn hoặc DAC ngon xuất lineout sang loa thì có thể còn ngon hơn nữa.
https://tinhte.vn/thread/chinh-am-luong-phan-cung-hay-phan-mem.2831398/
Tìm ra 1 bài này trên tinhte, không phải nó chỉnh bằng cách gửi kèm 1 tham số volume . Mà để giảm âm lượng bằng phần mềm nó giảm trực tiếp trên mỗi sample (kiểu như pixel) của tín hiệu digital bằng cách giảm bit depth. Và giảm âm lượng bằng phần mềm như vậy làm giảm bit depth, có thể gây noise giống như việc giảm bit depth trong nén ảnh.
 
https://tinhte.vn/thread/chinh-am-luong-phan-cung-hay-phan-mem.2831398/
Tìm ra 1 bài này trên tinhte, không phải nó chỉnh bằng cách gửi kèm 1 tham số volume . Mà để giảm âm lượng bằng phần mềm nó giảm trực tiếp trên mỗi sample (kiểu như pixel) của tín hiệu digital bằng cách giảm bit depth. Và giảm âm lượng bằng phần mềm như vậy làm giảm bit depth, có thể gây noise giống như việc giảm bit depth trong nén ảnh.
Cái bạn đọc là chỉnh âm lượng với trường hợp cắm PC hay thiết bị ngoài qua dac rồi vào amp nhé. Bao giờ cũng để âm lượng phần mềm ở nguồn mức 100%, cái đấy ai cũng biết rồi. Còn không áp dụng với trường hợp kết nối bluetooth.
 
Cái bạn đọc là chỉnh âm lượng với trường hợp cắm PC hay thiết bị ngoài qua dac rồi vào amp nhé. Bao giờ cũng để âm lượng phần mềm ở nguồn mức 100%, cái đấy ai cũng biết rồi. Còn không áp dụng với trường hợp kết nối bluetooth.
Nó không dùng cách đó chứ dùng cách nào?
 
Nó không dùng cách đó chứ dùng cách nào?
Kết nối dây qua dac nó chỉnh giảm tín hiệu cái source đầu vào dac. Chứ kết nối bluetooth theo mình hiểu là chỉnh như nào cũng là chỉnh volume của cái thiết bị phát thôi. Mình thực ra trc h k quan tâm bluetooth lắm vì quan niệm đã không dây bluetooth thì k bao h đạt mức hi fi, có như nào cũng chỉ là nghe chơi thôi nên cũng k tìm hiểu sâu lắm trc h chỉ dùng có dây và bao h cũng chỉnh 100%. Còn nếu sai xin nhận gạch.
Thực ra có một cách giải thích đơn giản hơn về vụ volume là thế này:
  • mấy con dac ngày xưa nó thuần hardware control hết nên gần như ko thể chỉnh voulume trên tín hiệu digital mà phải dùng volume analog, điều này dễ thấy nhất ở mấy con CD transport xuất ra DAC, chỉ có thể chỉnh vol ở tầng amp/preamp thôi chứ tín hiệu ở DAC nó fix cứng rồi.
  • đám dac đời mới thì có tích hợp software control hoặc sẽ có một con chip hỗ trợ chỉnh vol ngay tầng digital (chip receiver hoặc blutooth gì đó,...) nên các bác có thể điều chỉnh vol ngay trên phần mềm. Ưu điểm của việc này là rất tiện dụng nhưng tín hiệu digital lúc này ko còn là bit perfect nữa và tín hiệu digital dễ bị noise nhiễu. Phần volume digital làm ko tốt sẽ bị giảm độ động và tăng noise khi ra đến tầng analog.
Tốt nhất vẫn nên dùng vol analog loại càng đắt càng tốt :D
Vú giả vẫn chăm lên f31 hoạt động phết nhờ :))
 
Last edited:
Kết nối dây qua dac nó chỉnh giảm tín hiệu cái source đầu vào dac. Chứ kết nối bluetooth theo mình hiểu là chỉnh như nào cũng là chỉnh volume của cái thiết bị phát thôi. Mình thực ra trc h k quan tâm bluetooth lắm vì quan niệm đã không dây bluetooth thì k bao h đạt mức hi fi, có như nào cũng chỉ là nghe chơi thôi nên cũng k tìm hiểu sâu lắm trc h chỉ dùng có dây và bao h cũng chỉnh 100%. Còn nếu sai xin nhận gạch.

Vú giả vẫn chăm lên f31 hoạt động phết nhờ :))
Chỉnh đầu nào ko quan trọng nhưng nếu chỉnh volume bằng digital thì nguyên tắc chỉ có 1 như post trên nói. Còn muốn biết nó chỉnh bên phía Bluetooth hay phía DAC thì phải coi datasheet cụ thể từng thiết bị do về nguyên tắc cả 2 đều chỉnh volume digital được.
 
Đùa, những cái cơ bản như thế này thực sự muốn biết chỉ cần bỏ ra 2p google là ra. Tín hiệu bluetooth nó chả tác động trực tiếp gì đến màng loa cả, nó tác động đến cái bộ thu bluetooth của thiết bị nhận để set mức volume.
Cái flow của việc play nhạc bluetooth lúc nào nó chả như nhau, từ loa mini, loa máy tính hay tai nghe không dây đều vậy:
File nhạc từ thiết bị phát (digital) ---> Encode theo codec bluetooth tại nguồn phát (sbc, aptx, ldac, vvv) (digital), có tham số chỉnh volume ---> Bắn qua sóng bluetooth 2.4G (digital) ---> bộ thu bluetooth của thiết bị thu (digital) ---> Decode tại bộ decode của thiết bị thu (digital) ---> chip DAC của thiết bị thu convert sang analog ---> Mạch amp của thiết bị thu (analog) ---> Loa của thiết bị thu (analog).
Mình không hiểu logic gì khi thắc mắc tín hiệu phải là analog hay có amp thì mới chỉnh được volume. Volume của loa bluetooth 100% được generate bằng mạch amp của loa.
Đối với con nào có núm volume analog tại loa thì đơn giản là mức full volume của loa là mức khi chỉnh cả vol ở nguồn phát và loa ở mức 100%. Còn chỉnh ở loa hay chỉnh từ nguồn phát đơn giản là 2 cách chỉnh khác nhau, chỉnh như nào do người dùng chỉnh. Như mấy con tai không dây nó k có núm chỉnh vol analog trên thiết bị thì chỉnh vol phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn phát, về mặt bản chất cũng không khác gì loa bluetooth cả.

Kết nối dây qua dac nó chỉnh giảm tín hiệu cái source đầu vào dac. Chứ kết nối bluetooth theo mình hiểu là chỉnh như nào cũng là chỉnh volume của cái thiết bị phát thôi. Mình thực ra trc h k quan tâm bluetooth lắm vì quan niệm đã không dây bluetooth thì k bao h đạt mức hi fi, có như nào cũng chỉ là nghe chơi thôi nên cũng k tìm hiểu sâu lắm trc h chỉ dùng có dây và bao h cũng chỉnh 100%. Còn nếu sai xin nhận gạch.

Vú giả vẫn chăm lên f31 hoạt động phết nhờ :))

Hehe. Thì ra bác cũng không biết cách nó chỉnh ở tầng digital ntn. Giải thích loanh quanh vẫn chỉ là chỉnh volume bằng cách chỉnh âm lượng.
 
Phòng khách khoảng 20 25m2 thì bộ này có đuối lắm không, cắm vào nguồn phát tivi thì thế nào bác thớt ơi
 
Phòng khách khoảng 20 25m2 thì bộ này có đuối lắm không, cắm vào nguồn phát tivi thì thế nào bác thớt ơi


Phòng khách 20 25 nhưng chiều ngang thế nào bro? Và có vách chắn hay không hay dạng open? Âm thanh nó cần được bó lại để có phản xạ. Cái phản xạ nó cực kì quan trọng. Thử đưa bất cứ cái loa nào có thể phát âm, loa bluetooth, hoặc điện thoại, ipad bật nhạc ra giữa nhà và đưa vào góc tường là thấy sự khác biệt nó ghê gớm lắm.

Như con A2+ của mình nếu để mặt bàn âm 1 khác, để hếch lên (tức là giảm bớt phản xạ âm từ mặt bàn thì âm nó lại khác biệt, balance lệch về sáng, giảm trầm ngay.

Phòng nghe lý tưởng cho mọi bộ loa nó cần có không gian đóng để dội âm, 1 phần đóng góp vào sự cân bằng dải âm, 1 phần tạo hiệu ứng không gian. Lý tưởng nhất là mỗi loa nó có góc phản xạ sau lưng của nó, tùy công suất mà khoảng cách tới góc này có thể ít hay nhiều. Như bookshelf thì mình nghĩ cỡ 25 ~ 40cm là đẹp. Loa thì cần để cách nhau xa một chút để tạo âm trường lớn, như bookshelf công suất cỡ con này mình cũng tự cho là khoảng tối thiểu 1.5m đến 2.5m là đẹp. Thành ra phòng nghe lý tưởng vẫn là dạng phòng close, kiểu 3.5 x 3.5 mà đa số các phòng chung cư hiện nay đều loanh quanh kích thước này.

Mình rất may mắn là phòng nghe của mình vừa xinh cho tất cả những điều này nên nó mang lại không gian bao trùm và tính sân khấu rất mạnh. Nhiều anh em mua con A5+ này để trên bàn máy tính nghe như loa vi tính mình tin là sẽ có cảm nhận khá là khác biệt so với việc setup nó theo kiểu dàn hi-fi dân dụng như mình.
 
Nhân tiện nhắc đến A2+ thì mình cũng tiện đây review luôn. #1 mình cũng đã kể chuyện là hồi đó tìm 1 bộ loa tầm 2~300$ thôi nhưng về sau nghe A5+ thích quá nên máu lên não rồi quất luôn cả 2 anh em nhà nó. A5+ nghe kiểu dân dụng, A2+ làm loa vi tính. Dù kì thực cả 2 đều nghe với laptop hết. A5+ nghe bluetooth còn A2+ cắm USB chạy DAC built in luôn.

Đấy chính là 1 ưu điểm của A2+, đó là nghe DAC built in, tiếng nó chắc ăn là tốt hơn DAC của phone hay laptop. Không thể làm việc này với A5+ bởi nếu không bluetooth thì chỉ có thể cắm 3.5 vào A5+ mà thôi. Nhưng đương nhiên A5+ có bluetooth aptx 4.0 qua DAC AK4396 giải mã 24bit, nên đương nhiên nếu nghe bluetooth với A5+ thì chẳng kém gì, có khi còn hơn.

Trở lại với A2+. Chất âm của nó vẫn là soundsign Audioengine, âm rất tự nhiên, mid dày và nội lực, tổng thể giàu nhạc tính. Tuy nhiên cảm giác nghe A2+ và A5+ là hai cảm giác rất khác nhau. Lý do cũng bởi setup. A2+ nghe trên bàn làm việc nên vốn dĩ nó được để gần nhau và cũng gần với tai người nghe. Cho nên không gian âm nhạc mà nó tạo ra bó hẹp hơn hẳn. Đó là 1.

Anh nào mà bàn làm việc thoáng thì coi như loa để chơ vơ giữa không gian, không có phản xạ sau lẫn phản xạ 2 bên luôn. Còn nếu bàn quay vào tường thì cũng coi như còn có phản xạ sau, nhưng không có phản xạ 2 bên và phản xạ sau lưng hay trên đỉnh đầu người nghe, không có âm dội nên tính sân khấu của nó ít hơn hẳn. Đó là 2.


Còn về chất âm:
A2+ thiếu trầm. Gu mình nghe ít trầm nhưng con A2+ còn dưới cả mức cân bằng của mình, có nghĩa anh nào basshead không nghe nổi. Mình nghe thì vẫn enjoy, chỉ thấy là thiếu trầm thôi. Mà đặc biệt là thiếu subbass, nên bass đánh vừa ít vừa cứng nữa. Bass đánh đúng kiểu bịch bịch.

Dải trên thì vẫn rất hay, âm trong trẻo, vẫn chi tiết, mid dày dặn, và nội lực đúng soundsign AE, treble cũng không có gì để khen hay phàn nàn tương tự A5+. Nhưng cái không gian âm nhạc mà nó tạo ra theo chiều ngang không nói tới nhưng theo chiều dọc cũng ít hơn rõ ràng so với A5+, nên nó không tái hiện được chất sân khấu. Tức là nghe đúng như 1 cái loa vi tính chứ không cảm nhận mình đang chìm trong 1 cái sân khấu âm nhạc như setup A5+ của mình tạo ra.


Tóm váy:
A2+ là 1 con loa vi tính đúng nghĩa, chỉ có thể dùng nó với như vậy chứ không thể khác. Lợi thế có DAC builtin để nghe với laptop. Chất âm vẫn đặc trưng Audioengine, mid rất hay, nhưng thiếu trầm. Mình chưa thử nghe chung với sub. Nhưng nếu đánh cùng sub thì chắc chắn cũng đáng gờm đấy, đánh với sub ngon thì cũng bạt tai đám loa vi tính under 500$ như con thôi.

Cảm giác nghe A2+ và A5+ của mình rất khác nhau vì 2 setup không gian khác hẳn nhau. A2+ nghe như 1 chiếc loa vi tính, loa để hướng đến tai, ngồi gần nên nhạc như tiến sát mặt mình thôi. Còn A5+ thì có cảm giác sân khấu rõ ràng và sân khấu nó lùi lại trong 1 vị trí xác định trong không gian.

Chung kết là mình vẫn thấy A2+ là 1 cặp loa hay, đáng tiền với mình, với gu âm ít bass thì nghe con này vẫn enjoy được, bởi mình tin là không tìm được cặp nào tầm tiền này có chất mid tốt như vậy. Nếu phối thêm sub, mình tin sẽ thành 1 setup âm thanh hay và đáng chơi trong tầm tiền.
 
Last edited:
Qua một thời gian nghiên cứu mình đã quất cặp The Fives với giá 15tr để nghe nhạc Vàng và Disco cho phòng 20m2
88114d4bf786595a46ae46d0ecdb645d.png
 
Thêm cục Sub nữa nghe hay hơn bạn ạ.
Mình đang dùng A5+ sub S8, DAC D1 cho máy tính. Càng nghe càng yêu.

Những lúc nghe nhạc volume cao thì mình ra phòng khách có KEF LS50w (ver 1 thôi)

VaPWgSn.jpg

oiAVpvT.jpg
 
Thu âm bằng phone mà bro, mang tính minh họa thôi. Chứ nếu để so chắc phải đầu tư con Zoom H6. Rồi phải vác 2 con loa ra cùng đánh và cùng thu như bọn Stereophony vẫn làm trên youtube. Bọn này so vô vàn bookshelf với nhau mà chưa có KEF LSW mới đau, mới chỉ có con X300A.

Bên ngoài hay lắm, bro nào ở Hanoi có khi giao lưu chéo nhau tí thì vui. :D
thử xeo 20 đi anh
 
Nhiều thớt trong f31 bàn loa này rồi mà bác.
Ls50w quá ngon trong tầm tiền. LS50w + sub rel chấp tất cả các thể loại set up dân dụng tầm 60 củ bác nhé.
Ls50w ngoài là loa chủ động (active speaker) còn là network player/streamer. Chỉ cần bác có 1 con NAS lưu nhạc hoặc upload file nhạc lên drive/cloud trực tuyến là có thể dùng điện thoại điều khiển để play nhạc. Có tài khoản tidal/spotify thì chơi nhạc lại càng tiện hơn nữa :beauty:
em cứ tưởng vô địch tầm tiền là cặp xeo 20 upgrade từ xeo 4 đã đc siêu nhân review năm nào
 
Thêm cục Sub nữa nghe hay hơn bạn ạ.
Mình đang dùng A5+ sub S8, DAC D1 cho máy tính. Càng nghe càng yêu.

Những lúc nghe nhạc volume cao thì mình ra phòng khách có KEF LS50w (ver 1 thôi)

VaPWgSn.jpg

oiAVpvT.jpg


Mình nghĩ con A5+ để setup như này nghe không ra cái hay của nó đâu, bro thử setup đó theo kiểu dân dụng xem khác không :D

A5+ setup như mình nghe đang dư bass luôn bro ạ.

// Có dkien nhất định thử KEF LS50W, con này ở F31 có vẻ chỉ có khen chứ chưa nghe chê, cũng khá là tò mò :D
 
Last edited:
Mình nghĩ con A5+ để setup như này nghe không ra cái hay của nó đâu, bro thử setup đó theo kiểu dân dụng xem khác không :D

A5+ setup như mình nghe đang dư bass luôn bro ạ.

// Có dkien nhất định thử KEF LS50W, con này ở F31 có vẻ chỉ có khen chứ chưa nghe chê, cũng khá là tò mò :D
sao k thử xeo 20 anh trai, em thấy mấy anh bảo xeo 20 trên LS50W 1 bậc ấy
 
Mình nghĩ con A5+ để setup như này nghe không ra cái hay của nó đâu, bro thử setup đó theo kiểu dân dụng xem khác không :D

A5+ setup như mình nghe đang dư bass luôn bro ạ.

// Có dkien nhất định thử KEF LS50W, con này ở F31 có vẻ chỉ có khen chứ chưa nghe chê, cũng khá là tò mò :D
Tùy theo gu nhạc của bạn, và bạn nghe nhạc gì thôi. Ko có sub bass nó nhiều nhưng chưa đủ sâu bạn ạ. Kể cả con Kef cũng thế, mình định mua sub Rel cho bộ Kef đây.
 
sao k thử xeo 20 anh trai, em thấy mấy anh bảo xeo 20 trên LS50W 1 bậc ấy

Có điều kiện thích hợp thì sẽ thử hết :D. Tuy nhiên chơi mấy đồ này cốt yếu tìm kiếm sự hài lòng, tìm kiếm cái joy. Tùy điều kiện kinh tế mỗi người mà sẽ tồn tại 1 điểm ngọt ở đó cân bằng giữa mức đầu tư chi ra và giá trị nhận họ nhận được để có được sự hài lòng tối đa. Ai cũng biết tiền nhiều hơn thì ta có thể mua được đồ tốt hơn nhưng không phải ai cũng là triệu phú tỉ phú để có thể chi tiền ra một cách không giới hạn đâu :D

Có thể 500 700$ giúp trải nghiệm âm thanh từ 3 lên 8. Nhưng muốn lên 8.5 thì phải lên 2000$, muốn lên 8.7 phải 3000$, muốn lên 9 phải 10k chẳng hạn. Rất vô cùng. Mình đang ở cái ngưỡng từ trải nghiệm chẳng ra gì lên tới trải nghiệm hay, thích thú, tạm dừng ở đó rất happy. Còn lên nữa hay không sau này tùy độ máu và kinh tế thôi.

Tùy theo gu nhạc của bạn, và bạn nghe nhạc gì thôi. Ko có sub bass nó nhiều nhưng chưa đủ sâu bạn ạ. Kể cả con Kef cũng thế, mình định mua sub Rel cho bộ Kef đây.


Mình thì muốn nhấn mạnh vào vấn đề setup, mặc dù đương nhiên gu nhạc cũng là yếu tố quyết định. Ngày xưa Sony làm ra con headphone dòng XB, bán cũng mấy trăm đô con XB-1000 super extra bass. Bạn mình mua về tấm tắc khen hay mình thì bật nhạc 10s phải tháo ra ngay. Gu nhạc, gu âm nó quyết định sự đánh giá và cách chơi loa là chắc chắn rồi.

Nhưng mình muốn nhấn mạnh yếu tố setup. Bởi nếu setup A5+ như loa vi tính, không có không gian cho nó, không có phản xạ, để gần nhau và hướng đến tai người nghe thì rõ ràng yếu tố không gian của loa bị hạn chế đi nhiều, âm tiến và bớt trầm. Trong khi nếu setup theo kiểu dàn hi-fi có không gian cho nó, có phản xạ, thì độ cân bằng và trải nghiệm cái sự tái tạo âm nó cũng khác. Con A5+ nếu so về bass quantity có lẽ là nhiều hơn so với các cặp bookshelf khác, vào setup của mình nó khá dư bass vì bass có điều kiện dội âm, cộng hưởng, bass nó đang kiểu rền nở, có đuôi. Nếu đánh thêm subwoofer thì lượng bass chỉ có nhiều lên chứ chẳng thể giảm đi được. Âm thêm lùng nhùng mà thôi, dù cho đúng là Sub nó mở rộng dải tần đáp ứng xuống tần số siêu trầm.

Có nghĩa: Nghe với setup kiểu loa vi tính với người gu nhiều bass, thì có thể cần thêm sub. Còn với setup như của mình thì thêm sub chỉ có dở đi. Con A5+ này cũng không có EQ để mà chỉnh sự cân bằng khi đấu thêm sub cơ.
 
Nhưng mình muốn nhấn mạnh yếu tố setup. Bởi nếu setup A5+ như loa vi tính, không có không gian cho nó, không có phản xạ, để gần nhau và hướng đến tai người nghe thì rõ ràng yếu tố không gian của loa bị hạn chế đi nhiều, âm tiến và bớt trầm. Trong khi nếu setup theo kiểu dàn hi-fi có không gian cho nó, có phản xạ, thì độ cân bằng và trải nghiệm cái sự tái tạo âm nó cũng khác. Con A5+ nếu so về bass quantity có lẽ là nhiều hơn so với các cặp bookshelf khác, vào setup của mình nó khá dư bass vì bass có điều kiện dội âm, cộng hưởng, bass nó đang kiểu rền nở, có đuôi. Nếu đánh thêm subwoofer thì lượng bass chỉ có nhiều lên chứ chẳng thể giảm đi được. Âm thêm lùng nhùng mà thôi, dù cho đúng là Sub nó mở rộng dải tần đáp ứng xuống tần số siêu trầm.

Có nghĩa: Nghe với setup kiểu loa vi tính với người gu nhiều bass, thì có thể cần thêm sub. Còn với setup như của mình thì thêm sub chỉ có dở đi. Con A5+ này cũng không có EQ để mà chỉnh sự cân bằng khi đấu thêm sub cơ.
Tất nhiên phòng cực kì quan trọng, loa nào cũng cần có không gian/vật liệu phù hợp. Trên xe của mình còn tốn chục củ làm tiêu âm cơ.
Còn bộ A5+ là mình để phòng làm việc, nghe lúc làm, phòng làm việc ko có không gian để setup cho thoải mái. Lúc enjoy thì mình nghe Kef ở phòng ngoài.
Nếu có điều kiện thì nên setup một phòng riêng nghe nhạc với tiêu âm đàng hoàng.

Còn về bass thì mình ko đồng ý với bạn. Thêm sub ko phải là thêm bass hay bass to, điều này chỉ đúng với loa cấp thấp, nghe "không có bass". Đối với loa cao cấp, thêm sub là để bass sâu hơn, nghe hay hơn.
 
Last edited:
Back
Top