[Covid-19 in Vietnam] Cập nhật thông tin - chia sẻ tình hình | Tất cả post vào đây - Cấm lập thread ngoài > auto xóa!

Status
Not open for further replies.
Sức khoẻ các bệnh nhân nặng mắc COVID-19 hiện như thế nào?
Thứ Hai, 13/4/2020 11:11
Khó có thể tưởng tượng 3 lần ngừng tuần hoàn mà bệnh nhân vẫn quay lại được với cuộc sống. Đến nay nữ bệnh nhân nặng mắc COVID-19 này đã bắt đầu có tri giác trở lại, đã làm theo được những gì bác sĩ và điều dưỡng yêu cầu. Đó là sự hồi phục vượt cả tưởng tượng của bác sĩ...
Các bệnh nhân mắc COVID-19 nặng đang được các bác sĩ và các chuyên gia thường xuyên hội chẩn, nỗ lực điều trị
Các bệnh nhân mắc COVID-19 nặng đang được các bác sĩ và các chuyên gia thường xuyên hội chẩn, nỗ lực điều trị
Theo thông tin từ Tiểu Ban điều trị- Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 tối ngày 12/4 cho biết, đến nay Việt Nam đã điều trị khỏi 144 trường hợp (55%) bệnh nhân, còn lại 114 người bệnh (45%), đang điều trị tại 14 cơ sở khám chữa bệnh. Có cả bệnh viện tuyến Trung ương, Bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện dã chiến.
Có 71 ca (61%) đang được điều trị tại các bệnh viện tuyến trung ương, có 39 ca (35%) đang điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh và 4 ca (4%) đang điều trị tại các bệnh viện tuyến huyện.
Hiện 106 bệnh nhân có sức khoẻ ổn định; có 8 bệnh nhân nặng, trong đó 01 trường hợp chạy ECMO, 2 trường hợp thở máy, 5 trường hợp thở ô xy.
+ BN161: 88 tuổi, từ Bệnh viện Bạch Mai chuyển sang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Bệnh nhân có tiền sử bị tai biến, xuất huyết não và liệt 1/2 người bên trái. Bệnh nhân này hiện đang thở máy.
Tại buổi hội chẩn chuyên môn về điều trị bệnh nhân nặng, Hội đồng chuyên môn cũng đề nghị các bác sỹ điều trị trực tiếp xem xét thời điểm để mở nội khí quản cho người bệnh
+ BN20: 64 tuổi, thở máy, tình trạng sức khoẻ tiến triển tốt hơn. Bệnh nhân này hiện đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
Chia sẻ về ca bệnh này, GS.TS Nguyễn Văn Kính, chủ tịch Hội đồng chuyên môn điều trị COVID-19, cho biết bệnh nhân này vừa thiếu cân, vừa bị rối loạn tiền đình.
Chỉ vài ngày sau khi vào viện, bệnh tiến triển rất nhanh, ngày 15/3 bệnh nhân bắt đầu phải thở máy, ngày 19/3 các chuyên gia phải cho bệnh nhân vừa thở máy vừa sử dụng ECMO.
Bộ Y tế đã thành lập tổ trợ giúp chuyên môn do GS.TS Nguyễn Gia Bình - nguyên trưởng khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai - làm tổ trưởng. Trong vòng 21 ngày, 30 chuyên gia đã có 14 buổi hội chẩn chuyên môn trực tuyến, theo dõi các chỉ số của các bệnh nhân nặng trong mỗi giờ để có chiến lược điều trị kịp thời.
Sau rất nhiều cố gắng của cả bác sĩ và bệnh nhân, bệnh nhân này đã được cai ECMO hôm 4/4. Tuy nhiên, sau đó bệnh nhân đã có tới 3 lần ngừng tuần hoàn.
"Chúng tôi khó có thể tưởng tượng 3 lần ngừng tuần hoàn mà vẫn quay lại được với cuộc sống, vì bình thường có khi ngưng 2 lần gia đình đã xin về.
Lần này bác sĩ nỗ lực, gia đình cũng nỗ lực, đến nay bệnh nhân đã bắt đầu có tri giác trở lại, đã làm theo được những gì bác sĩ và điều dưỡng yêu cầu. Đó là sự hồi phục vượt cả tưởng tượng của chúng tôi" – GS.TS Nguyễn Văn Kính chia sẻ
+ BN91: 43 tuổi tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, chuyển sang thở máy xâm nhập và chạy ECMO, tình trạng nguy kịch
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh cho biết tổn thương phổi của bệnh nhân này ngưng tiến triển tuy nhiên thông khí còn rất hạn chế, tình trạng rối loạn đông máu nặng vẫn chưa cải thiện, dù kết quả xét nghiệm RT-PCR ở cả bệnh phẩm dịch rửa phế quản và dịch mũi họng của bệnh nhân đều âm tính với virus SARS-COV-2
Hiện tại, bệnh nhân không sốt, nằm yên (có sử dụng thuốc an thần). Bệnh nhân tiếp tục thở máy xâm nhập, tiếp tục được oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO) và lọc máu liên tục.
Do đây là bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng nên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh thường xuyên cập nhật tình hình và xin ý kiến hội đồng chuyên môn cấp quốc gia để thống nhất hướng điều trị tiếp theo.
Hiện nay, theo ý kiến hội chẩn của Hội đồng chuyên môn cấp quốc gia, ngoài các can thiệp hồi sức hô hấp tuần hoàn chuyên sâu như trên, công tác điều trị tình trạng rối loạn đông máu ở bệnh nhân này đang tập trung điều trị theo hướng hội chứng HIT (Heparin-induced thrombocytopenia)
Tiểu ban Điều trị cũng cho biết, trong số các ca bệnh hiện nay đang điều trị, số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với virus SARS-CoV-2 là: 38 ca, trong đó số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính là 16 ca
 
bn công nhân ss nó nghỉ làm từ 6/4 . Nếu virut nó ém tối đa 14 ngày thì tầm 20 /4 có ca nào là phát hiện ra hết
 
✅ Theo đại diện tỉnh Bắc Ninh, ngay khi nhận được thông báo của Bộ Y tế về việc BN262 là công nhân Công ty TNHH Samsung Bắc Ninh, ngay đêm qua (12/4), UBND tỉnh đã làm việc với công ty.
Trước mắt, lực lượng chức năng đã cách ly toàn bộ phân xưởng nơi nhân viên trên làm việc, thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch COVID-19.
Đến 6h sáng nay (13/4), UBND tỉnh Bắc Ninh đã yêu cầu cách ly bắt buộc khoảng 40 người được xác định là F1, có tiếp xúc gần với bệnh nhân trên. Đồng thời, yêu cầu hàng trăm công nhân tại phân xưởng, những người đi cùng xe với người bệnh cách ly tại chỗ, tuyệt đối không di chuyển đến các địa phương khác.
Được biết, công ty hiện có hơn 20.000 nhân viên. Từ khi tại Hạ Lôi có ca bệnh mắc COVID-19, công ty đã cho các nhân viên khu vực Mê Linh ngừng việc và ngừng các chuyến xe bus từ Mê Linh đến công ty.

✅ Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cấm toàn bộ phương tiện giao thông lưu thông trên đường 23, đoạn từ nút giao giữa đường 23 với đường 301 đến nút giao giữa đường 23 với trục trung tâm đô thị Mê Linh.

✅ Cơ quan chuyên môn lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc cho 10.013 người tại Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội), đã xét nghiệm 5.204 mẫu (trong đó 3.135 mẫu đã cho kết quả âm tính; các mẫu còn lại đang làm); lấy 361 mẫu tiếp xúc gần với các trường hợp dương tính, kết quả có 4 trường hợp dương tính, còn lại đều âm tính.
 
Họp chính phủ cho phép giãn cách ly xã hội tùy địa phương...
Cơ mà chốt câu như chỉ thị 16 ng đứng đầu chịu trách nhiệm thì
qZV215Z.png

//Cơ mà với việc nới lỏng ntn thì khả năng các tỉnh thành khác sẽ bỏ cách ly rồi. 30/4 dc quẩy rồi....
:beauty::angry:
Báo với anh là ông chú tôi bay từ đn vào sg mà đang bị cách ly ở củ chi vì máy bay có người nghi nhiễm, anh bớt quẩy hộ tôi cái :whistle::ah:
 
"CHÚNG TÔI KHÓ CÓ THỂ TƯỞNG TƯỢNG 3 LẦN NGỪNG TUẦN HOÀN MÀ VẪN QUAY LẠI ĐƯỢC VỚI CUỘC SỐNG"

BN20 (64 tuổi, thở máy) hiện tình trạng sức khoẻ tiến triển tốt hơn. Chia sẻ về ca bệnh này, GS.TS Nguyễn Văn Kính, chủ tịch Hội đồng chuyên môn điều trị COVID-19, cho biết bệnh nhân này vừa thiếu cân, vừa bị rối loạn tiền đình.

Chỉ vài ngày sau khi vào viện, bệnh tiến triển rất nhanh, ngày 15/3 bệnh nhân bắt đầu phải thở máy, ngày 19/3 các chuyên gia phải cho bệnh nhân vừa thở máy vừa sử dụng ECMO.

Bộ Y tế đã thành lập tổ trợ giúp chuyên môn do GS.TS Nguyễn Gia Bình - nguyên trưởng khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai - làm tổ trưởng. Trong vòng 21 ngày, 30 chuyên gia đã có 14 buổi hội chẩn chuyên môn trực tuyến, theo dõi các chỉ số của các bệnh nhân nặng trong mỗi giờ để có chiến lược điều trị kịp thời.

Sau rất nhiều cố gắng của cả bác sĩ và bệnh nhân, bệnh nhân này đã được cai ECMO hôm 4/4. Tuy nhiên, sau đó bệnh nhân đã có tới 3 lần ngừng tuần hoàn.

"Chúng tôi khó có thể tưởng tượng 3 lần ngừng tuần hoàn mà vẫn quay lại được với cuộc sống, vì bình thường có khi ngưng 2 lần gia đình đã xin về".Lần này bác sĩ nỗ lực, gia đình cũng nỗ lực, đến nay bệnh nhân đã bắt đầu có tri giác trở lại, đã làm theo được những gì bác sĩ và điều dưỡng yêu cầu. Đó là sự hồi phục vượt cả tưởng tượng của chúng tôi" – GS.TS Nguyễn Văn Kính chia sẻ.

---
Theo PGS.TS.Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế: Đến bây giờ chưa có ca tử vong nào do COVID-19 nhưng đã có những ca bệnh nặng, rất nặng thậm chí có tiên lượng tử vong. Những ngày qua ngành y tế đã huy động toàn lực điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng, căng sức tập hợp kể cả các đội ngũ cán bộ chuyên gia giỏi nhất thông qua các cuộc hội chẩn từ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong các trường hợp dùng ECMO hay lọc máu.

"Đánh giá các ca này tiên lượng tử vong vẫn còn nên đội ngũ thầy thuốc đang tập trung tất cả những thầy thuốc giỏi nhất, phương tiện y tế hiện đại nhất, đặc biệt là sự theo dõi tận tình của đội ngũ y bác sĩ, chúng ta sẽ cố gắng chiến đấu, để cứu chữa, giữ mạng sống cho các bệnh nhân"- Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.

via vozForums for iPhone
 
nói chung VN chữa là để thử nghiệm các thuốc và phác đồ . Nếu có bùng thì chữa cũng nhanh hơn , ko ai rỗi tiền làm chuyện ko có mục đích là chết 0 người đâu .
 
trong cty Nhật Hàn thì staff dùng chung cho nhân viên (phân biệt với công nhân phổ thông), gọi là trên leader thì ko phải, nhưng cũng tùy công ty nữa
Hồi trước mình mới ra trường đi làm củng là staff rồi nhưng công ty phân biệt cấp bậc bằng nón đội, xanh là công nhân ,trắng là nhân viên staff, đỏ là cấp quản lý tổ trưởng, nhóm trưởng,
Nón đỏ có thể là tổ trưởng nhóm công nhân, hoặc là nhóm trưởng của nhóm thiết kế....
Tôi làm leader ở cty Nhật hơn năm ông giời ạ. Tôi là cấp dưới của 1 th staff, là nhân viên sản xuất đúng bài đấy. Thế nên tôi mới nói th staff là cũng tương đối. Trên staff là phó phòng senior sao đó. Dưới leader còn subleader, support rồi cuối cùng là worker
 
Vị tiến sĩ cũng cho hay mỗi gia đình sẽ được cấp một “thẻ thông hành”, chỉ có người cầm thẻ này được ra ngoài và phải đăng ký. Khi đi ra ngoài cũng phân chia ngày chẵn, ngày lẻ và ngay việc phát thẻ cũng đã chia ngày chẵn - lẻ. Người dân có thẻ đi ra ngoài chỉ được đi trong phạm vi thôn Hạ Lôi.
 
Bình tĩnh nào các bạn, mấy ca ở Việt Nam ca nào mà chả có cả mớ F1, F2, do Việt Nam truy lùng rất kỹ nên số lượng tiếp xúc gần nó nhiều như vậy, chủ yếu giờ tập trung cách ly xét nghiệm, rồi xem thế nào, có bùng không, chứ đâu phải dính 1 phát là cả khu đó dính hết đâu, rất nhiều ca ở Việt Nam cũng tiếp xúc rất nhiều rồi cũng túm lại cách ly cả loạt đó thôi, mà cũng có nổ ca nhiều đâu, thêm bọn Samsung cũng sợ ảnh hưởng nên bọn nó làm kỹ lắm, tâm lý công nhân cũng sợ chết nên full bảo hộ nữa ( trong nhà máy ) , ca này căng, nhưng không nên hoang mang như thế, để xem vài ngày tới tập trung xét nghiệm các ca tiếp xúc gần xem thế nào
 
Các nhà Khoa học Anh tìm ra nguyên nhân khiến người Việt nam ít nhiễm Virus Covid 19. Và hiện tại trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu mang lại kết quả tương tự.

Theo tờ the sun của Anh nguyên nhân dẫn đến việc Virus Vũ Hãn khó lây lan tại môi trường của Việt Nam là do phần lớn người Việt Nam được tiêm loại Vaccine BCG từ nhỏ,đây là một Vaccine phòng Lao có từ năm 1921, nhưng có tác dụng giúp cho phổi chống chọi với bệnh lao phổi và nay nó cũng giúp chúng ta được bảo vệ tốt hơn trong cúm Covid 19 .

Điều rất ngạc nhiên là Châu Âu rất ít dùng loại Vaccine này do tiêm vào để lại sẹo với kích cỡ lớn ở tay gây mất thẩm mỹ.
Truyền thông Vương quốc Anh vừa loan tải nghiên cứu này ngày 11.4, rất nhiều quốc gia khác cùng nghiên cứu và đang có kết luận tương tự.

Hiện các nhà khoa học đang nhận định, Việt Nam sẽ khó lây hơn Châu Âu cỡ 6 lần do đại bộ phận người dân Việt Nam đều tiêm loại Vaccine này.Hiện các nhà Khoa học đang xem xét có nên đưa loạ Vaccine BCG lại sử dụng lại để tạm ứng phó trước mắt hay không.
https://www.thesun.co.uk/news/11352531/coronavirus-death-rate-lower-countries-bcg-vaccine/

via vozForums for iPhone
 
Chủ tịch Hà Nội: Độ trễ trong thông tin ca bệnh Covid-19 sẽ làm người dân phân tâm, lơ là phòng dịch

ANTD.VN - Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung khẳng định, không có việc Hà Nội “tranh việc” để công bố thông tin và nhấn mạnh cần thống nhất trong việc cung cấp thông tin các ca bệnh sớm, không để xảy ra tình trạng người dân phân tâm, chủ quan trong lúc nguy cơ lây nhiễm Covid- 19 còn cao…
ảnh 1

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung phát biểu tại phiên họp
Sáng 13-4, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Hà Nội đã chủ trì phiên họp trực tuyến với các quận huyện, xã phường để tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống, khoanh vùng dập dịch.
“Rà soát Bạch Mai mới ra ổ dịch Hạ Lôi”
Mở đầu phiên họp, về ổ dịch tại thôn Hạ Lôi, Mê Linh, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết, người nhân vùng này trồng khoảng 100 hecta hoa cung cấp trong địa bàn thành phố. Trong đó, những người mua bán hoa (chủ yếu là bán lẻ) ở các chợ sẽ có nguy cơ lây nhiễm Covid -19.
Từ đó, UBND TP đã yêu cầu các quận huyện, đặc biệt là các huyện có chợ hoa như Mê Linh; Đông Anh, quận Tây Hồ, Bắc Từ Liêm và các quận có nhà tang lễ (nhận hoa từ các vùng hoa) là Hai Bà Trưng; Hoàn Kiếm, Cầu Giấy cần rà soát, theo dõi kỹ những người thuộc nhóm nguy cơ trên.
Nói về một số quan điểm khác nhau của chuyên gia về nguồn gốc lây nhiễm ca bệnh ở Hạ Lôi, Chủ tịch UBND TP nêu rõ: “Chúng tôi rà soát những người có liên quan đến Bạch Mai thì mới ra bệnh nhân 243 và từ bệnh nhân này mới ra các bệnh nhân khác ở Hạ Lôi. Chúng ta phải khẳng định điều này. Chúng ta đã thống nhất quan điểm rất rõ ràng là những ai đã đến Bệnh viện Bạch Mai là có nguy cơ cao...".

Chủ tịch UBND TP cũng yêu cầu các quận, huyện cần đúc kết những bài học trong quá trình xác minh, khoanh vùng dập dịch, xét nghiệm, lấy mẫu và nhấn mạnh: "Hà Nội vừa trải qua 14 ngày sóng gió. Từ ca đầu tiên phát hiện ngày 6-3, đến nay đã 1 tháng 6 ngày và Hà Nội vẫn là một địa bàn nóng, có số ca nhiễm và số ca lây nhiễm cộng đồng nhiều nhất".
Tránh tình trạng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược"
Nói về việc đến sáng nay, Hà Nội có 117 ca dương tính với Covid-19 nhưng theo số liệu của Bộ Y tế là 112 ca vậy số trường hợp còn lại đang ở đâu… Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, cần thay đổi cách làm, bởi nếu không không đồng bộ, không nhất quán về thông tin, sẽ làm người dân phân tâm.
Nhấn mạnh không có chuyện Hà Nội "tranh việc" để thông tin ca bệnh Covid -19, Chủ tịch UBND TP nêu rõ, trong giai đoạn 1 của dịch Covid -19, Bộ Y tế cho phép CDC Hà Nội xét nghiệm loại trừ; giai đoạn 2 cho phép xét nghiệm khẳng định.
Nêu việc Hà Nội đã đề xuất là khi đã xét nghiệm khẳng định thì cập nhật và công bố luôn bởi độ trễ của thông tin sẽ ảnh hưởng đến công tác phòng dịch, Chủ tịch UBND TP dẫn chứng: "Như ca bệnh Bộ Y tế công bố chiều 12-4 thì Hà Nội đã thông báo từ chiều 11-4. Đáng lẽ, trong sáng 12-4, Bộ cần công bố luôn nhưng lại để đến buổi chiều. Nhân dân không thấy thông tin, rồi báo chí đưa tin sáng không có ca bệnh... Như vậy sẽ dẫn đến chủ quan, không thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng".
"Nếu những vấn đề phù hợp với khoa học dịch tễ và thực tiễn thì chúng ta cần mạnh dạn sửa ngay. Chúng tôi là những người trực tiếp làm nên chung chung là khó làm", Chủ tịch UBND TP nói.
Dẫn bài học từ Mê Linh và các nơi khác, Chủ tịch UBND TP đề nghị tổ công tác của Bộ Y tế nghiên cứu, đánh giá để có cảnh báo về các đối tượng, độ tuổi dễ lây nhiễm Covid-19. "CDC Hà Nội, Sở Y tế cần cùng với các chuyên gia nghiên cứu kỹ vấn đề này. Phân tích phải logic với nhau và chọn cái xác suất nhiều hơn để đưa ra nhận định thống nhất, tránh tình trạng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" - ông Nguyễn Đức Chung nói.


=>>> Bộ Y Tế với CT TP Hà Nội có vẻ không hợp nhau trong cách làm việc.
 
Các nhà Khoa học Anh tìm ra nguyên nhân khiến người Việt nam ít nhiễm Virus Covid 19. Và hiện tại trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu mang lại kết quả tương tự.

Theo tờ the sun của Anh nguyên nhân dẫn đến việc Virus Vũ Hãn khó lây lan tại môi trường của Việt Nam là do phần lớn người Việt Nam được tiêm loại Vaccine BCG từ nhỏ,đây là một Vaccine phòng Lao có từ năm 1921, nhưng có tác dụng giúp cho phổi chống chọi với bệnh lao phổi và nay nó cũng giúp chúng ta được bảo vệ tốt hơn trong cúm Covid 19 .

Điều rất ngạc nhiên là Châu Âu rất ít dùng loại Vaccine này do tiêm vào để lại sẹo với kích cỡ lớn ở tay gây mất thẩm mỹ.
Truyền thông Vương quốc Anh vừa loan tải nghiên cứu này ngày 11.4, rất nhiều quốc gia khác cùng nghiên cứu và đang có kết luận tương tự.

Hiện các nhà khoa học đang nhận định, Việt Nam sẽ khó lây hơn Châu Âu cỡ 6 lần do đại bộ phận người dân Việt Nam đều tiêm loại Vaccine này.Hiện các nhà Khoa học đang xem xét có nên đưa loạ Vaccine BCG lại sử dụng lại để tạm ứng phó trước mắt hay không.
https://www.thesun.co.uk/news/11352531/coronavirus-death-rate-lower-countries-bcg-vaccine/

via vozForums for iPhone
Hợp lý rồi
 
"Nói về việc đến sáng nay, Hà Nội có 117 ca dương tính Covid-19 nhưng theo số liệu của Bộ Y tế là 112 ca."
Còn 5 ca nữa nhé, chắc Hạ Lôi hết. BYT nên để các trung tâm xét nghiệm khẳng định như CDC Hà Nội cập nhật số liệu trực tiếp vào hệ thống thay vì báo cáo rồi chờ công bố thì hay hơn.
 
"Nói về việc đến sáng nay, Hà Nội có 117 ca dương tính Covid-19 nhưng theo số liệu của Bộ Y tế là 112 ca."
Còn 5 ca nữa nhé, chắc Hạ Lôi hết. BYT nên để các trung tâm xét nghiệm khẳng định như CDC Hà Nội cập nhật số liệu trực tiếp vào hệ thống thay vì báo cáo rồi chờ công bố thì hay hơn.
BYT toàn chơi bài cách ly hết rồi mới công bố, đây đưa Hà Nội cầm đèn chạy trước ô tô hên xui lắm, lỡ chưa kịp cách ly cái Hà Nội đã công bố rồi thì đổ sông đổ bể
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top