[Kinh dịch] Khoa học hay Mê tín.?

Sự biến chuyển, biến đổi => ghi lại thành kinh nên gọi là kinh dịch
Hiểu 64 quẻ vận hành:
=> Hiểu 64 qui luật của vũ trụ
=> Dự đoán trước sự việc
=> Thêm dữ kiện để xử lí
=> Đời sống, công việc, gia đình
=> Phát triển bản thân
64 quẻ, 1 quẻ 6 hào là 384 cách vận hành của vũ trụ. Đại khái là coi ngày lành tháng tốt, coi việc sắp xảy ra trong tương lai rồi từ đó chọn cái tốt cho mình thế thôi. Nói chung là cái gì trong đời sống công việc, kinh tế, xã hội...mà khó xử lí quá thì bốc quẻ lên kinh dịch nó trả lời cho rồi có dữ liệu mà thay đổi để nó tốt hơn.
  • tại sao chỉ có 64 qui luật vũ trụ mà không phải nhiều/ ít hơn.?
  • ví dụ ngày hôm nay và ngày mai gieo quẻ khác giờ nhau, chỉ khác biến nhưng quẻ chủ giống nhau, thế thì sự việc như nhau chăng.? mình đã từng bốc được nhiều quẻ giống nhau như vậy.
  • chủ yếu là niềm tin, giúp cho con nghiện tin tưởng vào đó mà bấu víu hơn là tự làm rồi tự oán bản thân...

Mình chưa tìm hiểu về kinh dịch nhưng có nghiên cứu qua về tử vi. Mình thấy mấy cái này gọi là mê tín dị đoan thì cũng chưa hẳn sai, nhưng chắc chính xác hơn thì gọi là huyền học. Quan niệm chung nhất của mấy cái này là vạn vật sinh ra chịu sự ảnh hưởng và tác động của vũ trụ, của trời đất và các vì sao, nên có thể dựa vào đó để tiên đoán tương lai.
Gọi là mê tín dị đoan vì nó dựa đoán tương lai trên những yếu tố k xác định rõ ràng, mơ hồ như thời gian nghĩ tới sự việc, đồng xu,... nên tất nhiên kết quả có thể đúng hoặc sai.
Nhưng gọi nó là huyền học vì trải qua bao nhiêu đời, rất nhiều người tài cũng nghiên cứu cái này và xây dựng nên 1 hệ thống cơ sở tương đối logic về các bộ môn huyền bí. Và kì lạ là xác suất đúng khá cao, vì thế nên k thể nói rằng mấy cái này là vớ vẩn, k có căn cứ. Chẳng qua có thể hiểu biết của bản thân chưa tới tầm nên mình chưa đủ sức ngấm nó thôi, chứ tìm hiểu thấy cũng khá thú vị và hay ho chứ kp mấy trò lừa bịp người khác mà mấy bà thầy cúng thầy bói hay làm.
  • Mình có dùng để chiêm cho 1 số người thì kết quả đúng khá cao, không gọi là đúng hoặc sai được, nhưng dựa vào tiền/ cỏ thi/ đồng xu thì hơi có chút gọi là... điên, khi tự lẩm nhẩm trong đầu
  • Mình vẫn chưa rõ khoa học như thế nào, nhưng đúng như bro nói, đi sâu vào nó càng cuốn, hiểu được từng phương vị, từng quẻ, từng dụng/ thể, có thể đưa ra được những nguyên tắc giúp thay đổi cho chính mình và cho người khác
 
  • tại sao chỉ có 64 qui luật vũ trụ mà không phải nhiều/ ít hơn.?
  • ví dụ ngày hôm nay và ngày mai gieo quẻ khác giờ nhau, chỉ khác biến nhưng quẻ chủ giống nhau, thế thì sự việc như nhau chăng.? mình đã từng bốc được nhiều quẻ giống nhau như vậy.
  • chủ yếu là niềm tin, giúp cho con nghiện tin tưởng vào đó mà bấu víu hơn là tự làm rồi tự oán bản thân...
nó ko phải 64 quy luật mà nó là số mũ của 2.
Nếu ai giỏi hơn thì có thể phát triển lên thành 128, 256.
Nó chả khác gì hệ nhị phân cả.

Còn cái giống nhau là thống kê theo số lớn, theo quy luật, nhưng kết quả là gần đúng, sẽ có sự sai khác.
 
Mình có dùng để chiêm cho 1 số người thì kết quả đúng khá cao, không gọi là đúng hoặc sai được, nhưng dựa vào tiền/ cỏ thi/ đồng xu thì hơi có chút gọi là... điên, khi tự lẩm nhẩm trong đầU
Cái này người ta hay gọi là quẻ ứng nhiều hay ứng ít.
Mà bác hữu duyên xem cho em 1 quẻ được k :)
 
nó ko phải 64 quy luật mà nó là số mũ của 2.
Nếu ai giỏi hơn thì có thể phát triển lên thành 128, 256.
Nó chả khác gì hệ nhị phân cả.

Còn cái giống nhau là thống kê theo số lớn, theo quy luật, nhưng kết quả là gần đúng, sẽ có sự sai khác.
tức là dùng 2 tính chất đối lập nhau (Âm - Dương) làm gốc, và phát triển lên dần thành quái, sau đó thành quẻ.

mình có đọc cuốn "Kinh dịch & hệ nhị phân" của Hoàng Tuấn, bro nhận xét cuốn đó như thế nào.?

Cái này người ta hay gọi là quẻ ứng nhiều hay ứng ít.
Mà bác hữu duyên xem cho em 1 quẻ được k :)
có việc mới xem chứ bình thường xem để làm gì đâu bro.
 
  • tại sao chỉ có 64 qui luật vũ trụ mà không phải nhiều/ ít hơn.?
  • ví dụ ngày hôm nay và ngày mai gieo quẻ khác giờ nhau, chỉ khác biến nhưng quẻ chủ giống nhau, thế thì sự việc như nhau chăng.? mình đã từng bốc được nhiều quẻ giống nhau như vậy.
64 quẻ nhưng khi bói xuất hiện thêm quẻ động nữa. Thành ra 64x64 = 4096 biến thể, tạm đủ để diễn đạt các sự kiện trong vũ trụ. Mỗi biến thể ứng với các vấn đề khác nhau lại cho ra các kết quả khác nhau nữa, số lượng kinh khủng lắm.
 
tức là dùng 2 tính chất đối lập nhau (Âm - Dương) làm gốc, và phát triển lên dần thành quái, sau đó thành quẻ.

mình có đọc cuốn "Kinh dịch & hệ nhị phân" của Hoàng Tuấn, bro nhận xét cuốn đó như thế nào.?
Cái gốc rễ của nó là câu: Thái cực sinh lưỡng nghi ấy.
Tức là từ không có gì chia ra thành âm/dương ( - và --)
sau đó cứ tổ hợp chập vào thành tứ tượng rồi bát quái.
Từ đó nó bắt đầu chia ra các quẻ để giải thích.

Cái này là mình tự đọc, tự hiểu thôi chứ ko nghiên cứu sâu và cũng chưa đọc cuốn của ông Hoàng Tuấn kia.
 
64 quẻ nhưng khi bói xuất hiện thêm quẻ động nữa. Thành ra 64x64 = 4096 biến thể, tạm đủ để diễn đạt các sự kiện trong vũ trụ. Mỗi biến thể ứng với các vấn đề khác nhau lại cho ra các kết quả khác nhau nữa, số lượng kinh khủng lắm.
biến thể dùng để nói sự tốt xấu
nếu thể sinh dụng hoặc dụng sinh thể sẽ rất hay, nhưng nếu biến dịch, dụng khắc thể hoặc thể khắc dụng thì lại thành xấu
chắc chắn phải có biến vì từ hào âm chuyển thành hào dương và ngược lại
vậy mọi thứ đều biến thành xấu hết - hay tốt hết.? biến quẻ cần được hiểu như thế nào.?

Cái gốc rễ của nó là câu: Thái cực sinh lưỡng nghi ấy.
Tức là từ không có gì chia ra thành âm/dương ( - và --)
sau đó cứ tổ hợp chập vào thành tứ tượng rồi bát quái.
Từ đó nó bắt đầu chia ra các quẻ để giải thích.

Cái này là mình tự đọc, tự hiểu thôi chứ ko nghiên cứu sâu và cũng chưa đọc cuốn của ông Hoàng Tuấn kia.
thanks bro, mình nghĩ vũ trụ ngoài Âm và Dương ra, chắc không còn gì khác, mọi thứ đều xoay quanh 2 mặt đối lập Có - Không.? Trắng - Đen.? Đúng - Sai.?... chứ không có giữa giữa hoặc quân bình.
 
Phục Hy là truyền thuyết, đời vua Chu Văn Vương bắt đầu có sách và phát triển dần.


Kinh Dịch của Ngô Tất Tố. Rất cụ thể cho beginner


Tự lật sách đọc qua xem hứng thú không rồi hẵng đi học.
Có thể học online trên youtube vài bài cho biết.




sorry các bạn, mình không biết bạn cảnh sát đó, hi vọng được gặp
tự gạch :beat_brick:
;) Cảnh sát tâm linh không biết mà anh lại đi bàn về kinh dịch, thật là múa rìu qua mắt thợ
 
thanks bro, mình nghĩ vũ trụ ngoài Âm và Dương ra, chắc không còn gì khác, mọi thứ đều xoay quanh 2 mặt đối lập Có - Không.? Trắng - Đen.? Đúng - Sai.?... chứ không có giữa giữa hoặc quân bình.
Mình thì nghĩ khác 1 chút.
Vũ trụ nó vận hành theo quy luật. Cuộc sống con người cũng vậy. về chi tiết thì có thể khác nhưng về đại thể chung thì sẽ có quy luật.

Cái con người mong muốn là kiểm soát, mà muốn kiểm soát thì phải tìm ra quy luật.

Và để tìm ra quy luật thì phải xây dựng mô hình.
Như kinh dịch thì xây dựng mô hình theo âm/dương (Hệ nhị phân) nhưng có những mô hình sẽ xây dựng theo hệ khác.
Ví dụ như mô hình can/chi: gồm có 10 can và 12 chi. đi hết 1 vòng tròn là 60 năm (lục thập hoa giáp). Như vậy sẽ chia con người thành 60 nhóm. mỗi nhóm sẽ có những điểm chung. Những người sinh cùng năm đấy sẽ có tính cách, số phận tương đồng nhau.

Ví dụ như mô hình cung hoàng đạo thì lại chia con người thành 12 nhóm ứng với khoảng thời gian sinh ra (nhưng ko theo năm).

Thế nên mình nghĩ bạn kết luận chỉ có âm/dương, đúng/sai, ko có ở giữa thì e không ổn lắm
 
biến thể dùng để nói sự tốt xấu
nếu thể sinh dụng hoặc dụng sinh thể sẽ rất hay, nhưng nếu biến dịch, dụng khắc thể hoặc thể khắc dụng thì lại thành xấu
chắc chắn phải có biến vì từ hào âm chuyển thành hào dương và ngược lại
vậy mọi thứ đều biến thành xấu hết - hay tốt hết.? biến quẻ cần được hiểu như thế nào.?
Cái tốt hay xấu nó vô chừng lắm. Tùy tình huống và tùy theo người giải quẻ hiểu thế nào nữa.
 
Mình thì nghĩ khác 1 chút.
Vũ trụ nó vận hành theo quy luật. Cuộc sống con người cũng vậy. về chi tiết thì có thể khác nhưng về đại thể chung thì sẽ có quy luật.

Cái con người mong muốn là kiểm soát, mà muốn kiểm soát thì phải tìm ra quy luật.

Và để tìm ra quy luật thì phải xây dựng mô hình.
Như kinh dịch thì xây dựng mô hình theo âm/dương (Hệ nhị phân) nhưng có những mô hình sẽ xây dựng theo hệ khác.
Ví dụ như mô hình can/chi: gồm có 10 can và 12 chi. đi hết 1 vòng tròn là 60 năm (lục thập hoa giáp). Như vậy sẽ chia con người thành 60 nhóm. mỗi nhóm sẽ có những điểm chung. Những người sinh cùng năm đấy sẽ có tính cách, số phận tương đồng nhau.

Ví dụ như mô hình cung hoàng đạo thì lại chia con người thành 12 nhóm ứng với khoảng thời gian sinh ra (nhưng ko theo năm).

Thế nên mình nghĩ bạn kết luận chỉ có âm/dương, đúng/sai, ko có ở giữa thì e không ổn lắm
nếu xét theo can và chi thì đời người khoảng đâu đó 60 năm 1 vòng, sẽ sinh ra người mới có thể giống với cuộc đời của tiền nhân
còn nếu nói những người sinh cùng năm đấy số phận, tính cách tương đồng nhau e không hợp lý
có mẩu truyện này trong tử vi để làm bài giảng, về vua Lê và 1 người nông dân có lá số giống nhau, sinh cùng lúc, nhưng 2 số phận.
còn cung hoàng đạo thì dựa theo sao trên trời di chuyển thành 1 tổ hợp, thì những người sinh vào giờ đó, làm sao để biết được sao nào chiếu, và nếu chiếu sẽ chiếu như thế nào, hay là do quy định bắt buộc của người viết sách...
mình không đồng tình cũng không bác bỏ các yếu tố này, nhưng mình thấy quan điểm dùng hệ nhị phân tính toán sẽ chính xác hơn, vì cuộc đời là sự 2 mặt, 2 yếu tố tương phản.

Cái tốt hay xấu nó vô chừng lắm. Tùy tình huống và tùy theo người giải quẻ hiểu thế nào nữa.
thực ra nếu nói chung chung cũng được
nhưng nếu có giờ giấc, tính toán được thời điểm xảy ra thì sẽ trực quan hơn.
 
Kinh dịch là vô thần.
Các anh dùng kinh dịch thế có đoán được định vị thương hiệu của VOZ sẽ diễn biến theo hướng nào không ?
Để tôi phán nhé, định vị thương hiệu của VOZ diễn biến theo hướng: "Diễn đàn dành cho tuổi hồng - tuổi ô mai''.
 
  • tại sao chỉ có 64 qui luật vũ trụ mà không phải nhiều/ ít hơn.?
  • ví dụ ngày hôm nay và ngày mai gieo quẻ khác giờ nhau, chỉ khác biến nhưng quẻ chủ giống nhau, thế thì sự việc như nhau chăng.? mình đã từng bốc được nhiều quẻ giống nhau như vậy.
  • chủ yếu là niềm tin, giúp cho con nghiện tin tưởng vào đó mà bấu víu hơn là tự làm rồi tự oán bản thân...


  • Mình có dùng để chiêm cho 1 số người thì kết quả đúng khá cao, không gọi là đúng hoặc sai được, nhưng dựa vào tiền/ cỏ thi/ đồng xu thì hơi có chút gọi là... điên, khi tự lẩm nhẩm trong đầu
  • Mình vẫn chưa rõ khoa học như thế nào, nhưng đúng như bro nói, đi sâu vào nó càng cuốn, hiểu được từng phương vị, từng quẻ, từng dụng/ thể, có thể đưa ra được những nguyên tắc giúp thay đổi cho chính mình và cho người khác
Tại sao có 64 qui luật thì phải xem lại lý luận cơ sở của kinh dịch nha.
Cơ sở của kinh dịch là thuyết Âm Dương, từ Âm Dương ra Bát Quái xong từ Bát Quái ra 64 quẻ dịch(kinh dịch)
 
Kinh dịch là vô thần.
Các anh dùng kinh dịch thế có đoán được định vị thương hiệu của VOZ sẽ diễn biến theo hướng nào không ?
Để tôi phán nhé, định vị thương hiệu của VOZ diễn biến theo hướng: "Diễn đàn dành cho tuổi hồng - tuổi ô mai''.
Học dịch để tự chủ bản thân, không phải học để chiêm bốc bói này bói nọ fen à.

Tại sao có 64 qui luật thì phải xem lại lý luận cơ sở của kinh dịch nha.
Cơ sở của kinh dịch là thuyết Âm Dương, từ Âm Dương ra Bát Quái xong từ Bát Quái ra 64 quẻ dịch(kinh dịch)
đồng quan điểm
thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng.
 
1. Lai lịch
Kinh dịch bắt đầu từ thời Phục Hy, 1 ông vua về đời thần thoại trong sử Tàu, cũng gọi là Bảo Hy. Lúc ấy có con long mã, lưng khoáy thành đảm, từ 1 - 9, vua coi những khoáy đó vạch thành nét.
  • Vạch 1 nét làm khí Dương ( _ ), vạch 2 nét làm khí Âm ( _ _ ), 2 vạch này gọi là Nghi. (lưỡng Nghi)
  • Trên mỗi Nghi thêm 1 nét nữa, thành ra 4 cái 2 vạch, gọi là 4 Tượng. (tứ Tượng)
  • Trên mỗi Tượng lại thêm 1 vạch nữa, thành ra 8 cái 3 vạch, gọi là 8 Quái. (bát Quái)
  • Sau đó chồng Quái nọ lên Quái kia, thành ra 64 cái 6 vạch, gọi là 64 Quẻ.
Thời này, Kinh dịch vẫn chỉ là vạch, chưa có tên hiệu hay chữ nghĩa.

Sang đầu nhà Chu, Văn Vương bắt đầu đặt tên và diễn lời ở dưới mỗi quẻ để nói sự lành dữ, như
- "Nguyên hanh lợi trinh" trong quẻ Kiền
-
"Nguyên hanh lợi tấn mã chi trịnh" ở quẻ Khôn...
Lời này gọi là Lời Quẻ (quái tử) hay Lời Thoán (Thoán từ).

Kế đó, Cơ Đán - tức Chu Công, con thứ Văn Vương - theo số vạch mà chia mỗi quẻ làm 6 phần, mỗi phần gọi là 1 hào, và mỗi hào đều có chú thích để nói sự lành dữ của từng hào, như câu
- "Sơ Cửu: Tiềm long vật dụng" hay câu "Cửu Nhị hiện long tại điền", trong quẻ Kiền
- "Sơ Lục lý sương kiên băng chí"
hay "Lục Tam: Hàm chương khả trinh" trong quẻ Khôn...
Lời này gọi là lời Hào, hay còn gọi là lời Tượng.

Tiếp đó, Khổng Tử lại soạn ra 6 thứ nữa, là
- Thoán truyện, gồm Thượng Thoán và Hạ Thoán

- Tượng truyện, gồm Thượng Tượng và Hạ Tượng
- Văn ngôn
- Hệ từ truyện
, gồm Thượng Hệ và Hạ Hệ
- Thuyết quái
  • Tự quái
  • Tạp quái

Tất cả 10 thiên, gọi là Thập Dực (mười cánh).

Sáu thứ này tuy đều mở rộng ý nghĩa Kinh dịch, nhưng mỗi thứ có 1 tính cách.
  • Thoán truyện dịch "Lời Thoán nói rằng"
  • Tượng truyện dịch "Lời Tượng nói rằng"
  • Văn ngôn chuyên quái "Kiền, Khôn"
  • Hệ từ nói về ý nghĩa trong việc làm Kinh dịch của Chu Công
  • Thuyết quái nói về nghiệp, tượng và sự biến hóa của 8 quẻ
  • Tự quái giải thích tại sao quẻ này ở dưới quẻ kia
  • Tạp quái nói ý nghĩa vụn vặt của các quẻ.
Nói chính văn Kinh dịch, tức là gồm cả: Vạch quẻ, Lời quẻ, Lời hào và Thoán truyện, Tượng truyện, Văn ngôn, Hệ từ truyện, Thuyết quái, Tự quái, Tạp quái.
 
Back
Top