Hướng dẫn nói giọng miền Nam

Sao phải đổi? Người Bắc nói chuẩn giọng Nam chỉ có sinh ra trong Nam hoặc sống từ nhỏ thôi chứ vào Nam mấy tháng mấy năm mà nhại giọng nửa nạc nửa mỡ nghe khắm lắm nghe là biết giọng nhại liền
truẩn hổng cầng trỉnh
zFNuZTA.png
 
Trong nam có nói ngọng hỏi ngã đâu, chỉ viết hay viết sai chính tả cái đó thôi.
 
Đa số viết sai là thế hệ trước ( thế hệ ít học, ít đọc sách báo nhiều, đọc sao thì viết thế ) , thế hệ trẻ ít sai lắm
Trong nam có nói ngọng hỏi ngã đâu, chỉ viết hay viết sai chính tả cái đó thôi.
 
Như tít, mình làm cái hướng dẫn cho các fence miền Bắc muốn nói chuyện bằng giọng Nam.

1. Tiêu chuẩn

Đầu tiên về tiêu chuẩn phát âm, đánh vần mình lấy tiếng Việt dạy trong sgk. Ở VN này chắc không ai nói đúng được hết như sách dạy, nhưng giọng Hà Nội là gần giống nhất, nên mình chỉ lưu ý một số lỗi phụ âm đầu mà người HN hay mắc phải:

Khi nói chuyện lưỡi đặt đừng quá sát răng trên, đây cũng chính là lí do tại sao 1 số vùng bị ngọng n với l (fence HN nào ngọng cái này nên xem lại mình có phải người HN ko nhé)

d, gi, r là 3 âm hoàn toàn khác nhau. Người Bắc hay gộp 3 âm này thành một âm gi. Fence nào vẫn chưa phân biệt được thì em lấy âm tiếng Anh ra để so nhé
d = y trong yes (lưỡi ko chạm vòm họng, âm phát ra từ cổ họng)
gi = z trong zoo (lưỡi đặt sát vòm họng)
r = r trong right (cong lưỡi lên tí nhưng ko đụng vòm họng)

x, s khác nhau
x = sex
s = share (cong lưỡi lên tí)

Tiếp theo là âm tr và ch. Âm tr có đặc điểm là sự kết hợp giữa âm t và âm r, cũng có cong lưỡi.
ch = ch trong check
tr = tr trong train

Cuối cùng là âm qu. Âm này là kết hợp giữa 2 âm k và w (watt trong tiếng Anh). Đọc giống queen. Đừng có lộn với cu trong cuốc nhé, đó là âm k đi với âm u.

2. Thanh điệu

Tiếng Việt chuẩn có 6 thanh: ngang, sắc huyền, hỏi, ngã, nặng
Tuy nhiên, người Miền Nam chỉ có 5 thanh thôi: ngang, sắc, huyền, hỏi, nặng
3 thanh đầu y hệt MB, riêng 2 thanh hỏi và thanh nặng thì nó khác xa hoàn toàn phiên bản của miền Bắc nhé. Người miền Nam nghe kĩ họ biết ngay dân xứ ngoài vào nếu các bạn nói ko chuẩn 2 thanh này. Cái này thì chỉ có nghe người miền Nam lâu dần rồi bắt chước theo chứ mình có miêu tả cũng chẳng hình dung ra được đâu.

3. Phụ âm đầu: cũng giống như MB, MN cũng gộp 1 số âm lại với nhau

v, d, gi = d. Áp dụng toàn miền Nam, riêng 1 số ở SG có thể phân biệt d gi rõ ràng đúng chuẩn.

r, g = g. Cái này là đặc trưng của miền Tây, SG phân biệt được.

ch, tr, x, s phân biệt rạch ròi.

qu bỏ âm k đầu đi thành chỉ còn âm w thôi
VD: quê -> wê

h đi với o hoặc u ở sau (hoa, huê ko tính hui, huôi, hu, hua): đọc thành hw- (có thể bỏ h luôn cũng được)
tương tự oa đứng đầu thành wa, oe đứng đầu thành we (e tiếng việt), uê đứng đầu thành wê, nói chung là ko đọc nguyên âm o, u đầu mà đọc phụ âm w.

4. Nguyên âm và phụ âm cuối

Âm iê: không hiểu sao các fence MB biến chất cái âm này so với giọng Bắc ngày xưa. Các fence kéo dài âm i ra, nghe nó vô cùng chua chát và chói hết cả lỗ tai. Đặc biệt là khi đi kèm với âm n ở cuối, nó lại thành ra như thế này: thiên -> thi-in. Nói chung là rút ngắn âm i này lại là ok. Tương tự với uô, ươ đọc u, ư ngắn lại.

Âm ưu và ươu: MB biến thành iu và iêu. Đánh vần từ từ lại.

n cuối khi đi với uô, ươ, oa, iê, a, ă, â, ơ, u, ư đều biến thành âm ng hết
ưn -> ưng

t cuối khi đi với i, a, e, ơ, ă, â, u, ư biến thành âm k (c)
át -> ác

lưu ý 1 số TH ĐB:
anh -> ăn
ên = ênh -> ơn (trừ yên đọc thành iêng)
in = inh -> ưn
on -> oong
ôn, cái này không miêu tả được nói chung là cũng âm ng cuối.
ôt, như trên với ôn, không kí âm được, âm t chuyển thành âm k
ich -> ưt
ach -> ăt
ot -> oóc
êt = êch -> ơt
Chỗ quê thành wê không hiểu lắm, tiếng việt lúc trước đâu có từ w trong bảng chữ cái đâu, chắc tôi chưa cập nhật từ mới rồi
 
Chỗ quê thành wê không hiểu lắm, tiếng việt lúc trước đâu có từ w trong bảng chữ cái đâu, chắc tôi chưa cập nhật từ mới rồi
Qu giọng Bắc hay nghe đọc là C, giọng chuẩn phải đọc là Quờ.
Dấu ngã và hỏi không phân biệt
Tr và ch thì tùy người
V, R, GI không đọc giống nhau
R và G chỉ có miền tây phát âm hết thành G

Chốt là giọng ra sao cứ nói như dị không cần thiết phải đổi, ở đây không ai kì thị vùng miền hay gì hết. Người Nam nói giọng Bắc hay Bắc nói giọng Nam nghe rất khó chịu.
 
Last edited:
Chỗ quê thành wê không hiểu lắm, tiếng việt lúc trước đâu có từ w trong bảng chữ cái đâu, chắc tôi chưa cập nhật từ mới rồi
w là cách phát âm của "qu" thôi bác, /quờ/=/wờ/
ví dụ từ: Quay
Chắc bác đọc giống kiểu: coay?
Mình đọc như way trong tiếng Anh
 
Ơ thế cái từ "luôn" thì phát âm là "lun" hay "luông" hả bác :'( e thấy có người phát âm kiểu này có ng kiểu khác thì phải
Với cả e thấy "ch" người bắc vs người nam khác nhau thì phải. Em chả biết miêu tả kiểu gì nhưng có vẻ người nam nén âm "ch" lại một chút.
Có ai đọc "lun" đâu fence. Bọn nào điệu mới viết vậy trên mạng chứ chẳng ai đọc vậy hết.
 
Ơ thế cái từ "luôn" thì phát âm là "lun" hay "luông" hả bác :'( e thấy có người phát âm kiểu này có ng kiểu khác thì phải
Với cả e thấy "ch" người bắc vs người nam khác nhau thì phải. Em chả biết miêu tả kiểu gì nhưng có vẻ người nam nén âm "ch" lại một chút.
Không ai đọc như vậy đâu thím, một số chỗ ở Miền Đông do di cư từ Trung vào sẽ phát âm luôn thành luâng, còn chữ lun là viết trên mạng thôi
 
Có quen 2 thằng:
  • Thằng bạn ở Nghệ An , vô học ĐH chung cỡ 1 năm rưỡi thì nói giọng Nam giống đến 95% ( nó kể ban ngày học ở trường , do tiếp xúc giọng Nam nhiều nên nó bắt chước theo , kể cả ngữ điệu , cách xài từ , ... đến tối về ký túc xá , mấy thằng chung phòng cùng quê Nghệ An thì chuyển lại giọng Nghệ An )
  • Thằng này ở Quảng Ngãi , học ở SG gần 3 năm giọng vẫn khá khó nghe ( nhất là lúc nói nhanh ) ,dù có hơi lai tạp ngữ điệu miền Nam . Nó công nhận giọng miền Nam dễ nghe hơn QNgãi thật nhưng kêu nhại lại thì nó không làm được dù tập nhiều cỡ nào đi nữa
 
w là cách phát âm của "qu" thôi bác, /quờ/=/wờ/
ví dụ từ: Quay
Chắc bác đọc giống kiểu: coay?
Mình đọc như way trong tiếng Anh
Em luôn phát âm theo qu, , à, còn w trong tiếng anh cũng phát theo qu tiếng việt ( có thể không đúng lắm, nhưng thoái quen rồi ) .Dù sao học tiếng việt trước tiếng anh mà, nên thấy thớt hướng dẫn phát âm lạ nên thắc mắc. Em là người trong nam
 
Thế mời bạn gửi mình audio coi có khác không nhé (nếu bạn là người miền Nam)

Tôi đẻ trong nam, cũng sống trong nam hơn 30 năm rồi dù tôi gốc bắc. Chắc ko đáp ứng dc tiêu chí người miền nam rồi. Thà bảo miền nam nói ngọng r-g như "con cá rô" hay "cái rổ" đọc thành "cá gô", "cái gổ" chứ làm méo gì ngọng hỏi ngã.
 
Công nhận, sao t cứ thích giọng Bắc hợ thế nhỉ? :(.. t từng vào Nam rồi, t vẫn thấy thích nói giọng Bắc hơn :(.. dù phải nhập gia tuỳ tục
Tâm lý tự hào vùng miền thôi. Nấy người Nam ra bắt tập kết hồi chiến tranh Nam-Bắc có ai đổi sang giọng Bắc đâu. Người Bắc tự hào vùng miền được thì tại sao người miền Nam lại không chứ.
 
Tâm lý tự hào vùng miền thôi. Nấy người Nam ra bắt tập kết hồi chiến tranh Nam-Bắc có ai đổi sang giọng Bắc đâu. Người Bắc tự hào vùng miền được thì tại sao người miền Nam lại không chứ.
Em miền bắc mà thấy giọng nam hay hơn mà. Nhất là giọng miền tây nghe ngọt ghê :'(
 
Back
Top