thảo luận Tài chính cá nhân/Tài chính gia đình

Vay lãi cao quá con nợ mới bùng, bởi vậy app nào cho vay lãi cao quá nên né ra, đừng có vô làm gì, mức 18-20%/năm tui thấy khá an toàn, có thể tạm tin tưởng đc
Còn vayonline247 ít quảng cáo hơn, quy mô nhỏ hơn, với cái tên Việt Nam không sang chảnh tiếng Tây như Fiin nên chắc mọi người không thấy uy tín bằng, thằng này cũng có đảm bảo thu nợ và mua nợ như Fiin nha, nó hay hơn Fiin ở chỗ là nó lấy những hợp đồng cho vay lớn, từ vài trăm đến vài tỉ ra băm nhỏ thành hàng trăm, thậm chí hàng ngàn đơn vay nhỏ, mà tui nghĩ nếu cho vay vài tỉ thì chắc phải nắm cái gì mới dám cho vay nhiều tiền như vậy, đương nhiên rủi ro vẫn cao, nên bỏ vào ít thôi, tui rút lời từ coin bỏ vô đây có 20 chai, rồi rút dần dần vốn ra cho nó chắc ăn
thím cho hỏi tí, mình đăng ký thằng VO247 rồi, mà mỗi lần login là nó đòi danh bạ, mình ko cấp quyền danh bạ cho nó thì có sử dụng được ko, do mình chỉ muốn cho vay thôi
 
thím cho hỏi tí, mình đăng ký thằng VO247 rồi, mà mỗi lần login là nó đòi danh bạ, mình ko cấp quyền danh bạ cho nó thì có sử dụng được ko, do mình chỉ muốn cho vay thôi
Vẫn đc nhé! Vay tiền mới cần phải share danh bạ, xác nhận các kiểu, còn mình cho vay thì không cần, tui chỉ đăng ký mỗi cái cmnd, tài khoản ngân hàng là hết rồi, mấy cái nó đâu có đòi, vay tiền mới cần
Vayonline247 và Fiin tui dùng web chứ không dùng app, mà trên ios nữa nên nó không đòi danh bạ đc, nó chỉ đòi mỗi vị trí thôi, mà tui cũng chặn luôn rồi, hehehehehe
 
iK9xc4I.png
 
thanks các bác đã tư vấn nhiệt tình, cơ bản mình cũng dân tài chính nên biết rủi ro đến đâu, chỉ coi như bỏ 1 khoản nhỏ kiếm tiền cafe cho vui thôi, nếu mất cũng không sao. theo mình tìm hiểu được thì P2P ở việt nam có một số lưu ý sau:
1. định nghĩa cho vay ngang hàng
Cho vay ngang hàng (tiếng Anh là Peer-to-peer Lending, viết tắt là P2P Lending hoặc cho vay P2P), là mô hình cho vay ứng dụng nền tảng công nghệ số mà ở đó, người đi vay và người cho vay sẽ kết nối trực tiếp với nhau và không cần phải thông qua một tổ chức tin dụng hay ngân hàng nào
2. Một số lưu ý về pháp lý
  • Mình tìm hiểu thì nhà nước chưa có khung pháp lý cho hoạt động này ở việt nam, tuy nhiên cũng không bị cấm, vì không có khung pháp lý nên sẽ lỏng lẻo trong quản lý sẽ dễ dẫn đến rủi ro dễ bị lừa đảo, bùng tiền, sập sàn..... Mọi người nên lưu ý rủi ro này.
  • mình chưa trải nghiệm nhiều cái nhưng mình thấy đa phần đăng ký tài khoản rất dễ(nhập số điện thoại và 1 vài thông tin cơ bản là xong), độ bảo mật hay thông tin cá nhân có được an toàn hay không thì chưa kiểm định được. mình có hỏi thêm thông tin thì có thể lấy hợp đồng nhưng nhìn mẫu hợp đồng khá sơ sài lại không có giáp lai. => khá rủi ro khi xảy ra tranh chấp pháp lý.
  • đa số mấy công ty mình tìm hiểu thì đều không thấy công bố báo cáo tài chính, nên không rõ tình hình hoạt động của nó như thế nào.
3. Cơ hội mang lại: lãi suất trung bình theo mình tìm hiểu 15-18%/ năm, nói chung so với lãi ngân hàng là tốt
=> kết luận của mình là đây là 1 hình thức khá rủi ro, nên ai có đầu tư thì nên tìm hiểu kỹ và bỏ số vốn trong khả năng chịu rủi ro của mình( không nên tham quá mức...)
An toàn là trên hết, mình chả liều được nên mình chia thế này:
1- 60% vẫn là tiết kiệm NH: tuy biết là ls nó thấp nhưng muốn an toàn thì phải chịu, có thể khắc phục bằng cách gửi vào 1 số NH có ls tốt tí như SCB, Bảo Việt, VRB, ...

2- 10% vẫn là tiết kiêm nhưng bỏ vào app Tikop và mua chứng chỉ tiền gửi của app Infina. 2 cái app này theo tìm hiểu tôi thấy cũng khá uy tín

3- 20% mua CCQ, Cổ phiếu: tôi thì mua CCQ của VCBF, VinaCap, BaoViet, VFM ... dàn trải ra tí, coi như đầu tư. Cổ phiếu thì làm vài con ETF cho vui, chứ không đu được như mấy chuyên gia.

4- 5% vào cái P2P Lending: theo kinh nghiệm của mấy thím trên thì chơi cho vui kiếm tiền cà phê. Hiện có 2 thằng tôi cũng mới bỏ tiền vào 1 ít là Fiin và VO247 vì nó đơn giản.

5- 5% còn lại tôi bỏ vào Savenow và Finhay để xem biểu đồ cho vui.

Còn 1 kênh đầu tư nữa là mua chung BĐS, hiện nay trong app Infina có, sắp tới app Tikop chắc cũng có, mà chưa hứng thú lắm vì ls cũng ko được cao.

Mấy thím thấy thế nào.
 
An toàn là trên hết, mình chả liều được nên mình chia thế này:
1- 60% vẫn là tiết kiệm NH: tuy biết là ls nó thấp nhưng muốn an toàn thì phải chịu, có thể khắc phục bằng cách gửi vào 1 số NH có ls tốt tí như SCB, Bảo Việt, VRB, ...

2- 10% vẫn là tiết kiêm nhưng bỏ vào app Tikop và mua chứng chỉ tiền gửi của app Infina. 2 cái app này theo tìm hiểu tôi thấy cũng khá uy tín

3- 20% mua CCQ, Cổ phiếu: tôi thì mua CCQ của VCBF, VinaCap, BaoViet, VFM ... dàn trải ra tí, coi như đầu tư. Cổ phiếu thì làm vài con ETF cho vui, chứ không đu được như mấy chuyên gia.

4- 5% vào cái P2P Lending: theo kinh nghiệm của mấy thím trên thì chơi cho vui kiếm tiền cà phê. Hiện có 2 thằng tôi cũng mới bỏ tiền vào 1 ít là Fiin và VO247 vì nó đơn giản.

5- 5% còn lại tôi bỏ vào Savenow và Finhay để xem biểu đồ cho vui.

Còn 1 kênh đầu tư nữa là mua chung BĐS, hiện nay trong app Infina có, sắp tới app Tikop chắc cũng có, mà chưa hứng thú lắm vì ls cũng ko được cao.

Mấy thím thấy thế nào.
Tôi thấy thím cắt 5% bên finhay rồi bỏ qua ccq thì tối ưu hơn á, finhay là quỹ mua quỹ, nếu vậy tui mua trực tiếp ccq cho nó nhanh, hoặc liều thì chơi coin :shame:
 
An toàn là trên hết, mình chả liều được nên mình chia thế này:
1- 60% vẫn là tiết kiệm NH: tuy biết là ls nó thấp nhưng muốn an toàn thì phải chịu, có thể khắc phục bằng cách gửi vào 1 số NH có ls tốt tí như SCB, Bảo Việt, VRB, ...

2- 10% vẫn là tiết kiêm nhưng bỏ vào app Tikop và mua chứng chỉ tiền gửi của app Infina. 2 cái app này theo tìm hiểu tôi thấy cũng khá uy tín

3- 20% mua CCQ, Cổ phiếu: tôi thì mua CCQ của VCBF, VinaCap, BaoViet, VFM ... dàn trải ra tí, coi như đầu tư. Cổ phiếu thì làm vài con ETF cho vui, chứ không đu được như mấy chuyên gia.

4- 5% vào cái P2P Lending: theo kinh nghiệm của mấy thím trên thì chơi cho vui kiếm tiền cà phê. Hiện có 2 thằng tôi cũng mới bỏ tiền vào 1 ít là Fiin và VO247 vì nó đơn giản.

5- 5% còn lại tôi bỏ vào Savenow và Finhay để xem biểu đồ cho vui.

Còn 1 kênh đầu tư nữa là mua chung BĐS, hiện nay trong app Infina có, sắp tới app Tikop chắc cũng có, mà chưa hứng thú lắm vì ls cũng ko được cao.

Mấy thím thấy thế nào.
Quá dàn trải. “Cảm giác” giảm thiểu rủi ro, đa dạng hoá nhưng thực ra là cúng phí cho app. Ý kiến cá nhân là không hiệu quả, mất thời gian, tốn phí.
  • những khoản đầu tư đem lại tỷ suất lợi nhuận lớn, tăng trưởng tốt, max drawdown thấp bạn lại để quá ít (mặc dù chính các khoản đó nó đã diversify rồi)
  • rồi bản thân những khoản đã diversify rồi thì từng quỹ trong đó nó lại còn diversify nữa.
  • chưa kể corr của các khoản đầu tư khéo giống nhau tới 60-80% làm cái gì?
  • Tốn nhiều phí cho các bên trung gian
Theo danh mục của bạn, mình ước lượng tỷ suất lợi nhuận hàng năm:
0.6*1.06 + 0.1*1.08 + 0.2*1.15 + 0.05*1.18 + 0.05*1.14 = 1.09 => 9%/năm
Nghĩa là thay vì ôm 1 đám, refresh mù mắt thì bạn mua luôn chứng chỉ tiền gửi CDs kỳ hạn 2 năm 😳 cho nó khoẻ.
hoặc mua luôn quỹ trái phiếu của BVBF/VFB, xong, 9-10% đều như vắt tranh
 
Last edited:
Infina thấy cái mua chung bds khá là hay, tiền đầu tư bỏ vào từng đợt, ví dụ 1 phần là 50tr thì chia làm 7-8 lần thanh toán, nhưng vẫn không hiểu là nó chứng nhận quyền sở hữu như thế nào, chia lợi nhuận ra sao, tiền lợi nhuận là từ việc bán bds chênh lệch giá hay là cho thuê bds kiếm lời?

Còn chứng chỉ tiền gửi và gửi kiết kiệm trên này tôi thấy không ngon lắm, cctg có phí quản lý, dù không đáng kể, còn gửi tiết kiệm thì hiện lãi suất 6% vẫn chưa ngon lắm, nhiều bank có lãi tốt hơn, ưu điểm duy nhất là có thể bắt đầu từ những khoản tiền cực nhỏ, tui nghĩ đối tượng mà Infina nhắm đến là tầng lớp có thu nhập từ trung bình đổ xuống
CCQ mua trên infina không thấy đề cập đén phí của Infina, chắc là bên này cũng trung gian như Fmarket chứ không hoạt động như Finhay, cũng không tệ, nhưng hơi ít
 
  • Gửi tiết kiệm: Infina 6% nhưng lại thu phí nên ko bằng Tikop cũng 6% nhưng ko thu phí
  • Chứng chỉ tiền gửi cũng ngon mà thím 8.2% - 0.48% = 7.82% cũng ngon hơn NH mà
  • Chứng chỉ quỹ thì ko thu phí mà ít quá, có 3 loại
  • Mua chung BĐS thì cái phần chia lợi nhuận ko rõ lắm, ý là nếu cho thuê được thì chia tiền phần thuê, nếu bán được thì chia tiền lời. Được cái là ai ko muốn sở hữu nữa thì lên sàn bán lại (bán được hay ko là chuyện khác, 2 năm đầu thì Infina sẽ mua lại)
Ưu điểm lớn nhất là đầu tư với số tiền nhỏ
 
Hello fen. Mình thấy đây là thời điểm nên hạ tỷ trọng cổ phiếu và nâng tỷ trọng VFMVFB trong danh mục.

Không biết bác @kimiquy đánh giá thế nào về chiến lược này. Có thể bác đang bận nhưng mà 5 phút thôi cũng được.
Mình vẫn đang full cổ... (CCQ thì không nói vì CCQ mình đầu tư định kỳ qua VFM nên mình không quan tâm đáy đỉnh). Chắc là vẫn full cổ đến hết Q3 năm nay vì nền so sánh KQKD Q2 Q3 2020 rất thấp nên valuation cảm giác vẫn justify được. Sang Q4 với 2022 thì hên xui, tùy xem tình hình dịch bệnh với thế giới thế nào..
 
Last edited:
  • Gửi tiết kiệm: Infina 6% nhưng lại thu phí nên ko bằng Tikop cũng 6% nhưng ko thu phí
  • Chứng chỉ tiền gửi cũng ngon mà thím 8.2% - 0.48% = 7.82% cũng ngon hơn NH mà
  • Chứng chỉ quỹ thì ko thu phí mà ít quá, có 3 loại
  • Mua chung BĐS thì cái phần chia lợi nhuận ko rõ lắm, ý là nếu cho thuê được thì chia tiền phần thuê, nếu bán được thì chia tiền lời. Được cái là ai ko muốn sở hữu nữa thì lên sàn bán lại (bán được hay ko là chuyện khác, 2 năm đầu thì Infina sẽ mua lại)
Ưu điểm lớn nhất là đầu tư với số tiền nhỏ

Hồi trước mình có gặp một cấu trúc kiểu như thế này để mua chung BĐS, không biết Infina có theo cấu trúc này không:

- Với mỗi một BĐS, platform sẽ mua đứt BĐS đó (sau khi xét đủ số lượng nhà đầu tư dự kiến sẽ tham gia) và dùng BĐS đó để thành lập ra 1 công ty con. Tài sản của công ty con chỉ bao gồm BĐS đó và không có bất kỳ thứ gì khác.

- Sau đó, công ty con này sẽ phát hành ra các e-shares cho các nhà đầu tư, nhà đầu tư mua e-shares tức là mua "một phần" của BĐS là tài sản duy nhất của công ty đó.

- Khi NĐT muốn bán phần BĐS mà mình đã mua, trong một khoảng thời gian nhất định, công ty con/platform sẽ mua lại phần BĐS đó thông qua việc mua lại e-shares đã phát hành. Nếu NĐT muốn bán phần BĐS của mình cho 1 bên thứ 3 thì cũng thông qua việc bán các e-shares này.
 
Hồi trước mình có gặp một cấu trúc kiểu như thế này để mua chung BĐS, không biết Infina có theo cấu trúc này không:

- Với mỗi một BĐS, platform sẽ mua đứt BĐS đó (sau khi xét đủ số lượng nhà đầu tư dự kiến sẽ tham gia) và dùng BĐS đó để thành lập ra 1 công ty con. Tài sản của công ty con chỉ bao gồm BĐS đó và không có bất kỳ thứ gì khác.

- Sau đó, công ty con này sẽ phát hành ra các e-shares cho các nhà đầu tư, nhà đầu tư mua e-shares tức là mua "một phần" của BĐS là tài sản duy nhất của công ty đó.

- Khi NĐT muốn bán phần BĐS mà mình đã mua, trong một khoảng thời gian nhất định, công ty con/platform sẽ mua lại phần BĐS đó thông qua việc mua lại e-shares đã phát hành. Nếu NĐT muốn bán phần BĐS của mình cho 1 bên thứ 3 thì cũng thông qua việc bán các e-shares này.
Món mua chung BĐS này mình thấy rủi ro lắm vì tiền không nhỏ mà chẳng có pháp lý gì bảo vệ nhà đầu tư cả.
 
Hồi trước mình có gặp một cấu trúc kiểu như thế này để mua chung BĐS, không biết Infina có theo cấu trúc này không:

- Với mỗi một BĐS, platform sẽ mua đứt BĐS đó (sau khi xét đủ số lượng nhà đầu tư dự kiến sẽ tham gia) và dùng BĐS đó để thành lập ra 1 công ty con. Tài sản của công ty con chỉ bao gồm BĐS đó và không có bất kỳ thứ gì khác.

- Sau đó, công ty con này sẽ phát hành ra các e-shares cho các nhà đầu tư, nhà đầu tư mua e-shares tức là mua "một phần" của BĐS là tài sản duy nhất của công ty đó.

- Khi NĐT muốn bán phần BĐS mà mình đã mua, trong một khoảng thời gian nhất định, công ty con/platform sẽ mua lại phần BĐS đó thông qua việc mua lại e-shares đã phát hành. Nếu NĐT muốn bán phần BĐS của mình cho 1 bên thứ 3 thì cũng thông qua việc bán các e-shares này.
cũng dạng đó đó thím, thằng Infina này tiền thân là RealStake thì chắc nó đẩy mạnh cái mua chung BĐS này thôi, mấy cái tích lũy, CCQ, CCTG còn sơ sài lắm
 
Khi mình là người mới muốn mua các chứng chỉ quỹ thì nên có chiến lược ntn ko các bác ? ví dụ thời điểm phù hợp nào để mua ? mùa ccq nào ? mua bao nhiêu ?
Như ngay thời điểm này có nên mua ko ?
 
Khi mình là người mới muốn mua các chứng chỉ quỹ thì nên có chiến lược ntn ko các bác ? ví dụ thời điểm phù hợp nào để mua ? mùa ccq nào ? mua bao nhiêu ?
Như ngay thời điểm này có nên mua ko ?
CCQ nó ko như cổ phiếu đâu thím ơi, lên xuống chậm lắm. Thích hợp đầu tư lâu dài, định kỳ (SIP), có tiền thì bỏ vào đó rồi quên đi.
Rủi ro ít thì mua CCQ trái phiếu, tầm 8-10%/năm
Rủi ro nhiều, lợi nhuận cao thì quỹ cổ phiếu, > 15%
Vừa vừa thì mua mấy quỹ cân bằng, tầm ~ 13%
 
Back
Top