thảo luận Tại sao ai cũng muốn học AI, Data Science

người ta đam mê, cống hiến cho khoa học, 20 triệu hay 10 triệu người ta chả quan tâm, bạn đang đứng ở góc nhìn của bạn, thức đến 3-4h sáng bạn thấy mệt mỏi, nhưng người ta thấy sung, thấy hưng phấn, cái này mỗi người mỗi khác đó. Nhiều người trên thế giới cũng dành cả đời cho khoa học mà: Newton,...

Còn về các ngành, tương lai ra sao mình ko đoán được. Bạn nên thử học AI, DataScience vài tháng để test xem có thích không, bạn đang là sinh viên mà, thiếu gì thời gian test vài thứ. Thấy thích cái nào thì học cái đó thui.
Thử làm việc 2-3h sáng, 1 tuần 3 buổi xem mặt có hốc ra như nghiện, mắt thâm đen như dái chó không :(
Làm tới 12h đêm thì có thể là vì mê, chứ overload liên tục chỉ cỏ thể là bị dùi cui điện của các sếp thúc vào đít thôi.
Và 20 củ to lắm đó, thực tập mà nhận 20 củ bọ có khi bố mẹ mừng ra mặt đem khoe khắp xóm làng cũng nên. Đừng đem chuẩn của vozer ra so với người bình thường.
 
Về mảng Data Science, cụ thể yêu cầu về toán và thống kê là như nào vậy các bác? Em thấy chỗ nào tuyển cũng đòi "excellent math & statistics", nhưng toán thì cũng có toán this toán that, thống kê cũng nhiều phần chứ :ops:. Chỉ cần tính mean, variance các kiểu hay phải biết những gì nữa nhỉ:ops:
 
Về mảng Data Science, cụ thể yêu cầu về toán và thống kê là như nào vậy các bác? Em thấy chỗ nào tuyển cũng đòi "excellent math & statistics", nhưng toán thì cũng có toán this toán that, thống kê cũng nhiều phần chứ :ops:. Chỉ cần tính mean, variance các kiểu hay phải biết những gì nữa nhỉ:ops:
Covariance matrix, Principle Component Analysis để giảm số chiều của data. Thành thạo hypothesis testing, p-value
 
Như tiêu đề, các bác có thấy ngành AI, Data Science có hype quá không?
Liệu 5, 10 năm nữa cung có vượt cầu trong ngành này không?

Em thấy rất nhiều sinh viên hiện tại và tương lai sẽ học những ngành này, mà thị trường việc làm thì rất cạnh tranh. Okay, công việc thì thú vị, lương cao thật đấy, nhưng để có được những cái đấy đầu tiên phải có tài năng đã, rồi phải đam mê, commit rất nhiều. Thằng bạn em học kĩ sư tài năng BK, thực tập cho Vin thôi mà đã lương 20 củ rồi, nhưng tối ngày phải đọc paper các thứ khô khan khó hiểu vkl, đêm nào cũng thấy thức đến 3 4h. Mà ngành của nó cũng chẳng phải có AI hay Data Science gì ở trong tên.

Các bác nghĩ sao?
5-10 năm nữa nó vẫn thế thôi, nó vẫn là 1 nghề và có rất nhiều cơ hội phát triển. Nhưng sẽ chia làm 2 loại:
1. Biết sơ, làm ứng dụng chung chung, clone github, thay đổi tham số, làm data để ra mô hình -> sản phẩm ok, dùng được.
2. Biết sâu về kỹ thuật, toán, thống kê. Đam mê, có khả năng tạo ra cái mới, làm được sản phẩm ngon -> ai cũng cần.

Loại 1 lương sẽ dậm chân và ít nơi cần. Loại 2 thì ai cũng cần. Nhưng theo loại 2 thì chỉ có top 5% thôi :D. Mình thì đang giai đoạn 1, dù theo cái này cũng lâu nhưng do nhảy đi code linh tinh quá nên thành ra giờ chẳng cái nào ra hồn, chán :(
 
5-10 năm nữa nó vẫn thế thôi, nó vẫn là 1 nghề và có rất nhiều cơ hội phát triển. Nhưng sẽ chia làm 2 loại:
1. Biết sơ, làm ứng dụng chung chung, clone github, thay đổi tham số, làm data để ra mô hình -> sản phẩm ok, dùng được.
2. Biết sâu về kỹ thuật, toán, thống kê. Đam mê, có khả năng tạo ra cái mới, làm được sản phẩm ngon -> ai cũng cần.

Loại 1 lương sẽ dậm chân và ít nơi cần. Loại 2 thì ai cũng cần. Nhưng theo loại 2 thì chỉ có top 5% thôi :D. Mình thì đang giai đoạn 1, dù theo cái này cũng lâu nhưng do nhảy đi code linh tinh quá nên thành ra giờ chẳng cái nào ra hồn, chán :(
Đa số các bạn hiện giờ không chỉ riêng VN mà cả các du học sinh, đều đang ở nhánh 1 nhiều hơn ở nhánh 2. Nhánh 2 cần kiến thức rất chuyên sâu để có thể can thiệp vào thuật toán.

Còn ngành này sẽ hot vì nó dựa trên nền tảng của data và giờ có công ty nào mà không có data ?
Ở trên có bạn có suy nghĩ DS chỉ cần đưa dữ liệu vào rồi nhìn kết quả xong tinh chỉnh thông số là được thì tôi nghĩ bạn ấy chưa đưa model vào thực tế nhiều nên còn suy nghĩ khá hời hợt. Sự thật là dù trong nhiều trh dù model có mức độ chính xác cao nhưng kết quả vẫn trật. Huống chi ở đây còn 1 vấn đề rất nan giải cần phải bàn là clean data.
 
Đa số các bạn hiện giờ không chỉ riêng VN mà cả các du học sinh, đều đang ở nhánh 1 nhiều hơn ở nhánh 2. Nhánh 2 cần kiến thức rất chuyên sâu để có thể can thiệp vào thuật toán.

Còn ngành này sẽ hot vì nó dựa trên nền tảng của data và giờ có công ty nào mà không có data ?
Ở trên có bạn có suy nghĩ DS chỉ cần đưa dữ liệu vào rồi nhìn kết quả xong tinh chỉnh thông số là được thì tôi nghĩ bạn ấy chưa đưa model vào thực tế nhiều nên còn suy nghĩ khá hời hợt. Sự thật là dù trong nhiều trh dù model có mức độ chính xác cao nhưng kết quả vẫn trật. Huống chi ở đây còn 1 vấn đề rất nan giải cần phải bàn là clean data.
giờ nhiều trường nào cũng mở ra ngành khoa học máy tính, nhà nhà máy tính, nhìn chán. Nhiều trường chả có tý chuyên môn gì cứ mở để thu hút sinh viên thôi
 
giờ nhiều trường nào cũng mở ra ngành khoa học máy tính, nhà nhà máy tính, nhìn chán. Nhiều trường chả có tý chuyên môn gì cứ mở để thu hút sinh viên thôi
Rồi cũng như những năm trước thôi bạn, tôn thờ lập trình rồi ra làm không được gì tự khắc rụng chuyển ngành thôi :LOL:
 
Em đag học mobile ios, cũng muốn sang học mấy cái này mà năm 3 r, hơi muộn quá với k ai chỉ dạy sợ k theo kịp chúng bạn

Sent from realme RMX2121 via nextVOZ
Sao lại bỏ mobile vậy fen?
Mobile thấy hiếm người hơn các mảng khác hẳn.
4gmOAMB.png
 
K bỏ fen ơi, là thấy mấy ngành kia hot lương cao nên cũng muốn học nma cũng hơi muộn r

Gửi từ Xiaomi M2012K11AC bằng vozFApp
Mobile e nghe nói nó cũng sâu xa chả kém gì bên web mà, lương nó kém hơn bên web rồi data nhiều lắm k fen?
 
Đa số các bạn hiện giờ không chỉ riêng VN mà cả các du học sinh, đều đang ở nhánh 1 nhiều hơn ở nhánh 2. Nhánh 2 cần kiến thức rất chuyên sâu để có thể can thiệp vào thuật toán.

Còn ngành này sẽ hot vì nó dựa trên nền tảng của data và giờ có công ty nào mà không có data ?
Ở trên có bạn có suy nghĩ DS chỉ cần đưa dữ liệu vào rồi nhìn kết quả xong tinh chỉnh thông số là được thì tôi nghĩ bạn ấy chưa đưa model vào thực tế nhiều nên còn suy nghĩ khá hời hợt. Sự thật là dù trong nhiều trh dù model có mức độ chính xác cao nhưng kết quả vẫn trật. Huống chi ở đây còn 1 vấn đề rất nan giải cần phải bàn là clean data.
Một phần cũng do đa phần các công ty giờ cũng chỉ cần mức áp dụng AI. Có cũng được, không có nó vẫn sống. Và với những sản phẩm như thế thì 70% hay 75% accuracy đôi khi nó ko mang quá nhiều khác biệt -> lấy model có sẵn là được rồi bác 🙃
 
Một phần cũng do đa phần các công ty giờ cũng chỉ cần mức áp dụng AI. Có cũng được, không có nó vẫn sống. Và với những sản phẩm như thế thì 70% hay 75% accuracy đôi khi nó ko mang quá nhiều khác biệt -> lấy model có sẵn là được rồi bác 🙃
Ý tôi không phải là vấn đề 70% hay 75%, thậm chí là 95% nhưng nếu bài toán có liên quan quá nhiều đến behaviors của con người cụ thể như team sale thì khả năng kết quả trật vẫn trật. Mà nếu biết là thế thì build model để làm gì ? Theo cách truyền thống vẫn tốt hơn, build sai phương pháp rồi lại có cái nhìn phiến diện nó không hiệu quả ngày sau có hướng tiếp cận tốt hơn lại đem kinh nghiệm lần trước mà phản hồi. Nó rất ngớ ngẩn bạn ạ.
 
Bạn có thể liệt kê ra giúp mình một vài cái tên?
Data scientist là scientist duy nhất không cần PhD ;)
Bản thân ML đã dễ tiếp cận hơn so với nhiều ngành khác (vài kiến thức đại số tuyến tính cơ bản + statistics cơ bản + optimization cơ bản). Kể ra những cái dễ hơn ML có vẻ khó hơn là kể ra những cái khó hơn ML.
Ví dụ đơn cử của 1 kết quả "vô dụng" trong thực tế nhưng kỹ thuật thì khó hơn nhiều so với research trong ML là việc chứng minh độ phức tạp để nhân hai ma trận có cỡ n có thể được làm trong O(n^2.37286) trong https://epubs.siam.org/doi/abs/10.1137/1.9781611976465.32 so với kết quả ngay trước đó là O(n^2.37287) trong https://arxiv.org/abs/1401.7714
 
Data scientist là scientist duy nhất không cần PhD ;)
Bản thân ML đã dễ tiếp cận hơn so với nhiều ngành khác (vài kiến thức đại số tuyến tính cơ bản + statistics cơ bản + optimization cơ bản). Kể ra những cái dễ hơn ML có vẻ khó hơn là kể ra những cái khó hơn ML.
Ví dụ đơn cử của 1 kết quả "vô dụng" trong thực tế nhưng kỹ thuật thì khó hơn nhiều so với research trong ML là việc chứng minh độ phức tạp để nhân hai ma trận có cỡ n có thể được làm trong O(n^2.37286) trong https://epubs.siam.org/doi/abs/10.1137/1.9781611976465.32 so với kết quả ngay trước đó là O(n^2.37287) trong https://arxiv.org/abs/1401.7714
Trào lưu DL, ML, AI,... tạo nên một làn sóng về việc quan tâm đến research. Trường mình đã dần khuyến khích các sinh viên làm quen với research từ những năm 2, 3. Giờ paper, top conference,... nghe nhan nhản.
 
em không biết sao chứ nghành AI đầu ra lương cao , intern hay fresher của VinAI kia đã là 1k$ 1 tháng rồi bảo sao ai chả đâm đầu vào
 
Trào lưu DL, ML, AI,... tạo nên một làn sóng về việc quan tâm đến research. Trường mình đã dần khuyến khích các sinh viên làm quen với research từ những năm 2, 3. Giờ paper, top conference,... nghe nhan nhản.
Câu trả lời cá nhân cho việc tại sao ai cũng đi làm ML + AI:
  • Hot trend + Được báo chí bơm thổi + Có nhiều ứng dụng nhanh cho industries: được đầu tư nhiều tiền, nhiều dự án.
  • Có nhiều cơ hội việc làm: tốt nghiệp master có thể đi làm data engineer, dev, etc, rất nhiều offer và không lo chết đói.
  • Nếu theo research sẽ có nhiều chủ đề và không quá khó: đa số research trong ML là problem solving, lấy những technique có sẵn xào nấu thêm thắt để giải ứng dụng cụ thể.
  • So với nhiều ngành khác trong computer science khác thì không quá nặng nề về mặt lý thuyết, đặc biệt là những ngành gần toán như complexity theory, computational maths, cryptography

Để viết được 1 paper trong ML cũng không cần nhiều công sức nên cũng khá là nhan nhản. Tất nhiên để được accept ở Conference rank A+ không bao giờ dễ nhưng so với những ngành thực sự khó thì công sức bỏ ra để hiểu vấn đề thôi đã bỏ xa độ khó của ML chứ chưa nói làm ra được kết quả mới. Dù sao thì việc trả lời 1 vấn đề cụ thể như nhận dạng ảnh thông qua việc lấy 1 kết quả có sẵn, chỉnh vài parameters để có 1 paper dễ hơn nhiều so với việc trả lời cho 1 bài toán yêu cầu đột phá về mặt lý thuyết. Về conference, số lượng conference cho ML rất nhiều (để đăng cho hết số lượng paper của ML), nếu nộp trượt 1 trong nhiều conference rank A+ thì vài tuần ngay sau đấy đã có thể thử nộp lại 1 conference rank A, etc . Conference rank A+ cho các ngành khó khác trong CS không nhiều (FOCS, STOC) nên việc được accept cũng không dễ.
 
Back
Top