Những câu chuyện kì bí của "Người Kể Chuyện"

NHỮNG NẺO ĐƯỜNG CHIẾN TRẬN.

Lâu lắm rồi đêm qua tôi lại vô tình nghe hồi ức một cựu chiến binh chiến trường K, E174 nhắc lại những cái tên của những con đường ngày xưa đã xa lơ xa lắc, ở một đất nước xa lạ không phải Tổ Quốc tôi, nhưng nhuốm máu bao người con Việt Nam, một mảnh đất kinh khủng và khốc liệt..
Đó là Ngã tư đường buôn, ngã tư đầu lọc hay ghê rợn hơn với cái tên được lính Việt đặt là Ngã tư xương máu.

Đó là một con đường dân sinh nhỏ bé và hoàn toàn vô danh cho tới tận bây giờ, nó vẫn không có tên trên bản đồ, kể cả trên google map, hay nó đã được đổi tên thì tôi không biết nữa, nhưng dù nó có hoàn toàn biến mất trên mặt đất này thì cũng không thể biến khỏi ký ức những người lính tình nguyện Việt Nam, và cả tôi..một con đường chết chóc với bao xương máu của những người lính, một con đường làm thay đổi diện mạo của Campuchia ngày đó và hôm nay, nó chết chóc với những người lính Việt Nam nhưng lại mang lại sự hồi sinh cho người dân Campuchia ngày đó.
Đó là một con đường mòn nhỏ nối từ Khơ Vắc với Đăng Cun xuyên qua một cánh rừng khộp thưa tới biên giới Thái Lan. Con đường này xuyên qua một bãi mìn khổng lồ và dày đặc do các lực lượng tham chiến cài lại các lực lượng từ Khơ me đỏ, Sê rây ca, Thái Lan và những người lính Việt, từ mìn chống tăng tới mìn cá nhân đủ thứ, nhưng kinh khủng nhất vẫn là những loại mìn chống bộ binh như K58, KP2, 652A, M18a1..vv, trong đó dã man và ám ảnh nhất là hai loại mìn do Trung quốc sản xuất, đó là KP2 còn gọi là mìn cóc, vì khi đạp phải nó bật lên 80 cm mới phát nổ, 200gr thuốc nổ chém nát phần thân từ đùi lên tới bụng người lính, hoặc chém cụt một chi, lũ chế tạo mìn này rất thâm độc khi cho thuỷ ngân vào thuốc nổ, đó là thứ thuốc độc kinh khủng khiến vết thương rất khó cầm máu và khó lành, gây hoại tử rất nhanh..nhiều khi bị mìn chỉ nửa bàn chân nhưng phải cưa bỏ cả chi mới có thể cứu sống được người lính, rồi 652A với vỏ nhựa kíp nổ điện tử nhỏ với 100gr thuốc nổ nhưng cực kỳ uy lực và khó rà phá bóc gỡ...có người từng nói, cuộc chiến Campuchia là cuộc chiến của các loại mìn quả không sai, và mìn nơi đó tới giờ phút này đã hơn 40 năm, rất nhiều nơi vẫn chưa thể gỡ bỏ hết.

Sau năm 1978 quân Khơ me đỏ bị đánh chạy tan tác, số quăng súng chạy về làm dân, quân đội polpot thì không có quân phục, dân và lính như nhau chỉ một bộ đồ màu đen với chiếc khăn cà ma quấn quanh cổ hay trên đầu, nên khi vứt bỏ vũ khí trà trộn vào dân thật khó phân biệt đâu là dân đâu là giặc, số thì rút chạy qua biên giới Thái Lan, số thì rút vào rừng thành từng đám nhỏ lẻ, chui rúc luồn lách để tập kích quân tình nguyện.
Ở những khu vực sát biên này rất nhiều các lực lượng tham chiến như Khơ me đỏ, Thái Lan, quân tình nguyện hay Sê rây ca, phải nói thêm về lực lượng tham chiến thứ 3 trong cuộc chiến này là Sê rây ca, vì rất nhiều người không biết về cái lực lượng quái đản này.

Serayka hay còn gọi là Khơ me trắng, Khơ me dân tộc, hay Para - Pa ra là cách gọi tắt của từ Parachutistes- lính nhảy dù, gọi vậy cho oai chứ làm gì có dù mà nhảy với nhót, lũ này được Thái Lan hậu thuẫn và đứng sau đạo diễn giật dây là Mỹ. Đây là một đạo quân ô hợp toàn những thanh niên có sức khoẻ nhưng ít học thức, ngu muội dốt nát, có tinh thần chống Cộng điên cuồng nhưng lại yếu vì vô kỷ luật, mỗi đứa một kiểu, nói chính xác hơn đây là lũ cướp rừng chứ lính tráng gì lũ này, do là rắn tới 15 đầu chứ không phải rắn 1 đầu nên chúng không thể chống nổi Khơ me đỏ cũng như quân tình nguyện, dù được hậu thuẫn huấn luyện trang bị đàng hoàng và đầy đủ nhưng những kẻ này không có lý tưởng chỉ nhăm nhăm giết cướp, chứ đánh đấm trận mạc thì không ăn thua, tôi từng chạm lũ này rất nhiều lần thậm chí có lần một mình lùa 7 thằng chạy rớt cả dép cả súng, hay ba anh em lùa cả đám gần 2 chục thằng đồ rằn ri, giày bốt, vũ khí treo lủng lẳng trên người nhìn ngầu như đặc nhiệm Mẽo chạy như một đàn bò rẽ cả tóc, rụng cả râu, ngầu vậy nhưng chỉ chạy là nhanh.

Lũ Sê rây ca này thực sự nguy hiểm, chúng như những con linh cẩu lởn vởn trong rừng từng nhóm nhỏ, lớn đủ cả, ban đầu thì trong lực lượng này cũng có những người có tư tưởng đúng đắn và có chính nghĩa như Mặt trận dân tộc giải phóng Quốc gia Campuchia tham gia, sau thấy chúng lôm côm lủng củng, lôi thôi lếch thếch, lòng thòng quá nên họ lặng lẽ rút lui, hoặc bị chúng thủ tiêu thanh trừng.
Lũ giặc cỏ Pa ra này có hẳn "chiến khu" kháng chiến bên kia biên giới Thái Lan và luôn tiềm nhập qua biên giới sang phía Cam để đánh trộm và..cướp của giết người. Mục tiêu của chúng là dân buôn.
Lũ này cũng lạ, khi đã yếu hèn ngu muội lại một mình tao chấp hếtttttt, khi chơi tay đôi với Khơ me đỏ chưa xong còn khều cả quân tình nguyện VN, nên phía trước phía sau đều có kẻ thù, có nhiều lần thật tức cười khi bị chúng tôi lùa xong, chúng chạy vào rừng thì súng lại nổ nữa, tưởng chúng gặp đơn vị bạn tác chiến hoá ra không phải, chúng chạm lũ pốt và choảng nhau tiếp rồi một cảnh vô tiền khoáng hậu diễn ra khi tam quân diễn nghĩa trong rừng, oánh nhau chí tử xong quân ta luôn phải truy đuổi cả hai lũ kia mệt lử, và dĩ nhiên chúng chạy một đứa một ngả hết lẩn như chuột trước lính Việt.Yếu nhưng to mồm, trong chiến trận những kẻ yếu và dốt nát thường huênh hoang và ảo tưởng vậy.
Khi mới giải phóng xong thì người dân Cam từ nhiều nơi trong rừng trước đó bị pốt lùa đi theo, lần lượt quay về quê hương làm ăn, và họ đổ về khu vực biên giới Thái nhiều vô kể, khu cửa khẩu Poipet, Svay check tới biên giới luôn đông nghẹt, một phần sự hỗn loạn nơi này là do cái tổ chức tổ chim Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế, một tổ chức cứu trợ nhân đạo nhưng được Mỹ hậu thuẫn và có mục đích chính trị chứ không thuần tuý là hỗ trợ nhân đạo như họ rao giảng, họ mở cầu hàng không viện trợ dân tị nạn nhưng không viện trợ trực tiếp cho người dân Campuchia mà lấy biên giới Thái Lan làm nơi cấp phát, mục đích là lôi kéo người dân và các tổ chức khác phá hoại chính phủ mới của Campuchia non trẻ.

Ở cái ngã tư xương máu này thật sự hỗn độn, bắn cứ bắn, giết cứ giết, cướp cứ cướp và buôn lậu cứ buôn...
Người dân Cam kéo nhau từng đoàn dài vượt qua biên giới nhận viện trợ lương thực và nhu yếu phẩm mang về, ai có tiền, vàng, bạc, đá quý, kim cương thì tranh thủ đi buôn, thôi thì thượng vàng hạ cám từ lương thực gạo thóc thuốc men vải vóc cho tới đồ tiêu dùng điện tử điện máy và cả trâu bò, thậm chí voi..
Hàng hoá mang mác viện trợ theo người dân về cũng là để nuôi sống lũ tàn quân pot chết đói trong rừng nữa, vũ khí cũng theo đó được tuồn về và thật khó để kiểm soát bởi lực lượng chính quyền còn quá non trẻ chưa được kiện toàn cụ thể với những vấn đề này khi đó.
Ở khu ba biên, và cái ngã tư xương máu này ghét quân polpot 1 thì tôi ghét lũ Para Sê rây ka này 10..
Lũ này thực sự là một bầy thú dữ, tàn bạo có khi còn hơn lũ pốt, vì một lúc phải chống chọi với hai kẻ thù là Khơ me đỏ và Việt Nam, chúng chỉ có vài trăm quân lúc mạnh nhất cũng chỉ trên dưới ngàn tên, rừng rú biên giới khó khăn, về sau không được nuôi dưỡng tài trợ đầy đủ, chẳng biết làm gì để sống để duy trì cơ sở căn bản của mặt trận của chúng, rồi trước mặt sau lưng hay xung quanh đều là kẻ thù...
Nghĩ thì thấy tội, nhưng là tội chưa xử. Lũ này không thể thương được.
Lực lượng Para chỉ là một nhóm quân lính ô hợp trong rừng rú, vô chính phủ, không văn phòng, không đại diện, vô kỷ luật kỷ cương, vô học thức và vô văn hoá.. người lính thì bản chất man dại, thú tính.

306761248_747985986298268_8176771326364384212_n.jpg


Nguyên nhân chính khiến những lính Para trở nên tàn ác như phỉ là vì sau năm 75 Polpot lên nắm quyền, chế độ Khơ me đỏ đã tàn sát hết mấy triệu đồng bào họ, họ đã tách ra và phải chống chọi hàng ngày với lũ lính polpot man rợ kia, quen thói giết người mà không bị ở tù hay đền mạng, hành xử bằng luật rừng khỏi cần toà án, họ tập trung những kẻ lì lợm nhất, những kẻ không còn gì để mất chấp nhận cái chết và sự giết chóc..
Ban đầu họ có chính nghĩa, nhưng sau vì thói vô kỷ luật họ sa đà vào giết, cướp, hãm hiếp..sợ tiếng xấu nên xong việc là giết người diệt khẩu, biết bao người dân phụ nữ Việt Nam kể cả phụ nữ Cam, sau này cả phụ nữ Thái là nạn nhân hãm hiếp và giết của lũ này, do dâm dục lớn hơn trí khôn nên đặc sản của những kẻ trán thấp này là hãm hiếp và giết.
Lính Para chuyên chặn đường biên giới để cướp dân buôn đi qua, đặc biệt là dân Việt vượt biên hoặc đi buôn lậu, thời điểm đó rất nhiều người Việt Nam vượt biên qua Cam, qua Thái Lan để tìm cách tới những nước khác, và họ phải đi qua biên giới này, họ phải qua bao cửa ải mới tới được "miền đất hứa của họ" tốn kém vàng bạc là một chuyện, có rất rất nhiều người còn mất luôn cả mạng sống.

Những người vượt biên thật khổ, nếu không bị những kẻ cò mồi hay tổ chức ở Việt Nam lừa lọc, thì qua tới Cam lại bị những kẻ bản địa cùng đồng hương lừa giết cướp, thoát cửa Cam tới biên giới lại đụng phỉ Para chặn, cửa này thường là địa ngục, rất nhiều đàn bà trẻ em dắt díu vượt biên bị bắt ở đây, lũ Para thoả sức hãm hiếp chán rồi giết, sau khi cướp bóc sạch sẽ vàng tiền trong người, bọn này khác lũ polpot là giết xong có chôn vùi xác dù sơ sài để che giấu tội ác, tôi từng chứng kiến tận mắt những hố chôn hàng chục bộ xương đàn bà trẻ em Việt Nam mà lũ Para bị tôi bắt đã khai ra, tôi không ngần ngại khi bước qua Công ước quốc tế về nhân đạo với tù binh vì chúng không xứng đáng được hưởng sự nhân đạo đó vì những tội ác chúng gây ra với dân tộc Việt Nam của tôi, tôi sẵn sàng tra tấn buộc chúng phải khai ra đã giết bao nhiêu người, chôn ở đâu, cướp những gì..thật đau lòng là toàn đàn bà con gái và trẻ em, những người vượt biên và dân buôn bán người Việt, hành động của tôi là vô nhân đạo nhưng hãy thử nghĩ xem, khi là bạn hay bất kỳ ai nếu nhìn thấy hàng trăm cái đầu lâu trong đó có rất nhiều những cái còn rất nhỏ của những đứa trẻ người Việt, chúng thường nhốt và giết hay chôn riêng người Việt vì khi bắt họ một là hãm hiếp tới chết, hai là nhốt rồi mặc cả đòi hội Chữ Thập Đỏ Quốc tế nếu muốn cứu thì mỗi đầu dân là 500kg gạo, nếu yêu sách không kịp hay không được đáp ứng chúng sẵn sàng thủ tiêu họ để bớt đi gánh nặng lương thực cho chúng.

Có nhiều người dân Cam trong vai người dẫn đường cho dân vượt biên, hay đi buôn cùng dân Việt đã không ngần ngại bán đứng người Việt cho lũ Para này để lấy lương thực hay hàng hoá mang về, hoặc chỉ điểm cho lính Para bắt cóc người Việt đi buôn để cướp bóc hãm hiếp và đòi tiền chuộc, những người dẫn đường cũng sẵn sàng cướp sạch tiền vàng và bỏ lại dân Việt vượt biên trong những cánh rừng biên giới mênh mông đầy chết chóc lúc đó, tôi từng biết hàng trăm vụ việc như vậy và đó là lý do tại sao tôi không có thiện cảm với người dân Cam là vậy.
Sisophol lúc đó là một cái vựa hàng hoá khổng lồ từ Thái Lan đổ về Campuchia lúc đó, dù đã giải phóng nhưng ngày nào súng cũng nổ vì tình trạng hỗn loạn và lũ tàn quân chết đói trong rừng được hà hơi viện trợ nên sống lại quấy đảo.
Tôi có rất nhiều kỷ niệm ở nơi biên ải này, nhưng có một kỷ niệm khiến tôi mỗi khi nhắc lại vẫn buồn cười thế này:

Một lần có việc gấp chúng tôi phải đi Phompenh, trời rất nắng bụi mù, chả hiểu sao hôm đó rất ít xe qua mọi ngày thì xe rầm rập, mấy anh em tôi trong vai những "chuyên gia nông nghiệp" lục thum chăn bò...cũng giày áo mũ mão cân đai như người lớn mò ra đường đợi xe, nắng lồi cả mắt rồi nó ụp cho một trận mưa, dù mưa chỉ một lúc thôi nhưng cũng đủ cho chúng tôi thành trâu rồi, bực quá tôi gọi tay xã đội trưởng ra hỏi xem có biết xe nào không cho đi nhờ cho nhanh, tay quan xã nhanh chóng quay vào bốc điện thoại gọi một hồi, rồi hớn hở quay ra nói có xe, anh chờ chút xe trong lâm trường ra, đó là một lâm trường cung cấp gỗ trụ mỏ...
Từ xa thấy một con "cá mập" Hiace 16 chỗ chạy tới như trái hoả tiễn vì sau đít nó bụi đỏ cuồn cuộn.
Ái chà, bảnh tỏn rồi..anh em tôi hý hửng phen này được ngồi chuyên cơ mặt đất, ngày đó đầu thập niên 90 loại xe này đúng là ngang "rôn roi" bây giờ mất, chúng tôi hôm nào thay vì cưỡi trâu đi họp mà được cưỡi con Nát như tương (Latvia loại xe chở người của Nga) là ngon lắm rồi, ngồi vểnh mõm ngậm ba số năm bao dẹt màu vàng vàng (dân buôn cho chứ lính có mà bán cả máu đi cũng chả mua được) nhả khói, có lon bia cọp vàng của Thái mà uống nữa thì chắc mao trạch đông cũng chỉ sướng đến thế này thôi chứ sao hơn đc nữa...

Nhưng..chúng tôi vẫy muốn bay cả nhẫn nó vẫn chần chừ định dừng xong vọt luôn, anh em gào ầm gọi quan xã, quan xã xách xe honda chaly cúc cu ra đuổi xịt khói mới được chúng tôi chạy theo sau hoà vào đám bụi chưa kịp ướt dưới đường, phải nói là đường ở Cam bụi đỏ xốp xốp có chỗ dày cả mấy phân, tôi không nói ngoa vì nắng đất khô nẻ, bụi bám rồi ào trận mưa bóng mây là thành trâu cày nhà cửa, xe cộ, cây cối đến thằng người toàn màu đỏ, cả những con chó cũng hung hung đỏ hết..
Rồi xe cũng dừng, chúng tôi chạy tới hết cả hơi cuối cùng cũng tới xe, mở cửa leo lên..úi trời, Amen..đúng siêu xe, mát lạnh, không như Nát như tương xe Nga ngố chỉ có máy nóng..xe thơm phức. Chưa kịp vui thì đã chùng xuống, rồi..siêu xe thì toàn quý sờ tộc chứ làm gì có dân cày như bọn tôi ở trên,
Xe thơm, mát lạnh, máy êm ru, xe cũng êm ru..mà người thấy sao "lạnh lùng xa cách" quá, còn có cả "hót gơn" chân ko biết có dài không nữa, nhưng mặt thì "hót" cả xẻng luôn, nước hoa thơm phức, còn có cả nhạc Xuân Hồng nữa.." cao cao bên cửa sổ có hai người cao cao..đường phố ơi hãy yên lặng để hai người cao cao.."

Trên xe có 6 người cả lái xe, ai cũng sạch sẽ trắng trẻo béo tốt và sang trọng, có hai cô trẻ thì khỏi nói rồi, ngồi cuối xe đuôi xe vẩy xóc chồm chồm như phi ngựa chúng tôi vẫn thấy mùi thơm của các cô, một chị giừ hơn chút ngồi giữa xe gần chúng tôi, có một tay tướng tá nhất béo tốt nói phét liên tục đủ thứ huyên thuyên, gáy nhặng xị vì có gái mà, rồi quay ra hỏi Pun Tha (là anh bạn Cam đi cùng chúng tôi) bằng tiếng Cam là đi đâu, PunTha run run trình bày tay này khinh khỉnh nhìn chúng tôi không thèm nói gì, rồi ngâm nga một câu của lính hay nói; Ai về thưa với Quân khu, lính không đảo ngũ là lính ngu hơn bò..rồi cười hô hố..cả xe cười theo, ý anh ấy nói chúng tôi lý do lý trấu thôi chứ chắc đảo ngũ trốn đi chơi chứ công với việc gì mấy thằng bẩn hơn bọn chăn bò này...
Tôi đỏ bừng mặt nhưng không nói gì.
Rồi anh ấy huyên thuyên đủ thứ chuyện tiếu lâm về lính, chuyện tào lao của mấy thằng lính mất dạy khôn lỏi, rồi vỗ ngực tao sĩ quan cao cấp chuyển ngành đây, lính mãi lạ gì..toàn chuyện tào lao giẻ rách bôi bác lính.

Ban đầu cả xe cười vì sự pha trò vô duyên của anh ấy, xong thấy chúng tôi im lặng không nói gì thì mấy người kia có vẻ hơi ngại, trừ anh này chắc là "sếp" vẫn nhơn nhơn như chó liếm thớt.
Chị đứng tuổi quay xuống hỏi chúng tôi qua đây lâu chưa, làm gì..
Chưa kịp trả lời thì anh kia giọng kể cả dạy bảo chúng tôi, về "bên này thế này, bên này thế kia..ko như ở mình đâu" rồi còn dạy chúng tôi lúc oánh nhau phải thế nào nữa, rồi dạy chúng tôi tiếng khơ me, sơ đuôi sơ điếc toàn từ mất dạy tục tĩu..chắc thấy mặt chúng tôi ngu quá.
Thôi, anh em bấm nhau kệ, cố chịu vì xe đi nhanh êm nữa, vì công việc vậy.
Rồi xe dừng ăn cơm, những quán cơm tù y như ở ta hồi xưa, họ xuống xe chúng tôi không ăn nhưng cũng xuống vì ngồi trong xe có mà chết ung vì nóng.
Xuống xe rồi mới xấu hổ vì bộ dạng của mình với họ, chúng tôi đúng như những con trâu cày, bẩn thỉu nhem nhuốc, họ không mời chúng tôi ăn cơm chỉ có chị đứng tuổi nói vào ăn cơm với chị, nhưng tôi không buồn mà sững người vì tay sếp kia phun một tràng tiếng lóng "lất cá lí vá lẩn cả lận thạ nha haha.." may tiếng này chỉ tôi hiểu chứ mấy thằng hung thần đi cùng không hiểu, chứ nó hiểu thì tôi thề tay này no đòn khỏi cần ăn cơm, răng môi lẫn lộn là cái chắc, vì sau đó khi tôi dịch câu tiếng lóng cho chúng nghe, thằng nào cũng đỏ bừng mặt răng nghiến chặt mắt đỏ hoe.
Lúc đó, nghe anh sếp đó nói nói thật tôi sững người phải quay đi nheo mắt lại để khỏi chảy nước mắt, một sự sỉ nhục với những thằng lính khốn khổ như chúng tôi lúc đó, nó cay đắng và in hằn trong tâm trí tôi rất lâu, đó là lý do tôi không tha thứ cho anh ấy sau này...

Nhưng mọi sự chưa dừng lại..
Chúng tôi ngồi vất vưởng chờ họ ăn cơm trên những cái ghế phía ngoài.
Rồi họ ra sau cả gần hai tiếng đồng hồ mặt ai cũng đỏ gay, tới lúc ra cửa xe, anh sếp hỏi chúng tôi một câu sau khi lái xe lên xe nổ máy chờ..
Nãy có thằng nào nhặt tiền anh rơi trên xe không?
Tôi biết anh ấy không nói đùa.
Chúng tôi ngớ người trình bày chúng em xuống xe hết mà.
Nhưng chúng mày đi sau thì tao hỏi thế, mât tiền thì tao phải hỏi chứ.
Vừa xỉa răng anh vừa nhìn chúng tôi bằng cặp mắt lừ lừ với khuôn mặt đỏ gay cái bụng như chửa tám tháng..
Dạ thôi, chúng em xin phép anh chị vì có xe rồi, cảm ơn anh chị cho đi nhờ ạ.
Tôi nói mà giọng muốn nghẹn đi.
Rồi chúng tôi cũng vẫy được xe chở khách ngang qua, ngồi trên xe mà tôi thấy đầu óc trống rỗng vì buồn.
Tới cầu 36 tôi thấy lại thấy chiếc xe đó đang đỗ trong một chành chở hàng, đây là bến cho những xe chở hàng trung chuyển hàng hoá, chẳng hiểu họ đỗ đó làm gì.
Thôi kệ họ.
Thế rồi hơn hai tháng sau, tôi nhớ lúc đó gần tết, một hôm khi công chuyện về ghé qua đồn quân cảnh tuần biên Cây me, tôi lại thấy chiếc xe đó, đang rảnh rỗi tôi ghé qua hỏi anh bạn phó đồn Sun Thi, xe ông nào thế. SunThi hớn hở bảo đang điện cho các anh đây sao anh tới nhanh vậy?
Tôi nói, đang đi công chuyện tiện ghé chứ có biết gì đâu..
SunThi thì thào với tôi, xe ông bự chở hàng chống lệnh tuần biên tông vào chân người bỏ đi, lúc bắt ổng rút súng doạ bắn còn nói xe của Cục.
Ui thế à...oan gia ngõ hẹp rồi Bưởi ơi, mày hả bưởi.
Rồi rất nhanh, cục xịn lập tức xuống áp tải "cục shit" về đại bản doanh.
Vâng, lại là anh ấy và một cô đẹp với chị đứng tuổi thêm hai người khác nữa chứ không phải mấy người kia, ai cũng mặt mũi bịt kín đeo kính đen to, nước hoa thơm phức..
Thấy chúng tôi hai người lạ kia quay đi không thèm nói gì, còn khi thấy thằng T lính tôi đi qua thì lại chạy theo giả lả trình bày gì đó. T trợn mắt chỉ hai anh em tôi nói gì đó, ngay lập tức họ chạy quay qua chỗ chúng tôi trình bày, hoá ra họ là dân Cam...Tôi biết sao lúc trước họ không thèm nhìn chúng tôi, vì trông chúng tôi như hai thằng bả gà trộm chó, lại không thấy bao súng ngắn ở hông, với dân Cam thì cứ ai đeo súng ngắn thì đích thị là "lục thum"...ối giời ơi..vui rồi.

Vào phòng anh em chúng tôi cởi áo, hai súng trên thêm khẩu nữa trong quần, ba súng thì đủ làm "cụ thum" chưa.Tay này nhận ra bọn tôi mặt đang từ đỏ gay hùng hổ chợt tái mét xanh như chàm đổ, biết gặp hàng hịn rồi, cô đẹp đẹp đi cùng kia mới thực sự là rắn độc, cô ta đưa mắt lúng liếng với bọn tôi từ ngay lúc mới thấy..nhưng tôi không nói gì, mấy anh em cũng chả ai nói gì.
Hoá ra anh ấy đúng là sếp thật, "chiên gia" sang công tác cặp kè với cô kia đi buôn lậu, do hôm cho chúng tôi đi nhờ anh sếp thì đang mờ mắt vì nhồn, không để ý chúng tôi, còn cô kia có vài lần thấy PunTha mặc quân phục, nên cô ta "nhảy số" rất nhanh, vào ăn cơm thổi tai, giật dây anh sếp bảo bị rơi tiền và đổ cho chúng tôi lấy để tiễn vong, lúc sau còn đóng hàng ở chành đầu cầu 36..
Ghê xật, ra gì đấy....
😎

Rồi "cốp số" thôi, can nhiều tội hay ít tôi không quan tâm đó là việc của bên điều tra, còn cái tội giở mác quân đội VN làm bậy, khè người ta, rút súng doạ ruồi nữa, quan trọng là với tôi "tội" nặng nhất là sỉ nhục những người lính khố rách áo ôm như tôi, và sĩ gái, ngu gái..
Không có những thằng lính quèn khốn khổ như chúng tôi không biết anh ấy có được "bệ vệ, khệnh khạng" thế không, thật vô ơn và vô sỉ.

Tôi thì nhớ lâu nhưng không thù dai, nhưng mấy anh em tôi nó khác.
Trước khi chúng chuyển mấy anh chị đó đi cho bộ phận khác xử lý, thì nửa tháng trời tôi thấy cặp uyên ương cóc nhái đó múc shit tưới mấy luống rau chết rét của chúng tôi trồng mãi nửa năm chả thấy lên, nắng như lửa thì củi cũng chả sống nổi nói gì rau, rồi cuốc đất, phát cỏ, chặt cây làm hàng rào, thậm chí chuyển phân bò cho dân nữa, hẳn là bà con Cam những ngày đó rất cảm động vì sự "gần gũi và quan tâm tới dân Cam" của một lục thum thứ thiệt VN lắm.
Tôi thường mắc võng nằm lim dim xem những công dân mẫu mực bốc shit bò bằng tay, và hoà shit người ra bón rau thối um cả khu lên, giữa trưa nắng như đổ lửa, trong sự hả hê của kẻ tiểu nhân hèn mọn như kiểu đấu tố địa chủ ngày xưa, thấy mình cũng bẩn tính khi cười trên nỗi đau của người khác, nhưng thôi lao động là vinh quang mà, như vậy nhân văn chán.
.....
Ở nơi này có nhiều những địa danh mà khi nhắc lại nhiều cựu binh dù đã rời xa hơn 40 năm, buông súng trở về đời rồi vẫn không khỏi giật mình thảng thốt và bàng hoàng vì tính khốc liệt tới khủng khiếp của những nơi đó.
Ở nơi đó, những ngày xưa..sự sống chết của những người lính chỉ được tính bằng mỗi sáng khi mở mắt thức dậy là biết ta còn sống thêm được một ngày nữa, hay mỗi tiếng đồng hồ trôi qua, hay thậm chí là từng giây phút..cái chết có thể đến bất cứ lúc nào với những người lính, như một cơn gió thoảng, hay khoảnh khắc chợt nắng rồi chợt mưa của Sài Gòn hoa lệ.
tiếng lóng "lất cá lí vá lẩn cả lận thạ nha" cụ thể ý nghĩa là gì nhỉ tác giả có giải thích dưới comment k chủ thớt
 
Một buổi tối nọ tôi đang nằm lướt fb, và tôi nhìn thấy bài viết của anh trong một nhóm chuyện tâm linh, phải nói rằng đó là một trong những giây phút quan trọng nhất trong cuộc đời internet của tôi, mở ra cánh cửa đến những câu chuyện chân thực nhưng rất kì bí, có lúc là tâm linh, có lúc là phiêu lưu, có lúc tôi như đang cùng anh sát cánh trong những câu chuyện ấy. Càng đọc càng say mê, càng thấy cuốn hút lạ lùng, anh chính là "Người Kể Chuyện", một cựu binh chiến trường, đã lê gót khắp Cam, Lào để đấm nhau với lũ Polpot những năm tháng chiến tranh hãi hùng. Nay tôi xin post lại những câu chuyện của anh ở đây, nếu ai thích thì đọc nhé.

Sau đây là những câu chuyện của anh, tôi copy nguyên si, hình trong bài viết là để minh họa cho đỡ nhiều chữ:
Chào cả nhà ạ!
Hôm nay xin kể cho các bạn nghe, vài mẩu chuyện nhỏ, nghe chơi đỡ buồn nhé.
Chuyện ở Lào.
Cuối 94 đầu 95 anh em tôi chuyển tới Hủa Phăn,ở được ít bữa thì di chuyển lên Na Ao, chỗ này là ngã ba đường 6, phía trái là Bản Tat, bên phải là hướng rẽ đi Mường Hôm, nơi này là khu vực biên giới giáp tỉnh Điện Biên, theo đường 6 lùi lại sau lưng là Sầm Nưa, Bản Luo…
Nơi đó là vùng núi đá, địa hình thổ nhưỡng giống hệt vùng núi ở Điện Biên, Sơn La của mình, đường đá cũ Pháp làm từ thời chiến tranh Đông dương, xuống cấp hết nên xấu kinh khủng, người dân cũng nghèo và khó khăn như vùng cao của mình. Chỗ bọn tôi ở ngay cạnh một ngôi trường, gọi là ngôi trường cho nó giống thôi chứ thực ra toàn dựng bằng tranh tre, nứa lá tạm bợ lắm, ngôi trường này tôi ko biết gọi là cấp mấy..vì từ vỡ lòng nhi đồng thối tai cho tới lớp 8, và có cả một lớp có vài học sinh học trương trình cấp 3 giống PTTH bây giờ, học sinh lớp 8 tôi thấy địu cả con, dắt cả em đi học, nhìn vừa tội vừa mắc cười, nheo nhóc vô cùng, có cả một nhà nội trú cho học sinh ở vùng sâu, xa trong núi ra học, ở lại đó. Phía dưới thung lũng có một bản khá đông dân, chừng hơn trăm nóc nhà ở tập trung dưới thung lũng và rải rác quanh sườn núi, đặc biệt là tỉnh Hủa Phăn, và huyện Sầm nưa rất nhiều người Việt sinh sống, khu này cũng vậy, ban đầu tôi không biết, vì họ phần đa là người thiểu số như Nùng, Mông, Cao lan, Mường…Khu này thì nhiều người Mông và Nùng Phàn sình ở. Ở nơi này rất nhiều các dân tộc nên “ văn hoá” có vẻ rất “đa sắc”.. tôi đã gặp những chuyện lạ ở đây, nhưng có một chuyện khiến tôi nhớ nhất và băn khoăn nhất..

Hôm đó có một lễ hội gì đó của người Lào, người địa phương cũng tổ chức tưng bừng, đứng chỗ chúng tôi soi ống nhòm xuống phía những mảnh ruộng bậc thang đã gặt, thấy rất đông bà con tụ tập vui chơi, nó hao hao giống hội Xuống đồng của các tỉnh vùng núi phía Bắc VN vậy..ban ngày bọn tôi ko được xuống đó nên đợi tà tà bọn tôi hẹn nhau tối xuống cua gái chơi
🤣
. Tôi rủ hai thằng em, thuộc dạng “cú cáo” nhất đám là thằng T, biệt danh “gái lào” và thằng N biệt danh N “cắng”… Thằng nào tôi cũng gắn biệt danh, lạ là tới giờ luôn, tôi gắn biệt danh ai là bị chết tên luôn
🤣
, thằng N cắng là vì trông nó giống con cắng, ai ở vùng núi phía bắc chắc ko lạ gì con cắng, trông nó giống con khỉ, nhưng bé và “đẹp trai”hơn con khỉ, rất khôn ranh láu lỉnh. Còn thằng T thì biệt danh của nó thì nhắc lại cả bọn lại cười rũ, “Gái Lào”.

Thằng này rất đẹp trai, to cao thì thằng nào cũng đủ tiêu chuẩn, nhưng đẹp trai thì nó ngon hơn bọn tôi ( ko xấu như tôi), đàn thì thằng nào cũng biết tý xíu thỉnh thoảng phừng phừng đỡ buồn, nhưng thằng gái Lào đàn giỏi và hát cũng hay, rất hay là khác. Lúc mới ở gần cái trường kia, bọn tôi tia thấy rất nhiều “cô” và hình như chỉ có 1,2 thầy thôi, nhưng nhìn nhỏ con và xấu trai hơn bọn tôi, (chỉ đẹp trai hơn tôi thôi), nhà tập thể họ kế ngay gần khu bếp bọn tôi nấu ăn, bên này đông hơn vì toàn lính, bên kia các cô ít hơn..cứ chiều là lính bu xuống bếp nhòm các cô nấu cơm và tán tỉnh à ơi.. do mới tới bọn tôi ko biết gì nhưng thấy gái là mấy chú gáy nhặng xị, thằng T lấy le vác đàn ra ngồi kế cái bể nước to, hai bên dùng chung phừng phừng..” Ơi này cô gái, ơi này cô gái Lào vừa hôi nách lại vừa thối tai, bĩnh ra quần lau đ… không sạch, ko sạch,ko sạch…” xuyên tạc bài Cô gái Sầm nưa của Trần Tiến….ma xui quỷ khiến, nó ko biết các cô toàn là “du học” bên Sư phạm 1 của VN về, nói tiếng V như người Việt…nên nó đang phèng phèng thì ào… một chậu nước rửa rau bắp cải…ướt từ đầu tới chân, ôm đàn chạy..can tội tán gái ngu. Bọn tôi cười bò, thế là nó chết biệt danh “gái Lào” từ đó.
Thời tiết ở Sầm nưa thì oái oăm, sáng nắng chiều mưa, giữa trưa gió mùa đông bắc… vui, buồn bất chợt lắm, nên tối là lạnh có hôm lạnh cắt da như mùa đông VN. Tối đó lạnh, ba thằng tôi thay đồ chàm như trai “ bản địa” mò xuống bản tán gái, áo sĩ lâm, quần phẳn tảy, đũng dài tới đầu gối, lội qua suối gấu chưa ướt mà ướt đũng…chân đi giày boot der sault cao cổ nhìn như mấy thằng tâm thần sổng viện. Cứ nghĩ là nhiều gái ai dè gái hết hội chả thấy còn cô nào, chỉ có chó..chó từng đàn, giống chó của người Mông màu nhuôm nhuôm ko ra mực cũng ko ra vện, màu lông cảm giác tím tím
🤣
🤣
, ngày thì hiền đêm thì thính vô cùng, do chắc có mùi “lạ” nên nó ùa ra cả bầy lùa 3 thằng tôi chạy rẽ tóc. Thấy ko ổn, tôi rủ hai thằng ..thôi đi về đi. Cả bọn kéo nhau về, trăng suông mờ mờ..đang lóp ngóp lội lên dốc tự nhiên tôi nghe tiếng tạch tạch..phía ruộng bên. Bọn tôi sàng sang xem cái gì, soi đèn pin xuống mảnh ruộng nước lúa chắc họ mới trồng nên nhìn còn thưa lắm…quá trời cá, loại cả gì nhìn vừa giống cá chép lại tựa tựa cá diếc của mình… thấy cá hai thằng hý hửng; Anh ơi, bắt..bắt… Tôi cũng thích cá cua..nhưng ko hiểu sao lúc đó tôi tần ngần, ngập ngừng. Phần vì trời lạnh, phần vì nghĩ tay ko bắt sao đc bọn cá này, phần sợ làm nát hết lúa mới trồng của họ, tôi bảo lũ kia..; Thôi, nát hết lúa người ta đấy, về đi sắp kẻng rồi (kẻng ngủ của đơn vị ), với tay ko sao bắt đc..hai thằng kia cứ nằng nặc; Em bắt được..suýt tôi đồng ý, vì thằng N cắng rất đa hệ, thổi kèn đám ma, tung hoa đám cưới..môn gì nó cũng hay…nhưng ko biết sao tôi thấy sợ sợ, mặc dù rất xa nhà dân, mà người dân có thấy chạy lên thì đứng đó quan sát thấy ngay, chạy vẫn kịp…nhưng tôi sợ, nỗi sợ mơ hồ như có người đang chĩa súng kíp vào người…Tôi ko nghe, quyết định rút về. Lòng cũng tiếc tiếc…

Tới sáng, thấy các anh em bạn Lào (ở nhờ đơn vị bạn mà) rất hớn hở bát đũa leng keng, xôn xao…tôi mò xuống bếp ăn, thấy anh em đang bu quanh một chảo quân dụng cháo cá…tôi hỏi thằng em nhọ đít (anh nuôi) Ủa cá đâu nấu cháo vậy? Nó tên Ruôn nói tiếng Việt như người Việt..Cá chắn khe nước bắt anh ơi. Tôi nhảy số ngay, quanh đây làm gì có những thòong nước đâu( người Lào hay gọi những vũng nước lớn là thòong) mà có cá, khe kế đây thì nhỏ mùa này nước chảy nhỏ, mà cá này toàn to cỡ ba ngón tay, có con gần bằng bàn tay nữa…Tôi lôi thằng gái lào ra chớp ngay; Mẹ, đêm qua tụi mày quay lại bắt cá à? Nó cười nhăn nhở gật ngay.., N cắng nó rủ em với thằng Phọi lấy cái màn xuống lùa, nhiều lắm anh, gần chục cân đấy…Tự nhiên tôi rất lo, ko sợ chủ ruộng lên tìm, ko sợ anh em bên bạn nói, mà nỗi lo sợ mơ hồ. Tôi đi đánh răng, rồi ngồi uống nước chứ chưa vào ăn..tự nhiên thấy anh em nhốn nháo..ruột tôi nóng cồn cào rất lạ, tôi vội chạy vào..thấy rất đông anh em đang tập trung chỗ thằng N cắng, gạt anh em ra tôi tiến vào, cách đây mấy phút nó còn cười nói nhăn nhở ngồi ăn cháo..giờ nó đang nằm khóc, nó khóc rất to, khóc như bị oan ức gì, khóc như cha chết người ta bảo vậy..tôi hỏi anh em..Nó bị sao? Ko ai biết, lắc đầu ngơ ngác hết..mấy anh em ngồi ăn cùng nói, nó vừa ăn xong đang cười nói tự nhiên ôm mặt về phòng nằm khóc luôn, chả có chuyện gì, ko cãi cọ với ai…Tôi hỏi nó cũng không nói, hỏi thế nào nó cũng ko trả lời. Tôi bảo anh em ra hết, gọi thằng gái lào vào..thì anh em nói, nó đang đi cầu. Tôi dựng thằng N cắng dậy, người nó mềm như dưa, mắt nó nhìn tôi như người xa lạ, rất lạ…hỏi cả gần tiếng, rồi xoa dầu, phun rượu vào mặt..nó vẫn khóc, khóc to, khản cả giọng. Mãi ko thấy gái lào đâu, tôi hỏi anh em vẫn nói nó đi cầu, tôi điên tiết ra chỗ khu vệ sinh cách đó khá xa tìm nó, gần tới nơi, tôi thấy nó ngồi ôm bụng, mặt xám xanh, mắt long sọc, tóc tai dựng cả lên…nó gào, Anh ơi chết rồi nó giết em rồi…tôi chạy tới hỏi Ai? Ai làm gì mày..mắt nó trợn lên nó chỉ tay vào rừng, mồm cứ lắp bắp ko ra câu, ban đầu tôi giật mình nhìn quanh vì nơi đây ko hẳn là khu vực xanh, ( khu vực an toàn) nhưng chợt tôi thấy nó liếc nhìn tôi cười, tôi nổi gai ốc, vì thấy nụ cười và ánh mắt liếc của nó..Hỏng rồi ( tôi đã từng nhìn thấy ánh mắt, và nụ cười hệt như này, hồi ở VN, khi thấy người bị ma gà bắt) Vẫy vội mấy anh em đang đứng ngó tôi bảo họ khênh nó về, rồi vội chạy xuống xem thằng N cắng ra sao…nó vẫn khóc, khóc rât to, giọng khản đặc như bò rống. Đang điên đầu ko biết tính sao thì thấy một cô giáo bên kia thấy um sùm chạy sang, cô hỏi chuyện gì, thấy cô nói tiếng Việt tôi mừng quá vội hỏi; Cô giáo là người VN ạ, cô nói ko, e là người Lào thơng, e học ở VN…cô kéo tôi ra hỏi riêng; E nghe thấy ầm ĩ e hỏi anh em, anh em có nói qua rồi, nhưng tìm anh, vì anh em nói a là đội trưởng…Dạ, vâng cô cứ hỏi đi. Cô gái nhìn xoáy vào mặt tôi khiến tôi giật mình, cô hỏi,anh kia mấy hôm rồi có đi đâu ko? Tôi thành thật kể vụ đêm qua có xuống bản nhưng ko trêu ai, ko lấy gì, phá gì…chỉ chọc chó rồi về. Cô gái quả quyết; Anh nói thật đi. Tôi vừa lo nhưng cũng bắt đầu bực, tôi nói xẵng, cô ạ, tôi nói thật rồi, bọn tôi ko làm gì, đi về ngủ…à thôi chết. Tôi xin lỗi cô, khi sực nhớ ra, chết rồi cô ơi, khi tôi về ngủ thì ba thằng nó rủ nhau xuống bắt trộm cá về nấu cháo, ở cái ruộng chỗ đêm bọn tôi đi qua….Cô gái gật gật đầu nói, vậy đúng rồi.., tôi vội hỏi đúng gì cô??? Cô im lặng nói nhỏ với tôi; Giờ tôi sẽ đưa một bạn ra dẫn anh xuống ngay dưới bản, anh phải đi nhanh, xuống đó người ta nói gì nghe đó, phải gặp được dó ( nguyên văn cô nói) trước 12 giờ trưa, qua chiều là bạn anh chết đấy, ko cứu được né….

240587462_533294781100724_2214097443976614510_n.jpg


Tôi quýnh quáng dạ vâng. Lát sau một thầy giáo dắt một thằng bé chừng 14,15 tuổi ra, tôi vội vàng theo nó chạy xuống bản, thầy giáo cũng lạch bạch chạy đằng sau, thấy phiền quá tôi bảo thầy về trường đi tôi với thằng bé đi cho nhanh. Thầy giáo vội giải thích, tôi phải đi cùng chứ anh ko biết tiếng của họ, im lặng né, từ đây xuống ko nên nói gì….tôi đã gặp việc na ná thế này rồi nên hiểu ý. Tầm chưa tới nửa tiếng chúng tôi đã tới bản Khạu bên dưới, tới nhà thằng bé, tôi ko kịp thở nói ngay cho anh thầy giáo nói với cha của nó. Đó là một người đàn ông tầm trên dưới 50 tuổi, anh im lặng nghe, rồi bảo mẹ nó hái một nắm lá gì đó, anh vò nát rồi thả vào bếp khói khắp nhà mùi ngai ngái…a ra hiệu tôi im lặng, ngồi chờ tầm 15 phút nữa thì mẹ nó về, xách theo một chiếc lồng đan bằng tre trong đó có hai con gà trống to, và mở thùng xúc một rọ gạo, ở đây họ ăn thứ gạo vẫn gọi là nếp Lào, hạt nhỏ, đựng trong một chiếc rọ giống rọ đựng gà nhưng đan như chiếc làn…rồi ra hiệu, vẫy tôi cùng thầy giáo đi. Chừng 10 phút vòng vèo, tới 1 nhà sàn, khá to chắc chắn, dưới gầm sàn có cả trâu ở…Vừa leo lên thang tôi giật mình vì nghe tiếng nói như quát vọng ra, ko biết họ nói gì. Tôi xách hai tay hai cái rọ đứng ngơ ngác..Giữa nhà có một bếp lửa, bên cạnh là một ông già nhỏ thó mặc bộ đồ chàm đen đã cũ, đội mũ nồi, ngậm ống vấu thuốc, im lặng…nghe anh giúp tôi trình bày gì đó, tôi nghe thấy tiếng Việt..Việt..khá nhiều, họ nói tiếng gì chứ ko phải tiếng Lào, tiếng Lào thì tôi còn nghe bập bõm..đằng này, tôi ko thể nghe được. Rồi chợt chủ nhà quay phắt ra nhìn tôi trừng trừng, tôi nheo mắt nhìn lại, ko hiểu sao, bình thường tôi biết như vậy vơi người hơn tuổi là thất lễ..nhưng lúc đó có cảm giác khó tả, tôi nheo mắt nhìn xoáy thẳng vào cặp mắt của chủ nhà, đó là cặp mắt nhỏ, màu nâu..lông mày dài hai đuôi chờm xuống mắt. Ông ta im lặng, nhìn nhau một lúc, tôi khẽ cúi đầu chào, ông ta cất tiếng cười rất lạ héee..héee.., rồi gật gật đầu, quay ra nhìn tôi lần nữa, rồi cất giọng bằng tiếng…Việt rành rọt; Người VN hả? Kinh phải không? Lần sau muốn, thích..thì phải nói tao nhé!!!! Tôi lắp bắp; Dạ vâng ạ, cho anh em cháu xin lỗi..rồi ko hiểu sao lúc đó tôi quỳ xuống, phần vì họ lớn tuổi bậc cha chú, phần vì lo mấy thằng kia ở nhà..Chủ nhà xua tay, thôi, về đi…Tôi lắp bắp cảm ơn, rồi lùi ra mồ hôi chảy thành giọt như mưa chỗ vừa ngồi và ướt như tắm, anh kia nói gì đó nên chỉ còn tôi và thầy giáo trở về, còn anh ngồi lại cùng chủ nhà…vừa xuống hết thang đang buộc dây giày, chợt tôi giật nảy mình khi nghe giọng chủ nhà ngay sau lưng; Này… hút thuốc hả? Rồi tay với một véo thuốc rê cỡ nắm tay người lớn, chầm chậm gói vào tấm lá bạng, một loại lá to như cái quạt nan, đưa cho tôi, tôi đưa hay tay nhận cúi đầu chào rồi lật đật về. Dọc đường tôi băn khoăn hỏi anh thầy giáo là câu chuyện họ nói gì, anh thầy giáo là người Lào nhưng học tại VN, giải thích với tôi. Chúng tôi đã lấy trộm cá của nhà này, họ nuôi dó, tương tự như ma gà, ma xó ở VN…bây giờ về đơn vị là ko sao rồi, vì họ đã nhận lời xin lỗi của tôi, nhận lễ là gà và gạo, họ ko bắt đền cá nhưng khi nào khỏi thì phải trồng lại lúa cho họ.
Lúc tôi xuống sàn, xỏ giày tiện tay nhìn đồng hồ, 2 giờ đúng. Khi về tới nơi…cả mấy thằng ùa ra bảo; Anh ơi bọn nó khỏi hết rồi ko bị sao nữa giờ nó cứ quỳ trên nền nhà anh ạ, tôi hỏi, nó khỏi lúc 2 giờ đúng ko? Mấy thằng ngơ ngác..ơ sao anh biết?. Thấy tôi về, hai thằng cứ ngơ ngơ ngáo ngáo làm sao đó…tới lúc tôi bước chân qua cửa thì cùng ngã lăn ra nhà ngơ ngác nhìn nhau, và nhìn anh em khác, một thằng ko nói nổi vì khan tiếng cả 10 ngày sau, một thằng thì chỉ uống nước ko ăn cơm hai ngày. Sau này hai thằng kể lại rằng, khi ăn xong quay ra tự nhiên trời tối sầm như bị ai quăng cái mền trùm kín đầu, và ko biết gì..
Sau đó hai ba ngày chúng nó bị đi cầu ra phân màu đen và có mùi khủng khiếp.
Tôi thì đã gặp chuyện tương tự như này một lần, nên cũng ko tới nỗi quá sợ hãi..chỉ hoang mang về những thứ vô hình xung quanh.
Chuyện nữa tôi sẽ kể sau.
Mấy ngày qua vì công việc nên ko có thời gian, mong mọi người thông cảm ạ

Chuyện 2: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19666521
Chuyện 3: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19666612
Chuyện 4: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19666656
Chuyện 5: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19666686
Chuyện 6: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19666717
Chuyện 7: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19666844
Chuyện 8: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19666929
Chuyện 9: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19666985
Chuyện 10: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19667034
Chuyện 11: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19684321
Chuyện 12: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19684535
Chuyện 13: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19684716
Chuyện 14: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19684859
Chuyện 15: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19684990
Chuyện 16: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19690826
Chuyện 17: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19690862
Chuyện 18: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19690966
Chuyện 19: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19691051
Chuyện 20: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19691172
Chuyện 21: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19706173
Chuyện 22: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19706243
Chuyện 23: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19706342
Chuyện 24: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19706453
Chuyện 25: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19706578
Chuyện 26: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19710893
Chuyện 27: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19710958
Chuyện 28: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19711011
Chuyện 29: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19711050
Chuyện 30: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19711089
Chuyện 31: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19723042
Chuyện 32: Xóa vì bị trùng
Chuyện 33: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19723147
Chuyện 34: Xóa vì bị trùng
Chuyện 35: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19723290
Chuyện 36: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19725272
Chuyện 37: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19725330
Chuyện 38: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19739570
Chuyện 39: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19739582
Chuyện 40: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19739614
Chuyện 41: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19749627
Chuyện 42: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19749670
Chuyện 43: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19749760
Chuyện 44: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19749799
Chuyện 45: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19749953
Chuyện 46: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19767767
Chuyện 47: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19973174
Chuyện 48: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-20016961
Chuyện 49: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-20204824
Chuyện 50: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-20265171
Chuyện 51: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-20289276
Chuyện 52: https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-20347408


Bonus chuyện của "Lính Bắn Tỉa": https://voz.vn/t/nhung-cau-chuyen-ki-bi-cua-nguoi-ke-chuyen.605693/post-19862867

Link tổng hợp trên google doc của bạn @Mr.Vethe2 đọc rất tiện
https://docs.google.com/document/d/106w3aOEaOvsHhgB3LaE0LsG59P3YEf7T78ADvrfGj9U/edit?usp=sharing
Thank thớt. Để cop vào kindle đọc dần
zFNuZTA.png
 
Lan man hậu bão.
Cơn bão đã qua, tuy khá thiệt hại nhưng ở một góc độ nào đó vẫn còn sự may mắn, khi bão khi vào VN nó không còn mạnh như dự báo..
Bão lũ và những thiên tai thật ghê sợ, tôi từng gặp bão trên biển 1 lần, đúng một lần thôi, lâu rồi..nhưng sự kinh khủng đủ để tôi nhớ tới chết.
Trời tối đen sầm, sóng nổi lên rất nhanh nhìn rất ghê rợn, và sét phang chát chúa như những phát pháo 175 ly khai hoả bên tai, kinh thiên động địa. Người ta nói câu Chớp bể, mưa nguồn..ám chỉ sự ghê gớm, đúng thật, trải qua rồi mới biết..con tàu sắt dày cui, khổng lồ vũ khí ngạo nghễ bên bờ biển bao nhiêu thì trong gió bão te tua bấy nhiêu, như một món đồ chơi con nít nhỏ bé trước biển cả mênh mông, lính bị nhồi lắc quăng quật như những trái bóng trong hầm, chỉ biết ôm đầu chịu trận, sét cứ như đánh thẳng xuống đầu mình, ở trên bờ có nhiều địa hình địa vật, khi mưa xuống, sấm sét ít ra còn có cảm giác an toàn một chút, còn trên biển thì chẳng có gì, sét đánh ở đâu cũng như ngay trên đầu mình, chớp sáng loà, mọi thứ như muốn rung chuyển và nổ tung, thật khiếp đảm khi con người quá nhỏ bé trước sự mênh mông..

Mưa nguồn thì tôi gặp nhiều như tóc trên đầu, bão ở biển thì hình thành rất nhanh, ban đầu chỉ là một đám mây lông chó nho nhỏ, chỉ mấy chục phút sau có khi cơn thịnh nộ tới ngay.
Ở rừng thì chậm hơn, nhưng nguy hiểm hơn vì đã mưa to là có lũ. Khe núi luôn là nơi lý tưởng cho người đi rừng và cả thú ở rừng, vì mùa hè thì mát và luôn có nước, cứ có nước là thấy sự sống hiện diện rồi.
Nhưng mùa mưa thì khe nước là một nơi nguy hiểm tiềm tàng, mưa lớn thì chỉ cần 15 phút là bằng mọi giá phải thoát khỏi khe núi, vì lũ ống có thể tràn tới khiến ta không thể chạy kịp.
Tôi đi rừng nhiều, và thấy rừng Lào hay Trung Quốc là lũ nhiều nhất, có lẽ vì nhiều núi đá có độ dốc cao..chỉ mưa một chút là đã nghe tiếng lục ục như có đàn voi đang chạy đâu đó, nước tràn xuống nhanh chóng theo những khe núi cuốn theo đá hộc và cây cối ầm ầm lao, đỏ ngầu..
Nơi nào nhiều núi đất thì mưa lâu còn một tai hoạ khủng khiếp nữa là sạt đất, mưa to vài ngày là coi chừng, tôi chứng kiến vài lần vụ lở núi ở Lào, Cam, Trung..và Cao Bằng Việt Nam, năm 92 cả nửa đỉnh Vàng Xanh trượt xuống dưới khe vực Khuổi Bốc sâu hun hút không còn chút dấu vết, hay ở Tĩnh Túc cũng vậy.

Đứng gần và nhìn những sự việc đó bằng mắt mới thấy hết sự khủng khiếp của nó.
Một vài lần nhờ mưa lũ mà tôi được ăn thịt những loài khổng lồ ở rừng như voi, bò hay min, min là con trâu rừng có rất nhiều ở Lào, loài này rất to và không sợ hổ, min ở Cam thì có cặp sừng rất to và rộng như sải tay người lớn dang ra, cong cong, còn min đen ở Lào sừng nó hẹp hơn gần như trâu nhà ở Việt Nam, thân đen bóng, thường đi từng bầy như voi, khi nuôi con, min cái thường tách riêng ra lúc con nó còn nhỏ, nuôi con thì min cái dữ như cọp, có lẽ bản năng làm mẹ của loài nào cũng vậy, nó không ngần ngại tấn công con người hay những loài thú dữ khác kể cả hổ.
Khi sắp có mưa lũ thì thường rừng hay động, chim thú láo nháo hết, chúng nhanh chóng di chuyển qua những nơi an toàn, thú rừng rất giỏi và nhạy cảm khi có điều gì đó nguy hiểm từ thiên nhiên, có lẽ do sống hoang dã nên cơ thể chúng có một cơ quan nào đó có chức năng báo động khi nguy hiểm sắp xảy ra chăng.
Lần ở BoKeo, Lào giáp biên giới Mianmar sau một cơn lũ khủng khiếp, ban đêm cứ nghe tiếng kêu ò ò rất lạ, hôm sau chúng tôi định vị và mò tới thì..một con min đen đực khổng lồ bị lũ cuốn gãy cả hay chân trước và một bên sừng, nó phải nặng hơn một tấn, sau khi cho nó vài viên nhân đạo, anh em tôi xúm vào xẻ thịt nó, lội lóp ngóp giữa bãi lầy bùn đất trên núi theo lũ xuống, vì chẳng thể kéo nó vào phía gần bờ do nó quá to, thịt nó với tôi, tôi nghĩ là ngon nhất trong những loại thịt mà tôi từng được ăn, chúng tôi đang đói khát lại được ăn thứ đặc đặc sản này quả là không thể tả nổi, cái gì cũng muốn lấy nhưng cõng không nổi, anh em nghĩ ra cách nướng khô rồi bỏ vào ba lô mang theo, cả hơn chục cái ba lô cóc căng tròn, đó là nguồn dinh dưỡng quý giá cho chúng tôi ăn tới cả hai tháng sau đó.
Trâu, hay trâu rừng là con vật linh thiêng với khá nhiều dân tộc, Thái, Lào, Miến Điện (Mianmar) hay cả người Cam, Việt nữa, tôi từng thấy khá nhiều miếu thờ những "Ông Trâu" ở Lào, Miến Điện hay Việt Nam, Thái..

Ở Miến Điện tôi từng nghe người dân kể nhiều câu chuyện tâm linh về loài này, tuy nhiên tôi chưa từng tận mắt thấy "ma trâu" bao giờ cả, nhưng anh em tôi có bốn người từng thấy ở Lào.
Ở cánh đồng Boongxay rất rộng và ngập nước, có một cây rất to, nó giống giống như cây keo lá chàm của ta, người Lào gọi nó là cây Cọn, có một cái miếu cổ, chả ai biết nó xây từ bao giờ, nó được xây bằng những hòn đá vôi trắng và lợp loại ngói cong của người Lào hay lợp nhà, người dân thường hay mang xôi với trái cây tới đó cúng. Một thằng bạn tôi tên Triệu văn Gi. có biệt danh "xôi đám ma" nó quê gốc ở Lai Châu, một lần ở Lào đi đám ma nó được ăn xôi, chả biết xôi gì người ta nấu với cái lá gì đó vừa thơm vừa màu xanh xanh, nó được ăn và khen ngon suốt, lúc nào anh em nằm nói chuyện tới lượt nó cũng chỉ nói tới xôi đám ma nên thành chết tên, nó cùng Triệu Ngọc Q. người Nùng gốc Lạng Sơn, biệt danh "mũ nồi" vì có lần đi tán gái bản với anh Tân, trên đường về anh em đèo nhau trên xe đạp, thấy bãi phân trâu, anh T đèo nó hét thất thanh, "Q..Q..cái mũ nồi kìa nhảy xuống nhặt đi" trời có trăng mờ nên nó bay xuống xe mắt nhắm mắt mở vồ ngay bãi phân, bãi phân giống hệt cái mũ nồi mà dân những vùng núi cao xưa các "tay chơi" hay đội, trông nó như cái nồi bị bẹp trên mũ có cái cuống như cuống quả bí đỏ, màu đen đen..người Lào cũng hay đội.

Hai thằng hay mò ra cái miếu đó xin dân đồ cúng để ăn, một đêm nghe tiếng chũm choẹ kêu ( khi người dân ra thắp hương họ thường lấy hai cái chũm choẹ ở miếu đánh vào nhau kêu choeng choeng, trong đêm vắng nó kêu to lắm) quen mui hai thằng rủ nhau ra xin đồ, chả có ai cả, cái miếu vắng lặng dưới trăng, hai thằng chưng hửng quay về, đang lội nước bì bũm tự nhiên thấy oà một tiếng, như có gì đó dưới nước bay lên vậy, và thấy một khối đen xì lù lù trước mặt, xung quanh rìa cánh đồng chỗ chân núi cũng có nhiều tảng đá mồ côi, nhưng ở ruộng thì không có, sao hôm nay lại thấy, nó to và đen xì như tảng đá mồ côi, hai thằng định lội tới gần xem thì nghe nó thở phì phì, quất đuôi và vảy cặp sừng lúc lắc, hai mắt đỏ lòm..thế là cả hai bung chạy, ruộng thụt ko chạy được, sợ qúa bắn um sùm cho anh em chạy ra cứu..lạ là chả ai thấy gì nữa chỉ hai thằng háu ăn sợ xanh mặt mày qua tận hôm sau.
Còn lần nữa anh T với anh N đi đêm về qua, cách ngay chỗ chúng tôi ở chỉ chừng 200m chợt hai anh thấy ngay bên mép nước cách cái bờ đất có cái miếu đó mấy chục mét, một con trâu to tướng, cao lênh khênh..nó đứng im, thở phì phì, ban đầu nghĩ trâu của dân, nhưng sau nhìn lại hai anh bảo lạ là sao nó to thế, bật đèn pin lên soi thì nó mất hút như chưa từng đứng đó..hai anh quăng cả xe đạp chạy tụt cả dép về lắp bắp gọi cả bọn ra, chúng tôi ùa ra nhưng cũng không thấy gì, đêm trăng mờ mờ có trâu thật thì làm sao nó đi nhanh thế qua cái cánh đồng đó..
Tôi cũng hay nhòm qua đó ban dêm xem thấy gì không, nhưng chưa bao giờ thấy gì, chỉ có một hai lần rất lạ là vừa chập tối chúng tôi ăn cơm xong chợt có mùi trâu nồng nặc hết xung quanh nhưng tuyệt nhiên chẳng có con trâu nào quanh đó cả.
Qua tới Cam thì được ăn thịt voi, người Lào kiêng ăn thịt voi, phần đa voi chết họ mang chôn, có lẽ như sự tri ân vì nó gắn bó và nuôi sống họ hàng mấy chục năm trời sống cùng nhau, và gắn bó nên họ không nỡ ăn thịt voi, bình thường thì sau khi làm lụng là họ tháo những sợi lòi tói với cái bành chở hàng chở người trên lưng voi và cho nó vào rừng tự kiếm ăn, đêm thì nó về đêm thì nó không, nhưng dù có bao lâu thì nó vẫn quay về nơi căn nhà của nó. Ở Cam mấy ông nội lính Cam thấy voi rừng đi qua thế là vác B41 ra thục một con to đùng lăn kềnh, rồi xúm vào xẻ thịt chia nhau, chỉ huy hỏi thì nói bắn nhầm vì tưởng xe tăng, quỳ lạy luôn.

Lúc đó thiếu thốn nên chỉ huy biết cũng ngó lơ khi lính khiêng thịt về, mà cũng lạ, lính Cam đi lính còn có vợ con đi theo một đoàn lóc nhóc nữa, nhìn thật buồn cười và tội nghiệp, một phần họ chẳng có nhà cửa mà để ở hay quay về nên đành đi theo chồng, hoặc họ là lính cưới nhau, đơn vị di chuyển suốt nên đi theo luôn, còn một điều nữa là lúc đó nhộm nhoạm nên họ sợ pốt nó trả thù, bất cứ ai dính dáng tới người Việt, quân Việt là chúng giết hết cả già cả trẻ. Mà người Cam thì mắn đẻ, chồng chỉ cần cởi cái quần tà lỏn ném qua bụng có khi cũng có bầu rồi, nhà nào cũng ba bốn đứa con lóc nhóc, trứng gà trứng vịt sàn sàn bằng nhau kêu khóc inh tai, mỗi khi di chuyển trông thật nheo nhóc cả quân cả dân lẫn lộn với nhau, cùng chó mèo gà vịt, trâu bò..lợn thì họ cột dây vào chân, một con lợn có một hay hai đứa trẻ cưỡi trên như ta cưỡi ngựa rất điệu nghệ..người lớn đi sau cầm dây cầm roi đuổi lợn cho nó đi, con nào không chở trẻ con thì chở nồi niêu trên lưng, lũ lợn đen nhẻm nhem nhuốc vì nhọ nồi dính bê bết hành quân đi trong nắng bụi mù. Xe bò kéo thì ko có bánh chỉ có hai cái cây, gọi là xe quệt chất đủ thứ trên đó.

308891472_760999581663575_7681858545317398892_n.jpg


Ở Thái và Cam thời đó thật lắm chuyện buồn cười, tôi thì hay nhìn và ngày nào cũng phải cười bò ra ít nhất vài lần...tay chơi, dân chơi lúc đó thì ở phố mới có xe honda, cá biệt còn có cả xe hơi nha bà con, phóng tùm lum hỗn loạn nhất là bên Thái, đến nơi nào xa lạ muốn biết họ giàu hay nghèo thì ra chợ xem, còn dân trí cao hay thấp thì nhìn giao thông là biết, từ ngày đó bên Thái đã nhiều honda và ô tô rồi, và họ đi thì..èo, chúng tôi toàn tay lái lụa được học gần như các loại xe cả tăng, thiết giáp, cano..vv, tới lý thuyết lái trực thăng nữa, tuy là chưa anh em nào được lái máy bay bà già bao giờ, chỉ học lý thuyết thôi..vậy mà qua Thái thì thôi, cảm phiền, cuốc bộ là vĩ đại, là chân "ní" không thể bàn cãi..
Tôi từng chạy xe honda lẫn ô tô ở Thái nhiều, không hề nói khoác chứ vừa chạy xe côn tay vừa tác chiến bằng AK các cháu trẩu bây giờ vác phóng hợi ngả mũ đấy, vậy mà lái xe ở Thái vẫn là một điều gì đó thật nghẹn ngào và khó nói nên lời..vì té đau quá sao mà nói nổi nữa, chạy thì trái đường với kiểu bên phải như ở ta hay Cam, Lào, Tàu...dân phóng bạt mạng, chả biết lúc đó dân Thái có bằng lái xài bằng lái chưa hay vẫn xài lá chuối khô như dân Cam, nhưng họ chạy ẩu tả thôi rồi..tai nạn suốt.

Còn tay chơi cấp phum sóc thì xe bò, cái xe bò như cái rạp xiếc, treo đủ thứ bùa ngải rồi cờ quạt, tua rua xanh đỏ chết tiệt gì đó xung quanh, bên trong xe phải có hình mấy cô cởi truồng in rất đẹp trên loại giấy ofset nilon như những bức tranh Thái những năm 90 dân ta vẫn dùng, cái bánh xe bò to, bằng gỗ tán những cái đinh mũ bọc đồng vàng choé, treo cái chuông giật tay hay cái kèn như mấy anh bán kem xưa hay bóp te tí te tí gọi con nít mua, cái xe cũng lạ, xe của mình có hai cái càng hai bên, con bò ở giữa thì xe họ chỉ có một càng ở giữa và hai con bò hai bên, cái càng cong vút như cây nêu trên quấn treo đủ thứ hầm bà lằng, xe có rèm vải hoa đàng hoàng, trong xe có nệm ngồi, có nóc hẳn hoi, chúng tôi rảnh thường ra vợt xe bò xin quá giang hay như đi xe buýt vậy, ngồi trên xe nóng chết cha và như xóc ốc, lim dim ngậm thuốc rê ngắm gái cởi truồng treo xung quanh xe, ở rừng mãi được như vậy là quá sung sướng rồi, ra chợ thì mắt trước mắt sau là sà vào hàng hủ tiếu, hàng hoá thì như biển nhưng có thằng nào có tiền đâu mà mua, chỉ ăn thôi, hủ tiếu họ rất ngon, ngon lắm, tới tận bây giờ tôi vẫn nhớ, chắc tại lúc đó đói khổ quá nên được ăn vậy thấy ngon..mỗi anh em phải ăn ít nhất hai tô, nhưng cũng biết "sĩ" hão khi không ăn ở một quán, mà ăn xong sang quán khác ăn tiếp, chứ mổ hai tô các cô ngồi quanh nhìn ngại lắm
🤣
🤣
.
Lượn chợ lòng vòng ngắm nhìn hàng hoá của họ và các cô gái thôi chứ làm gì có tiền mua gì đâu, thứ quan trọng nhất là thuốc lá và cao cù là, hay dầu tràm đỏ của Thái, thứ cao cù là là chúng tôi tín nhiệm nhất, ho cũng bôi, nhức đầu cũng bôi, đau bụng cũng bôi, vắt cắn cũng bôi, bôi tất và quý lắm, anh Thiệp lúc bị một quả K58 gần như nát hai chân, biết mình không thể sống được thấy bọn tôi khóc xung quanh anh vẫn nói đùa, không sao, bôi tý cao là hết mà..anh chết mà miệng vẫn cười, hình ảnh đó tôi ko thể quên được..
Tôi nhớ ở chợ lúc đó có má bán chạp phô, má tên Năm Thía người gốc Hà Tiên, má lấy chồng người Hoa qua Thái làm ăn và sinh sống, vừa thấy chúng tôi lần đầu má cứ nhìn trừng trừng và kéo vào hỏi bằng tiếng Việt "bay người Việt Nam phải không con, lính trong rừng trốn hả con?" Rồi má mua cho chúng tôi đồ ăn rất nhiều, chúng tôi chỉ dám nhận một lần vì ngại đồng tiền má mồ hôi nước mắt, nhưng má cứ nói "bay ko cầm má buồn đó" nói chuyện với chúng tôi má hay khóc kể về những ngày tăm tối khủng khiếp dưới bàn tay ponpot đã qua, và má sợ tới nỗi không dám quay lại Cam thêm một lần nào dù chúng tôi nói với má đã giải phóng rồi, không còn Khmer đỏ nữa..má vẫn lắc đầu, không là không...ký ức của má hẳn là khủng khiếp lắm nên mới vậy..

Bình thường anh em tôi chỉ có tiền mua loại thuốc rê đen xì khét lẹt hút như đấm vào mặt, sau găp má Năm, má cho loại thuốc lào nhãn hiệu ba số 8, ui trời, thơm và tôi tới giờ vẫn nhớ...tôi không hút được thuốc lào, khi mang gói thuốc về anh T mừng húm reo lên vui sướng, và cặm cụi chặt cây lồ ô làm điếu ngay, hì hục mãi cũng xong, chúng tôi ăn vội vàng cơm cháo qua loa rồi nhanh chóng pha trà, "ngả bàn đèn"thuốc lào ngay, lâu nay toàn hút thuốc linh tinh hôm đó có thuốc ngon,theo các anh tôi và thằng Th cũng hút, bị say một trận nhớ đời bà con ạ, thật kinh khủng, người mềm nhũn, dãi dớt lòng thòng lưỡi với chân tay díu cả lại, suýt tè ra quần, sặc sụa và ho như chó sủa suốt đêm, sau tôi ko dám hút thuốc kiểu đó nữa, chỉ quấn một tý như thuốc rê vậy mà vẫn say mềm nhũn.
Vụ hút xách rồi bay lắc thì chắc có lẽ dân Cam trong những phum xa xôi trong rừng có khi còn đi trước các dân chơi ở ta bây giờ bà con ạ, ngày đó, rất nhiều lần khi tham dự lễ hội của họ tôi cứ thấy, sao lam lũ khổ sở vậy mà "ăn chơi" họ quẩy sung thế, hoá ra họ hút cần sa, tôi từng được ăn thứ lá này nấu với thịt gà hay cá rồi, rất ngon nhưng ăn xong thì ko còn biết trời trăng mấy gió gì nữa, và ngủ như chó con no sữa tới hai ngày, đầu nặng trịch..
Ở Cam có nhiều nơi từ già đến trẻ từ lớn đến bé, gái cũng như trai đều hút thuốc, ở Lào một vài nơi cũng vậy, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn chặn dân lại xin thuốc của họ, thuốc nặng và khét mù, nhưng méo mó có hơn không, lính con nhà nghèo không chê thứ gì cả, lá gì có khói là hút tất..mỗi khi lễ hội họ lại hút thứ lá đó rồi nhảy múa suốt đêm trong tiếng trống gì mà cứ tà rưng tà rưng tưng tưng..rồi những bài hát í oe luyến láy nghe như đám hiếu ở miền Nam ta, nhạc có vậy thôi mà quẩy sung lắm, trai gái loạn xì ngầu và bụi mù tới ngạt thở.
Nhiều cái xe bò của những tay chơi đi ngoài đường còn có cả những cái catxet trên đó nữa, nhạc Boney 79 gì đó..phèng phèng um sùm, "tay chơi" ngồi sau đít bò đầy cứt và khai mù, chân mang dép Lào nhịp nhịp theo nhạc.

Người Cam cũng là một dân tộc quả là lạ lùng, hình như với họ mọi thứ đều đơn giản như kiểu chúng tôi có câu "không sao, bôi tý cao là khỏi" vậy, lũ đồ tể ponpot tàn sát như vậy, một cuộc sống tăm tối ngu dốt như địa ngục, không trí thức, không trường học, không bệnh viện, không văn hoá, không tiền tệ..tóm lại là gần như là con số 0, trừ cái chết là luôn có và miễn phí một cách hào phóng thôi...vậy mà vừa thoát ra khỏi cảnh đó họ lại vui vẻ như thường, lại múa hát tưng bừng ngay và hình như tôi nhớ không nhầm là có một lần một cô bạn Cam thống kê cho tôi có tới hơn 300 cái lễ hội lớn nhỏ trong một năm, có nghĩa là gần như trong năm ngày nào cũng có một cái lễ hội nào đó thì phải..và người dân dửng dưng với quá khứ cũng như khó khăn hiện tại, trước cả cái chết của đồng loại cũng như người thân họ, điều khiến tôi ngạc nhiên khi hỏi về những người thân trong gia đình họ đâu rồi, luôn là một câu cụt lủn "ngọp hời"- chết rồi, ráo hoảnh từ lời nói tới biểu cảm, ánh mắt..khiến tôi gai cả người.
Có lẽ quá đau đớn nên họ mất đi cảm giác chăng...nhưng nếu là tôi thì thật khó để mà quên đi mà thờ ơ hay vui vẻ trở lại nhanh như vậy, lạc quan là điều tốt, biết vậy nhưng vẫn cảm thấy có chút gì đó bất nhẫn sao đó...

Cách người Cam "thiêu huỷ" người chết mới thấy rõ hơn những gì tôi cảm nhận...Nhà có người chết, rất nhanh và đơn giản, có khi họ vừa tụ tập ăn uống vừa nói cười và đem cái xác đi thiêu ngay, cách thiêu mới thật sự ám ảnh và khủng khiếp, người chết được đưa đến nằm trên một đống củi, cây khô, thậm chí cả rác, rồi họ đổ dầu rái vào và châm lửa, mọi người đi xung quanh như chào nhau lần cuối rồi ra về, chỉ vài người ở lại vác thêm cây, củi tới quăng thêm vào cho cháy..mùi thịt nướng rồi dần chuyển sang mùi khét lẹt, nhiêu đó chưa đủ ghê rợn..khi cái xác chỗ đỏ chỗ đen than thì họ dùng cuốc đất, những cái cuốc hiệu con gà của Trung quốc được mài lưỡi rất sắc bén, tới bên và...cuốc từng lát trên cái xác cho nó cháy cho nhanh, thịt xương, lòng mề máu me bắn toè loe khắp nơi, xin thề là tôi khiếp đảm thực sự khi nghe những tiếng sật sật phát ra sau mỗi nhát cuốc, thật ám ảnh...

Tục cúng giỗ của người ta cũng lạ, người chết sau khi đốt thì họ bới lấy một ít tro cốt sau đó mang lên chùa để, vậy là xong, nhà nào giàu thì xây ang tháp, ang tháp này nôm na như cái miếu ở ta nhưng nóc cao và cong hơn theo truyền thống kiến trúc người Khmer. Ở nhà cũng không lập bàn thờ cho người chết và mỗi năm họ có một ngày cúng linh hồn người chết là vào ngày nào đó ở tháng 9 âm lịch thì phải, tôi cũng không nhớ rõ, còn nhà nào giàu có thể làm tới 10 hay 50 cái một năm cũng chả sao, mà 50 năm không giỗ gì cũng chả sao nốt.
Người chết sau khi đem thiêu thì người sống rất nhanh bình thường trở lại, như vẫn từng thế, sự đau đớn nhớ thương có chăng là chỉ trong ánh mắt của những đứa trẻ quá nhỏ đã mất đi cha hoặc mẹ, chúng luôn ngơ ngác và sợ sệt, ngồi ở cửa nhà nhin ra đường, thấy ai giống cha mẹ đi qua chúng đứng dậy lẽo đẽo chạy theo một đoạn, tôi từng nhìn thấy hình ảnh đó, thật nghẹn ngào nhưng chẳng có thể làm được gì cả.
 
Back
Top