Không được vay tiền mua nhà ở hình thành trong tương lai, giới bất động sản lo

Status
Not open for further replies.

Thông tư sẽ có hiệu lực từ tháng 7-2024 quy định người dân không được vay tiền ngân hàng mua nhà ở hình thành trong tương lai và thế chấp bằng chính căn nhà đó, khiến giới kinh doanh bất động sản lo lắng.​


Quy định không cho vay tiền mua nhà ở hình thành trong tương lai khiến cho giới bất động sản lo lắng sẽ tác động tiêu cực đến thị trường - Ảnh: NGỌC HIỂN
Quy định không cho vay tiền mua nhà ở hình thành trong tương lai khiến cho giới bất động sản lo lắng sẽ tác động tiêu cực đến thị trường - Ảnh: NGỌC HIỂN
Thông tư 22/2023 của Ngân hàng Nhà nước sẽ có hiệu lực ngày 1-7-2024, quy định với khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản đối với cá nhân để mua nhà, bao gồm nhà ở thương mại, thì ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được cho cá nhân vay để mua nhà đã được hoàn thành để bàn giao, tức là nhà ở có sẵn.
Trường hợp người dân vay tín dụng để mua nhà ở thương mại bảo đảm bằng bất động sản là chính nhà ở thương mại đó thì tổ chức tín dụng chỉ được cho vay đối với trường hợp nhà ở thương mại đã được hoàn thành để bàn giao, tức là nhà ở thương mại có sẵn.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Lê Hoàng Châu - chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) - cho rằng với quy định trên, thông tư số 22 đã không cho phép ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho người dân vay để mua nhà ở thương mại chưa hoàn thành để bàn giao (tức là nhà ở thương mại hình thành trong tương lai) được bảo đảm (thế chấp) bằng chính căn nhà đó.
Do đó, người dân muốn được vay tín dụng để mua nhà ở thương mại hình thành trong tương lai phải thực hiện các biện pháp bảo đảm khác, hoặc bảo đảm bằng tài sản khác.
Theo ông Châu, bên cạnh các mặt rất tích cực để tháo gỡ những vướng mắc cho hoạt động của các tổ chức tín dụng, góp phần đảm bảo an toàn hệ thống tín dụng, quy định trên cũng khiến cho các doanh nghiệp địa ốc lo lắng.

Ông Châu cho hay nếu không sửa đổi ngay chi tiết trên trước khi thông tư có hiệu lực, quy định này có thể dẫn đến hệ quả xấu, gây khó khăn, cản trở hoạt động bình thường của thị trường bất động sản, tác động tiêu cực đến tiến trình phục hồi và phát triển của thị trường bất động sản cả trước mắt và lâu dài.
"Việc không cho phép tổ chức tín dụng cho cá nhân vay tín dụng để mua nhà ở thương mại hình thành trong tương lai được bảo đảm thế chấp bằng chính căn nhà đó là không phù hợp, không đồng bộ, không thống nhất với các quy định của Bộ luật Dân sự 2015 cũng như các luật hiện hành và các luật vừa được thông qua liên quan đến bất động sản", HoREA nhận định.
HoREA cho rằng Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, trong đó có biện pháp bảo đảm là thế chấp tài sản với quy định "tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai", nên nhà ở thương mại hình thành trong tương lai hoàn toàn có thể dùng làm tài sản bảo đảm.
Do đó, HoREA kiến nghị bổ sung quy định cho phép tổ chức tín dụng cho cá nhân vay tín dụng để mua nhà ở thương mại hình thành trong tương lai được bảo đảm (thế chấp) bằng chính căn nhà đó. Quy định này áp dụng cho cả trường hợp mua nhà ở thương mại hoặc nhà ở xã hội, với nhà ở có sẵn hoặc nhà ở hình thành trong tương lai.
 
Tóm váy là chống trò úp bô của chủ đầu tư
KGuhAUt.png

Ngân hàng cũng sợ úp bô rồi
gosZriP.png
 
Vãi cả vay tiền mua nhà hình thành trong tương lai, thế chấp bằng chính căn nhà đó. Thằng nào duyệt chính sách này từ đầu vậy:waaaht:
Ủa chứ xưa giờ vay mua nhà, tự đóng 20% còn lại 80% thì vay bank đóng theo tiến độ thì ko phải là mua nhà ở hình thành trong tương lai thế chấp bằng chính căn nhà đó à?
 
Vãi cả vay tiền mua nhà hình thành trong tương lai, thế chấp bằng chính căn nhà đó. Thằng nào duyệt chính sách này từ đầu vậy:waaaht:
fen ở vũ trụ nào rơi qua đây thế, xưa nay toàn như vậy mà
nên mới có chuyện bán nhà trên giấy, dù theo quy định hiện nay chỉ được mở bán khi xong phần móng
thằng bạn mua căn cc loading đến 90% đứng bánh 5 năm rồi, nghĩa là nó trả đến 90% giá trị nhà nhưng vẫn phải đi ở trọ còn nhà đang mua ko biết đến bao giờ xong, cũng ko đem bán hay thế chấp đc luôn
 
fen ở vũ trụ nào rơi qua đây thế, xưa nay toàn như vậy mà
nên mới có chuyện bán nhà trên giấy, dù theo quy định hiện nay chỉ được mở bán khi xong phần móng
thằng bạn mua căn cc loading đến 90% đứng bánh 5 năm rồi, nghĩa là nó trả đến 90% giá trị nhà nhưng vẫn phải đi ở trọ còn nhà đang mua ko biết đến bao giờ xong, cũng ko đem bán hay thế chấp đc luôn
Thế thì CĐT khác gì tay không bắt giặc nhỉ.
Theo mình hiểu
CĐT nó sẽ làm phần móng, rồi có hình sa bàn dự án, bán căn hộ hình thành trong tương lai. Rồi bán cho người mua. Người mua đặt cọc tiền => CĐT BDS lấy tiền xây tiếp,
Tiếp đó, thế chấp cái căn hộ hình thành trong tương lai đó vào ngân hàng, lúc này người mua sẽ vay tiền ngân hàng để trả cho chủ đầu tư. CĐT cầm tiền, còn người mua sẽ trả lãi ngân hàng.
Giờ nhà mà không xong thì người mua cứ nộp tiền cho ngân hàng, còn cty BĐS kia bị ngâm dự án thì người mua phải chịu lãi với ngân hàng, và chờ nhà. Còn bọn CĐT ko mất gì à?
( Đoạn này sau dân tố các CĐT lừa đảo đúng ko? )
 
Vãi cả vay tiền mua nhà hình thành trong tương lai, thế chấp bằng chính căn nhà đó. Thằng nào duyệt chính sách này từ đầu vậy:waaaht:
chính là chính sách đưa nước mỹ đến năm 2008 đấy còn gì nữa.
xứ đông lào đi chậm thật.
còn thiếu bước nữa là các ngân hàng đóng gói các khoản vay ấy lại, đánh giá AAA, r bán lại cho các định chế tài chính đang tìm chỗ đầu tư.
 
Thế là xong rồi đấy :shame: Nợ xấu từ cái đám này mà ra chứ đâu,
10.000 căn Origami của V... Q9 và 10.000 căn Beverly cũng của V tổng là 20.000 căn vay 80% giá trị căn hộ, khách mua đóng chỉ có 15% tương đương cỡ 300 triệu. Năm ngoái đến hạn trả lãi mỗi tháng xấp xỉ 20-25 triệu thì bọn nó bỏ luôn phần 15% éo đóng nữa, bank ôm cả đống nợ xấu. :shame:
 
Thế thì CĐT khác gì tay không bắt giặc nhỉ.
Theo mình hiểu
CĐT nó sẽ làm phần móng, rồi có hình sa bàn dự án, bán căn hộ hình thành trong tương lai. Rồi bán cho người mua. Người mua đặt cọc tiền => CĐT BDS lấy tiền xây tiếp,
Tiếp đó, thế chấp cái căn hộ hình thành trong tương lai đó vào ngân hàng, lúc này người mua sẽ vay tiền ngân hàng để trả cho chủ đầu tư. CĐT cầm tiền, còn người mua sẽ trả lãi ngân hàng.
Giờ nhà mà không xong thì người mua cứ nộp tiền cho ngân hàng, còn cty BĐS kia bị ngâm dự án thì người mua phải chịu lãi với ngân hàng, và chờ nhà. Còn bọn CĐT ko mất gì à?
( Đoạn này sau dân tố các CĐT lừa đảo đúng ko? )
xin thưa anh là CĐT còn chưa làm phần móng, mới chỉ trên giấy
thậm chí nhiều thằng còn đéo thèm lập sa bàn, dựng mấy cái mô hình 3d hoặc lấy trên mạng rồi đem đi bán ầm ầm kia kìa
 
Thế thì CĐT khác gì tay không bắt giặc nhỉ.
Theo mình hiểu
CĐT nó sẽ làm phần móng, rồi có hình sa bàn dự án, bán căn hộ hình thành trong tương lai. Rồi bán cho người mua. Người mua đặt cọc tiền => CĐT BDS lấy tiền xây tiếp,
Tiếp đó, thế chấp cái căn hộ hình thành trong tương lai đó vào ngân hàng, lúc này người mua sẽ vay tiền ngân hàng để trả cho chủ đầu tư. CĐT cầm tiền, còn người mua sẽ trả lãi ngân hàng.
Giờ nhà mà không xong thì người mua cứ nộp tiền cho ngân hàng, còn cty BĐS kia bị ngâm dự án thì người mua phải chịu lãi với ngân hàng, và chờ nhà. Còn bọn CĐT ko mất gì à?
( Đoạn này sau dân tố các CĐT lừa đảo đúng ko? )
nó lấy tiền rồi chạy dự án mới để kiếm mớ tiền nữa mới vl
cứ giả sử ở 1 vũ trụ nào đó, fen kiện thằng cdt vào tù được rồi sao nữa, nhà của fen vẫn vậy, thà giữ lại chút hy vọng nó hoàn thiện bàn giao còn hơn đẩy nó vào tù rồi vĩnh viễn khỏi có nhà luôn =]]
thay vì cdt đi vay bank thì nó có cái trò bán nhà hình thành trong tương lai để đẩy rủi ro đó cho người mua, vì sao người mua thấy rủi ro vẫn múc? vì múc lúc này là f0-giá rẻ nhất, sau khi dự án bàn giao f0 đi bán cho f1 với 1 khoảng chênh lệch, nên anh em f0 có thể là ham rẻ múc hoặc đầu cơ để bán lại
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top