Nhật sửa quy định để xuất khẩu chiến đấu cơ

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Nội các Nhật Bản ngày 26.3 đã nới lỏng các quy định nghiêm ngặt về chuyển giao thiết bị quân sự để cho phép xuất khẩu chiến đấu cơ thế hệ tiếp theo đang được nước này phát triển với Anh và Ý.

Nhật, Anh và Ý hy vọng loại chiến đấu cơ mà ba nước cùng phát triển sẽ sẵn sàng vào năm 2035.

Phát ngôn viên chính phủ Nhật Hayashi Yoshimasa cho hay nội các đã thông qua việc thay đổi các quy tắc xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản, sau thỏa thuận của liên minh cầm quyền hồi đầu tháng này, theo AFP.

1711435519106.png

Hình ảnh về mô hình máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo do Nhật Bản, Anh và Ý cùng phát triển

"Kế hoạch chế tạo máy bay chiến đấu có năng lực cần thiết cho an ninh quốc gia Nhật Bản phải được thực hiện để đảm bảo rằng năng lực phòng thủ của Nhật Bản không bị tổn hại", ông Hayashi nói với các phóng viên.

"Chúng tôi cần có một hệ thống cho phép Nhật Bản chuyển thiết bị quốc phòng sang các quốc gia khác ngoài các đối tác của chúng tôi và đóng góp ngang bằng với Vương quốc Anh và Ý", ông Hayashi nhấn mạnh tiếp.

Máy bay chiến đấu mới nói trên chỉ có thể được xuất khẩu đến các quốc gia không có xung đột và đã ký cam kết quốc tế sử dụng vũ khí theo hiến chương của Liên Hiệp Quốc.

Các quy định mới còn nhấn mạnh máy bay chiến đấu chỉ có thể được xuất khẩu tới những quốc gia đã ký hiệp ước với Nhật về chuyển giao thiết bị quốc phòng và công nghệ, theo Kyodo News. Hiện có 15 quốc gia đã ký hiệp ước này với Nhật.

...............
 
VN thấy bảo quan tâm tới đám F2 lâu lắm rồi nhưng k mua đc thì phải.
Đợt này mới về lô L39 mà phục vụ mục đích đào tạo là chủ yếu.
Đám Su tới niên hạn bảo dưỡng cũng khó phết đây.
 
Vậy chắc xài động cơ của Anh, Ý , hi vọng có bản động cơ nội địa IHI
qIGy25s.png
Mấy thằng này đang chung tiền nghiên cứu máy bay gen 6. Nghe nói con gen 6 đầu tiên Mẽo ko bán cho đồng minh (tương tự F22) nên phải tự thân vận động.
Động cơ gen 5 Nhật làm được rồi. Anh, Ý đã làm được đâu
 
Mấy thằng này đang chung tiền nghiên cứu máy bay gen 6. Nghe nói con gen 6 đầu tiên Mẽo ko bán cho đồng minh (tương tự F22) nên phải tự thân vận động.
Động cơ gen 5 Nhật làm được rồi. Anh, Ý đã làm được đâu
Tưởng châu âu có pháp, anh, thụy điển, ý là làm được động cơ chứ ?, con eurofighter là từ anh, ý, đức mà đợt này pháp - tbn - đức chung team rồi. Đợt hợp tác f2 mỹ đế ép ghê quá với ít chuyển giao công nghệ nên đợt này làm f3 nhật ngó qua đề xuất từ eu - mỹ xong chốt "tự chủ"
UzmVGnM.png
. Sao cuối cùng hợp tác anh - ý mà t chỉ hóng con XF9 của IHI hi vọng được lắp vào gen 6, mà chắc chốt động cơ gen 6 gồm: IHI, Avio, Rolls Royce
 
VN thấy bảo quan tâm tới đám F2 lâu lắm rồi nhưng k mua đc thì phải.
Đợt này mới về lô L39 mà phục vụ mục đích đào tạo là chủ yếu.
Đám Su tới niên hạn bảo dưỡng cũng khó phết đây.
Vn có cổng thanh toán riêng với nga từ trước tới giờ nên bảo dưỡng thoải mái.
 
VN thấy bảo quan tâm tới đám F2 lâu lắm rồi nhưng k mua đc thì phải.
Đợt này mới về lô L39 mà phục vụ mục đích đào tạo là chủ yếu.
Đám Su tới niên hạn bảo dưỡng cũng khó phết đây.
Hàng hịn của nó, lại 1 mớ cn Mỹ, mua sao đc mà đòi quan tâm :nosebleed: Còn Su thì ngày trc cũng đầu tư ngay từ đầu về khí tài thay thế và nhà máy bảo dưỡng, nên cũng đỡ hơn thằng Indo phải mang máy bay sang Nga làm nên h đang bị tắc, 2 thằng kia ko kết thúc sớm thì có khi sau này cũng phải sang nhờ anh Ấn bảo dưỡng như Malay cũng nên:sweat:
 
Các quy định mới còn nhấn mạnh máy bay chiến đấu chỉ có thể được xuất khẩu tới những quốc gia đã ký hiệp ước với Nhật về chuyển giao thiết bị quốc phòng và công nghệ, theo Kyodo News. Hiện có 15 quốc gia đã ký hiệp ước này với Nhật.
À mà đông lào là thằng thứ 11 trong đám này :bad_smelly:
 
Tưởng châu âu có pháp, anh, thụy điển, ý là làm được động cơ chứ ?, con eurofighter là từ anh, ý, đức mà đợt này pháp - tbn - đức chung team rồi. Đợt hợp tác f2 mỹ đế ép ghê quá với ít chuyển giao công nghệ nên đợt này làm f3 nhật ngó qua đề xuất từ eu - mỹ xong chốt "tự chủ"
UzmVGnM.png
. Sao cuối cùng hợp tác anh - ý mà t chỉ hóng con XF9 của IHI hi vọng được lắp vào gen 6, mà chắc chốt động cơ gen 6 gồm: IHI, Avio, Rolls Royce
Châu Âu có Anh và Pháp tự làm được động cơ máy bay thôi bro. Avio Ý chỉ chế tạo chi tiết động cơ chứ không làm được động cơ hòan chỉnh. Thụy điển cũng không tự làm được động cơ. Con Gripen là Saab gia công động cơ với giấy phép của GE.

IHI động cơ turbo fan phập phù lắm. Cảm tưởng người Nhật có cố thế nào cũng không làm được 1 mẫu động cơ hẳn hoi. Năm 2017 IHI còn tham vọng thiết kế chế tạo động cơ cho lớp A320/B737 nhưng đến nay thấy im như thóc. Không làm nổi.
 
Châu Âu có Anh và Pháp tự làm được động cơ máy bay thôi bro. Avio Ý chỉ chế tạo chi tiết động cơ chứ không làm được động cơ hòan chỉnh. Thụy điển cũng không tự làm được động cơ. Con Gripen là Saab gia công động cơ với giấy phép của GE.

IHI động cơ turbo fan phập phù lắm. Cảm tưởng người Nhật có cố thế nào cũng không làm được 1 mẫu động cơ hẳn hoi. Năm 2017 IHI còn tham vọng thiết kế chế tạo động cơ cho lớp A320/B737 nhưng đến nay thấy im như thóc. Không làm nổi.
Đó giờ xài giấy phép GE tưởng đúc kết được kinh nghiệm rồi chứ
zp6eTXS.png
, mà động cơ cho thương mại với tiêm kích có khác nhau nhiều không bác?
Thôi cất poster em nó vào một góc vậy
qIGy25s.png

 
Đó giờ xài giấy phép GE tưởng đúc kết được kinh nghiệm rồi chứ
zp6eTXS.png
, mà động cơ cho thương mại với tiêm kích có khác nhau nhiều không bác?
Thôi cất poster em nó vào một góc vậy
qIGy25s.png

Đó mới là vấn đề đấy bro. IHI và MTU gia công động cơ cho GE, RR và PW, kinh nghiệm đầy mình, nhưng khi tự chế tạo thì lại vướng.

Bởi vì IHI khi gia công động cơ cho GE, được GE chuyển giao cho 1 số bí quyết sản xuất với điều kiện "chỉ được dùng khi gia công động cơ GE". Cho nên khi IHI muốn tự làm động cơ thì mắc kẹt, bí quyết thì biết nhưng không được dùng, phải tự tìm ra bí quyết khác. Nhưng nhiều khi làm 1 thứ thì chỉ có 1 bí quyết đó thôi, thế là chịu không vượt qua nổi. Kể cả MTU cũng vậy, thừa sức thiết kế chế tạo 1 động cơ hoàn chỉnh nhưng mắc kẹt giữa 1 đống cam kết "không dùng know-how này cho bất cứ 1 công việc nào khác", nên suốt đời chỉ làm công ty gia công.

Động cơ cho máy bay dân dụng và máy bay chiến đấu về nguyên tắc là như nhau, nhưng khác nhau ở định hướng hoạt động. Động cơ dân dụng đặt nặng sự êm ái, tiết kiệm, không cần bay vượt âm. Còn động cơ chiến đấu bắt buộc phải bay vượt âm, hướng về sự mạnh mẽ, khả năng bùng nổ và kích thước nhỏ gọn. Động cơ chiến đấu đời mới của Mỹ còn có khả năng vượt âm không đốt sau (without after-burner), cái này Nga và TQ chưa làm được.

Ví dụ so sánh:
  • Động cơ F119 của PW (dùng cho F-22, F35): lực đẩy max 35.000lbf đường kính cánh quạt 1,17m, nặng 1.82 tấn
  • Động cơ LEAP 56 của CFM (đang là lựa chọn số 1 cho A32x và B737): lực đẩy max 32.000lbf nhưng đường kính cánh quạt những 1,9m, nặng 2,8 tấn.
 
Last edited:
VN thấy bảo quan tâm tới đám F2 lâu lắm rồi nhưng k mua đc thì phải.
Đợt này mới về lô L39 mà phục vụ mục đích đào tạo là chủ yếu.
Đám Su tới niên hạn bảo dưỡng cũng khó phết đây.
Đắt xắt ra máu ấy
Đồn thay Mig 21 loại biên là kiếm loại 1 động cơ cho rẻ nên xưa đồn JAS 39 "Gripen" nhưng sau thấy con này cũng nổ tính năng, với lại dũng vũ khí hệ NATO nên cũng khó đồng bộ.
Khả năng cao sắp tới sẽ mua tiếp Su 30 chứ con Su 75 còn lâu mới thương mại được :doubt:
Về hưu 100 con Mig 21 giờ lấp đầy khoảng trống về đánh chặn cũng khá khoai đấy :go:
 
Đắt xắt ra máu ấy
Đồn thay Mig 21 loại biên là kiếm loại 1 động cơ cho rẻ nên xưa đồn JAS 39 "Gripen" nhưng sau thấy con này cũng nổ tính năng, với lại dũng vũ khí hệ NATO nên cũng khó đồng bộ.
Khả năng cao sắp tới sẽ mua tiếp Su 30 chứ con Su 75 còn lâu mới thương mại được :doubt:
Về hưu 100 con Mig 21 giờ lấp đầy khoảng trống về đánh chặn cũng khá khoai đấy :go:
Máy bay tiêm kích 1 động cơ Gen 4 trở đi, thế giới chỉ có vài mẫu: F-16 Mỹ, Mirage Pháp, Gripen Thụy điển, và J-10 Trung quốc. Xem ra cái nào cũng khó với VN.
 
Máy bay tiêm kích 1 động cơ Gen 4 trở đi, thế giới chỉ có vài mẫu: F-16 Mỹ, Mirage Pháp, Gripen Thụy điển, và J-10 Trung quốc. Xem ra cái nào cũng khó với VN.
Có con FA-50 block 20 ấy anh, động cơ GE F404 :adore:
 
Back
Top