Hacker chỉ mất 60 giây để chiếm đoạt tài khoản Facebook, tài khoản ngân hàng

Thất học

Senior Member
Nhiều người mắc sai lầm khi lưu mật khẩu, tài khoản Facebook, tài khoản ngân hàng trên điện thoại. Để tránh bị mất cắp tài khoản, người dùng phải thường xuyên đổi mật khẩu; mật khẩu nên có trên 12 ký tự gồm chữ hoa, chữ thường, con số...

Hacker chỉ mất 60 giây để chiếm đoạt tài khoản Facebook, tài khoản ngân hàng


Chuyên gia khuyến cáo nên thường xuyên thay đổi mật khẩu Facebook để tránh mất cắp tài khoản. Ảnh: Tô Thế

Tại Hội thảo “Xây dựng môi trường an toàn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đoàn viên, người lao động” do Báo Lao Động tổ chức chiều 17.4, ông Ngô Minh Hiếu - Trung tâm Giám sát và An toàn không gian mạng Quốc gia cho rằng, phần lớn các vụ việc lừa đảo trên không gian mạng hiện nay là do người dân bị lộ thông tin cá nhân, qua mạng xã hội.

Các đối tượng mua bán thông tin tên các web chợ đen, lấy thông tin giả mạo là cơ quan chức năng, tổ chức tài chính lừa đảo chủ yếu là công nhân. Thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo áp dụng công nghệ sẽ thao túng tâm lý, cụ thể là đánh vào lòng tham và sự hiếu kỳ để đánh cắp thông tin, tài khoản ngân hàng truy cập vào tài khoản của người dùng.

Ông Ngô Minh Hiếu phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Tô Thế


Ông Ngô Minh Hiếu phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Tô Thế

Theo ông Ngô Minh Hiếu, một trong những hình thức lừa đảo công nhân thời gian gần đây là “Việc nhẹ lương cao và tín dụng đen” để lấy thông tin sau đó sẽ thao túng tâm lý của người lao động để chiếm đoạt tài sản và chiếm đoạt tài khoản để lừa đảo người thân, bạn bè của họ.

Mất tài khoản Facebook, tài khoản ngân hàng đều rất nguy hiểm. Hacker có thể dùng tài khoản mạng xã hội cắt ghép hình ảnh, lấy thông tin để lừa đảo bạn bè, người thân.

Hacker chỉ cần mất 60 giây để có thể vào một tài khoản cá nhân của ai đó, nên người lao động cần phải biết sàng lọc thông tin, không đăng tải tài khoản công khai (chỉ đưa vào chế độ bạn bè) sẽ hạn chế được phần nào việc mất tài khoản Facebook.

Cũng theo ông Ngô Minh Hiếu, nhiều người dùng hiện không có thói quen đổi mật khẩu, đây là kẽ hở cho các hacker, do đó thường xuyên phải đổi mật khẩu và có 12 ký tự và có chữ viết hoa viết thường, chữ số và ký tự đặc biệt.
 
Hacker chỉ cần mất 60 giây để có thể vào một tài khoản cá nhân của ai đó, nên người lao động cần phải biết sàng lọc thông tin, không đăng tải tài khoản công khai (chỉ đưa vào chế độ bạn bè) sẽ hạn chế được phần nào việc mất tài khoản Facebook.
Đơn giản thế thì thằng Fckbook nó giãy chết rồi :haha:
 
hội thảo này có tác dụng gì ko mấy fence, xưa giờ chưa được dự hội thảo nào ngoài mấy hội thảo vớ vẩn của trường
uzSBw9p.png
uzSBw9p.png
uzSBw9p.png
 
Lời khuyên của Gemini:

1. Sử dụng mật khẩu mạnh và duy nhất:

Chọn mật khẩu dài ít nhất 12 ký tự, bao gồm chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt.

Tránh sử dụng mật khẩu đã dùng cho các tài khoản khác.

Thay đổi mật khẩu định kỳ, ít nhất 3 tháng một lần.

2. Bật xác thực hai yếu tố (2FA):

2FA thêm một lớp bảo mật bằng cách yêu cầu mã xác minh từ điện thoại hoặc ứng dụng xác thực khi bạn đăng nhập.

Bật 2FA bằng cách đi tới Cài đặt > Bảo mật và đăng nhập > Xác thực hai yếu tố.

3. Cẩn thận với các liên kết và tin nhắn lạ:

Không bao giờ nhấp vào liên kết hoặc tệp đính kèm trong tin nhắn từ những người bạn không quen biết.

Cẩn thận với các bài đăng trên Facebook hứa hẹn giải thưởng hoặc yêu cầu thông tin cá nhân của bạn.

Di chuột qua liên kết để xem URL đích trước khi nhấp.

4. Giới hạn quyền truy cập của ứng dụng:

Chỉ cho phép các ứng dụng cần thiết truy cập vào tài khoản Facebook của bạn.

Thường xuyên xem lại danh sách ứng dụng đã được cấp quyền và xóa những ứng dụng bạn không sử dụng nữa.

Đi tới Cài đặt > Ứng dụng và trang web để quản lý quyền truy cập ứng dụng.

5. Ẩn thông tin cá nhân:

Giới hạn những người có thể xem thông tin cá nhân của bạn, chẳng hạn như ngày sinh, số điện thoại và quê quán.

Đi tới Cài đặt > Quyền riêng tư để điều chỉnh cài đặt quyền riêng tư của bạn.

6. Cập nhật phần mềm:

Cập nhật phần mềm điện thoại và máy tính của bạn lên phiên bản mới nhất để vá các lỗ hổng bảo mật.

Sử dụng trình duyệt web và phần mềm chống virus có uy tín.

7. Cẩn thận khi sử dụng Wi-Fi công cộng:

Tránh đăng nhập vào tài khoản Facebook của bạn khi sử dụng Wi-Fi công cộng.

Sử dụng VPN để mã hóa lưu lượng truy cập internet của bạn khi sử dụng Wi-Fi công cộng.

8. Thêm bạn bè tin cậy:

Chỉ thêm bạn bè mà bạn biết và tin tưởng.

Sử dụng tính năng "Thêm bạn bè tin cậy" để cho phép bạn bè tin cậy giúp bạn lấy lại tài khoản nếu bị mất.

9. Báo cáo các hoạt động đáng ngờ:

Nếu bạn nghi ngờ rằng tài khoản của mình đã bị hack, hãy thay đổi mật khẩu ngay lập tức và báo cáo cho Facebook.

Bạn có thể báo cáo các hoạt động đáng ngờ bằng cách nhấp vào mũi tên xuống ở góc trên bên phải của bài đăng hoặc nhận xét và chọn "Báo cáo".

Lưu ý:

Facebook thường xuyên cập nhật các tính năng bảo mật mới. Hãy truy cập Cài đặt > Bảo mật và đăng nhập để xem các cài đặt bảo mật mới nhất.

Bạn có thể tìm thêm thông tin về bảo mật Facebook tại Keeping Your Account Secure | Facebook Help Centre (https://www.facebook.com/help/235353253505947).

Bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa này, bạn có thể giúp bảo vệ tài khoản Facebook của mình khỏi bị hack và lừa đảo.

Gửi từ Điện Thoại Xiaomi bằng vozFApp
 
Last edited:
Xạo lol.
Kinh nghiệm của mình: Pass lưu ở đâu cũng dc, chỉ là không text toàn bộ ra. Ví dụ 12 key ví meta, hoặc mã khoá gì đó bỏ 3 ký tự cuối đi, ghi bên máy khác độc lập, hoặc tạo pass kiểu keywords+trang web, hơi bất tiện nhưng an toàn.
VD pass Voz... "ToiyeuVoz", pass Fb "ToiyeuFacebook",...đại loại vậy
 
Đang tìm hiểu về các cách bảo mật tài khoản thì tìm thấy hai video này khá thú vị cho mọi người tham khảo.

Video một anh chuyên gia trộm iPhone tiết lộ bí quyết làm thế nào mà anh này có thể trộm iPhone và lấy tiền của nạn nhân một cách dễ dàng. Đầu tiên, anh này tiếp cận nạn nhân trẻ tuổi đang say xỉn, bắt chuyện, trao đổi thông tin.

Khi nạn nhân đưa điện thoại, anh này bấm nút lock điện thoại, rồi nhờ nạn nhân mở điện thoại lần nữa. Lúc này nạn nhân vội vã bấm passcode khi anh này đang cầm điện thoại, nên anh ta có thể đọc được passcode. Sau đó anh ta tìm cách ăn cắp chiếc điện thoại, trong vòng vài chục giây, anh ta đổi pass, đổi FaceID, tắt Find My iPhone để nạn nhân không thể khóa địên thoại từ xa. Sau đó anh ta thong thả rút tiền của nạn nhân, mua hàng chục chiếc iPhone khác, rồi tắt nguồn, bán máy. Mỗi phi vụ, nhóm của anh ta có thể kiếm 20 nghìn đô vào cuối tuần.


Một video khác về một khách hàng của mạng Verizon bị swap sim. Thủ phạm đến tiệm Verizon đóng giả cô này và yêu cầu cung cấp sim vì bị mất điện thoại. Ngay khi tên này có được sim, hắn truy cập tài khoản Bank of America của cô và rút sạch 17 nghìn đô. Cô này bất ngờ khi nhận thông báo từ tài khoản là bị rút hết tiền mặc dù cô này vẫn bật chế độ nhận mã OTP qua tin nhắn. Cả Verizon và BOA từ chối hỗ trợ cô này cho đến khi cô tố cáo với một kênh truyền hình và phóng viên điều tra thì BOA thông báo hoàn lại tiền cho cô.

 
Xạo lol.
Kinh nghiệm của mình: Pass lưu ở đâu cũng dc, chỉ là không text toàn bộ ra. Ví dụ 12 key ví meta, hoặc mã khoá gì đó bỏ 3 ký tự cuối đi, ghi bên máy khác độc lập, hoặc tạo pass kiểu keywords+trang web, hơi bất tiện nhưng an toàn.
VD pass Voz... "ToiyeuVoz", pass Fb "ToiyeuFacebook",...đại loại vậy
Tôi đặt pass dễ nhớ xong ném vào mấy trang aes256 nó mã hóa thành 50 kí tự, thách cụ hacker dò đc luôn :sure:
 
Với điều kiện bé nhà minh thi ảnh người mẫu nhí. Bạn vào link vote giúp bé nha :shame:
 
Anh nào làm làm được trực tiếp trước mặt tôi thì liên hệ.
Tôi đưa tên facebook trong 60s hack được tôi cho 50 triệu.
Không được cho tôi tát 2 phát, k cần tiền.
Mướn tay trong của fb bằng 50tr hơi ít, thêm nữa đi anh trai - "Hiếu Mobile said"
 
Back
Top