Số vụ lừa đảo lấy tiền trong tài khoản tăng theo cấp số nhân

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Việt Nam nằm trong số 10 điểm nóng tội phạm mạng hàng đầu thế giới, theo Hội đồng Công nghệ Toàn cầu. Hàng triệu người đã bị lừa đảo đánh cắp tiền trong tài khoản, và các vụ việc vẫn đang gia tăng theo cấp số nhân.

1712664457238.png

Ứng dụng có mã độc "dichvucong.apk" chiếm quyền điều khiển điện thoại, từ đó lấy cắp tiền trong điện thoại

Nguy hại hơn nữa, những kẻ lừa đảo một khi đã chiếm quyền điện thoại, sẽ chiếm luôn quyền quản lý mọi tài khoản ngân hàng hay chứng khoán của nạn nhân trên thiết bị di động.

Thanh niên 20 - 39 tuổi chiếm hơn 50% tổng số nạn nhân

Từ lừa đảo công việc, lừa đảo thương mại điện tử, lừa đảo cuộc gọi bạn bè giả mạo, đến các chiêu trò lừa đảo phần mềm độc hại mới nhất - những kẻ lừa đảo không ngừng nghĩ ra những cách thức mới để lừa tiền của các nạn nhân chủ quan.

Việt Nam nằm trong số 10 điểm nóng tội phạm mạng hàng đầu thế giới, theo Hội đồng Công nghệ Toàn cầu.

Thống kê của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) trong 11 tháng đầu năm 2023 cho thấy có gần 16.000 phản ánh về các trường hợp lừa đảo trên mạng, trong đó, 91% liên quan đến giả mạo, lừa đảo trong lĩnh vực ngân hàng-tài chính.

Các chuyên gia công nghệ cho biết, ngoài những thủ đoạn lừa đảo như cuộc gọi video deepfake; giả danh cơ quan thuế, công an, viện kiểm sát, tòa án, lừa đảo "khóa SIM" vì chưa chuẩn hóa thuê bao…, gần đây nở rộ hình thức lừa đảo chiếm quyền trợ năng (Accessibility) trên điện thoại sử dụng hệ điều hành Android.

Hồi tháng 3, ông M.C sử dụng điện thoại nền tảng Android, đã cài link độc do kẻ giả mạo công an hướng dẫn, từ đó bị chiếm quyền điện thoại cùng các tài khoản chứng khoán và tài khoản ngân hàng trên thiết bị di động này.

Theo chia sẻ của nạn nhân, kẻ giả mạo tự xưng bên công an đã gọi điện đến số điện thoại của ông, yêu cầu xác thực định danh thông tin cá nhân.

Do đã lớn tuổi, không quen với công nghệ và tin vào kẻ mạo danh, nạn nhân đã chuyển điện thoại cho người thứ ba để nhờ người này làm theo hướng dẫn của kẻ lừa đảo, từ đó tải và cài ứng dụng có mã độc "dichvucong.apk" trên điện thoại của ông.

Cùng với việc cài phần mềm có chứa mã độc "DichVuCong.apk", nạn nhân đã vô tình cho phép kẻ lừa đảo được chiếm toàn bộ quyền quản lý, điều khiển như nhắn tin, gọi điện, nghe điện thoại trên chính điện thoại khách hàng.

Chúng cũng sử dụng các thông tin bảo mật được ngân hàng và công ty chứng khoán cung cấp dành riêng cho khách hàng cho các giao dịch trên tài khoản ngân hàng điện tử và tài khoản chứng khoán (bao gồm tên truy cập, mật khẩu truy cập tài khoản, các mã xác thực SMS OTP kích hoạt tài khoản và tính năng giao dịch, kích hoạt Smart OTP và xác thực giao dịch tài chính...).

Từ đó, đối tượng lừa đảo đã thực hiện các hành vi bán cổ phiếu trên tài khoản chứng khoán, chuyển tiền sang tài khoản ngân hàng và rút tiền, chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.

Tại quốc gia láng giềng Singapore, theo thống kê tội phạm của cảnh sát, các nạn nhân bị lừa đảo trực tuyến không chỉ bao gồm người già, mà thanh niên từ 20 - 39 tuổi cũng chiếm hơn một nửa tổng số nạn nhân bị lừa đảo.

"Những kẻ lừa đảo không nhắm đến nạn nhân dựa trên tuổi tác, giới tính, chủng tộc, nghề nghiệp, (hoặc) tình trạng tài chính. Chúng luôn có những phương thức và chiêu trò mới để dụ con mồi".

Cách phòng tránh bị lừa đảo trực tuyến: Techcombank và TCBS khuyến nghị


1712664493132.png

Một khách hàng bị tội phạm dẫn dụ để thực hiện hành vi lừa đảo

Một câu hỏi cấp thiết được đặt ra: Người dùng có thể làm gì để tránh trở thành "con mồi" của kẻ lừa đảo? Nếu đã bị dụ cài ứng dụng độc hại, nên làm gì để giảm thiểu tổn thất?

Đầu tháng 4, Techcombank tiếp tục nâng cấp cảnh báo về phòng tránh những thủ đoạn lừa đảo cài đặt các ứng dụng giả mạo.

Theo Techcombank, hiện nay, các đối tượng lừa đảo đang tận dụng tâm lý thiếu cảnh giác của những người dùng thiết bị di động, để thực hiện các hành vi giả danh cơ quan thực thi pháp luật (công an, tòa án…), cơ quan hành chính nhà nước (cán bộ thuế/ địa chính/ tài nguyên môi trường…), nhân viên hỗ trợ (ngân hàng…)…

Mục đích của cùng nhằm mục đích cuối của các thủ đoạn này chính là khiến người dùng tin và cài đặt phần mềm chứa mã độc. Các phần mềm chứa mã độc này sẽ giúp đối tượng lừa đảo vượt qua hầu hết các biện pháp xác thực và bảo vệ của thiết bị di động, từ đó lấy cắp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tiền và tài sản của nạn nhân.

Để bảo vệ an toàn giao dịch tài khoản, Techcombank và Công ty Chứng khoán Kỹ thương đã gửi cảnh báo nâng cao đến tất cả các khách hàng. Theo đó, khuyến nghị các khách hàng NÊN:

Cảnh giác và tìm cách kiểm chứng thông tin của bất kỳ đối tượng nào chủ động liên lạc và tự xưng là công an, cán bộ hành chính, cán bộ hỗ trợ dịch vụ công, nhân viên ngân hàng… bằng cách gọi tới tổng đài hỗ trợ được công bố chính thức của các cơ quan, đơn vị.

Chỉ nên cài đặt phần mềm được tìm thấy trực tiếp trên App Store (với thiết bị hệ điều hành iOS)/CH Play (với thiết bị hệ điều hành Android)

Chia sẻ thông tin cảnh giác đến bạn bè, người thân là người cao tuổi hoặc người ít am hiểu về công nghệ.

Theo khuyến nghị này, người dùng tuyệt đối.

Không cài đặt/ tải trực tiếp bất kỳ ứng dụng nào từ đường link do bất kỳ ai gửi trên tin nhắn SMS, nội dung chat trên các nền tảng xã hội, ứng dụng nhắn tin; hoặc từ các trang web do các đối tượng cung cấp đường link Không tin và thực hiện theo hoặc liên hệ với với các đối tượng quảng cáo trên mạng xã hội (Facebook, Zalo, Viber, Telegram...) về các giải pháp "nhanh" cho bất kỳ dịch vụ công nào.

Khi lỡ cài ứng dụng mã độc lập tức ngắt kết nối internet, tắt điện thoại

Ông Văn Anh Tuấn, giám đốc cao cấp An ninh thông tin, Ngân hàng Techcombank, cho biết: "Hiện nhiều website giả mạo đang phát tán mã độc dưới dạng tập tin cài đặt .apk, với những tên gọi khác nhau như Thuế Việt Nam, Tổng Cục Thuế, Dịch vụ công…

Đối tượng lừa đảo sẽ lừa người dùng để cấp quyền Accessibility cho ứng dụng giả mạo. Sau khi được cấp quyền, ứng dụng giả mạo có thể nằm vùng như một gián điệp, toàn quyền điều khiển điện thoại khách hàng, thu thập thông tin, nhắn tin gọi/nghe điện thoại, điều khiển các ứng dụng ngân hàng, nhập tài khoản, mật khẩu, sau đó là mã Passcode/OTP để chuyển tiền từ chính chủ tài khoản hoặc mã OTP để huỷ thiết bị của khách hàng và đăng ký mới phần mềm mobile banking trên thiết bị của kẻ lừa đảo".

"Chúng tôi đặc biệt khuyến cáo người dùng nên thực hiện những phương pháp khắc phục và phòng chống nguy cơ từ ứng dụng độc hại, như không nghe theo lời giả danh từ số điện thoại lạ, không điền thông tin nhạy cảm vào đường link lạ, không tải và cài đặt phần mềm lạ.

Nếu đã cài, hãy lập tức ngắt kết nối internet (3G, 4G, wifi... ), bật điện thoại sang chế độ bay và lập tức liên hệ với ngân hàng để khóa tài khoản tạm thời. Cùng với đó, nên cài đặt lại thiết bị (có thể tự cài hoặc đến các trung tâm bảo hành hoặc các cửa hàng điện thoại uy tín), sử dụng Google Play Protect để quét và dò tìm các phần mềm độc hại trên thiết bị Android" - ông cho hay.

.................
 
Hôm qua cũng có thằng giọng Phú Yên thì phải, gọi lừa đảo cài app định danh.
Nó : chào anh, tôi là Công An về định danh cá nhân.
Mình: Cái gì? Nói chậm thôi nghe k kịp.
Nó: Có phải anh Xxx k, tôi là Công an hướng dẫn cài app định danh.
Mình: nói từ từ thôi, giọng ở đâu nghe k hiểu gì hết trơn. Có thằng nào ở cạnh k thì nói nó gọi lại nói từ từ rõ ràng đi.
Z mà nó cúp máy luôn k thèm gọi lại nữa. 🙁
 
Hôm qua cũng có thằng giọng Phú Yên thì phải, gọi lừa đảo cài app định danh.
Nó : chào anh, tôi là Công An về định danh cá nhân.
Mình: Cái gì? Nói chậm thôi nghe k kịp.
Nó: Có phải anh Xxx k, tôi là Công an hướng dẫn cài app định danh.
Mình: nói từ từ thôi, giọng ở đâu nghe k hiểu gì hết trơn. Có thằng nào ở cạnh k thì nói nó gọi lại nói từ từ rõ ràng đi.
Z mà nó cúp máy luôn k thèm gọi lại nữa. 🙁
Lừa đảo cũng có lòng tự trọng của thằng lừa đảo, fence xúc phạm nó quá, nó quê nên cook rồi
 
chỉ cần 1 cái i pỏn là giảm khá nhiều rủi ro
Thật, vừa bốc cái iPhone cho đấng sinh thành, dù mẹ đã tiếp cận công nghệ từ khá lâu nhưng tôi cũng không yên tâm mấy. Tiện đổi luôn cái đt, mua luôn gói TrueCaller family cho nó sướng thằng người.
 
Mà đéo hiểu sao lại là từ 20-39 nhỉ , có genz với 9x mà còn bị lừa thì hỏi là mấy ông 6-7-8x là 50% còn lại là thường xuyên à . Mang tiếng là khối cập nhật tin tức nhanh nhất mà cũng lắm lúc toàn vơ cả tin lá cải , từ chối hiểu
jeMOTTa.gif
 
Mà đéo hiểu sao lại là từ 20-39 nhỉ , có genz với 9x mà còn bị lừa thì hỏi là mấy ông 6-7-8x là 50% còn lại là thường xuyên à . Mang tiếng là khối cập nhật tin tức nhanh nhất mà cũng lắm lúc toàn vơ cả tin lá cải , từ chối hiểu
jeMOTTa.gif
Top những cách để không bị lừa trên smartphone:
Cách 1: không dùng smartphone
 
Còn cách này nè, dùng một con featured phone gắn sim, smartphone đừng gắn sim
pBUJPpu.gif
Tôi đang dùng cách này nhưng tháng 9 cắt sóng 2G =(( có máy 3-5G nào mà không có tính năng vào internet k quý vị. Tôi muốn nó không có hẳn luôn ấy, chứ tự mình tắt mạng thì không nói.
 
giờ đu đĩ mẹ nó thông tin bị bán tràn lan, tụi ripper còn biết mình là vk nữa mới vl, có lần thằng nước bạn với cái giọng đặc trưng cố làm ra vẻ giọng nước Phần Lan ở kinh thành gọi bảo mình chưa đóng tiền phí lol gì phạt nguội, nó đọc luôn bs xe nữa, đéo hiểu sao nó mò đâu ra đc xong mình bảo tao chuyên đi lừa đảo bên kia giờ trốn về VN này cần tao dạy thêm cho khôn ra chứ dkm mày ngu như này đòi đi lừa nổi ai :feel_good:
 
Hôm qua cũng có thằng giọng Phú Yên thì phải, gọi lừa đảo cài app định danh.
Nó : chào anh, tôi là Công An về định danh cá nhân.
Mình: Cái gì? Nói chậm thôi nghe k kịp.
Nó: Có phải anh Xxx k, tôi là Công an hướng dẫn cài app định danh.
Mình: nói từ từ thôi, giọng ở đâu nghe k hiểu gì hết trơn. Có thằng nào ở cạnh k thì nói nó gọi lại nói từ từ rõ ràng đi.
Z mà nó cúp máy luôn k thèm gọi lại nữa. 🙁
nó gọi tôi nói là nó sẽ hướng dẫn bổ sung thông tin định danh mức 2, nó kêu phải có đt thông minh, tôi nói là tôi xài cục gạch nokia 1110i nên ko làm được, nó cúp máy luôn :LOL:
 
Dân trí không phát triển kịp so với công nghệ thì chịu thôi. Vozer thỉnh thoảng còn bị lừa, nói gì người ít tìm hiểu công nghệ.
 
Back
Top