Thức ăn đường phố, quản lý thế nào?

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Thức ăn đường phố được xem như là một nét đặc trưng trong ẩm thực Việt. Thế nhưng đa số những cơ sở buôn bán này đều nhỏ lẻ, không được cấp giấy phép kinh doanh, không đủ điều kiện an toàn thực phẩm...

1715144060825.png

Bún bò bán trên vỉa hè đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Điều này dấy lên sự lo ngại về ngộ độc thực phẩm, nhất là sau một số vụ ngộ độc bánh mì "nổi đình nổi đám" vừa qua. Vậy việc quản lý nguồn thực phẩm này thế nào?

Hàng quán thức ăn đường phố bao la, người mua cũng ít "căn ke"

Bước chân ra đường, ai cũng có thể thấy tại nhiều khu chợ truyền thống, cổng trường học, vỉa hè, cổng bệnh viện... không khó để tìm mua các loại thực phẩm đã được chế biến sẵn, bày bán bắt mắt từ gánh hàng rong hay hàng quán ngồi bệt vỉa hè như bánh mì, cơm cuộn sushi, bún thịt nướng, chân gà, cánh gà...

Những nơi này chủ yếu chế biến thức ăn luôn trên xe đẩy di động để người mua mang đi, ngồi bệt vỉa hè hoặc chế biến sẵn từ nhà... Khách hàng của những hàng quán này rất đa dạng, từ người đi làm, học sinh, sinh viên đến cả bệnh nhân đang điều trị.

Theo PGS Nguyễn Thị Lâm, nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia (Hà Nội), những thực phẩm này thường tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Người mua đa số đều là khách vãng lai, không phải ngày nào cũng mua nên người bán hàng có tâm lý bán một lần là xong, không cần giữ khách. Người mua cũng không quá "căn ke" các điều kiện vệ sinh khó nhìn thấy ngay.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Phạm Khánh Phong Lan - giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM - cho biết toàn thành phố hiện nay có 15.400 điểm thức ăn đường phố, các địa phương đang chia ra quản lý. Ngoài ra còn có các đội kiểm tra đột xuất của Đội an toàn thực phẩm thành phố.

Thức ăn đường phố, gánh hàng rong là nơi địa phương quản lý trực tiếp. Đây là mô hình kinh doanh nhỏ lẻ nên nhiều nơi không cần đăng ký kinh doanh, không cung cấp đủ điều kiện an toàn thực phẩm, lo lắng nhất là nguồn nguyên liệu.

Bà Lan nhận định đặc điểm một số nguồn bán thức ăn đường phố là di chuyển liên tục, do vậy sẽ gây khó khăn cho công tác kiểm tra. Thực tế những vụ ngộ độc bếp ăn trong trường học, khu công nghiệp đã giảm hẳn vì kiểm tra rất nhiều.

Nhiều vụ ngộ độc xảy ra do thức ăn đường phố thường không lưu mẫu thức ăn, khó khăn khi xác định được nguyên nhân ngộ độc.

Trước mắt tăng cường tuyên truyền và quản lý

PGS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội - cho rằng số lượng hàng quán thức ăn đường phố hiện nay là rất lớn, do đó rất khó, hoặc không đủ nhân lực để huy động kiểm soát hết tất cả. Vấn đề mấu chốt và quan trọng nhất vẫn là ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với xã hội. Muốn vậy cần phải giáo dục ý thức cho cả người bán lẫn người mua.

"Để đảm bảo an toàn cho chính mình, bản thân người ăn cần tránh thói quen tùy tiện, chọn cơ sở có thương hiệu, sạch sẽ, thoáng mát, có đăng ký, tránh vỉa hè có côn trùng, nước bẩn... Các cơ quan chức năng cần hạn chế thấp nhất những hàng quán ngồi lê vỉa hè, cần quy định nơi buôn bán đã thẩm định vệ sinh an toàn. Chúng ta không thể cấm tuyệt đối thức ăn đường phố được, đây còn là kế mưu sinh của rất nhiều người. Thế nhưng sức khỏe của mọi người vẫn là chính, địa phương nên tăng cường kiểm tra để có đánh giá chung", PGS Thịnh nói.

Nêu dẫn chứng về việc quản lý thức ăn đường phố còn khó khăn, bà Phạm Khánh Phong Lan lấy minh chứng là dù nhắc nhở rất nhiều lần nhưng chuyện nhiều nơi bán heo quay, tóp mỡ ở huyện Hóc Môn bày sản phẩm ra mặt đường, bụi bẩn, mất vệ sinh... vẫn còn tồn tại.

"Nhiều nơi thấy người của sở thì bỏ chạy. Sở không phải công an nên không thể rượt bắt. Hẹn lên làm việc không lên, chỉ có cách là tuyên truyền. Có đề xuất cấp giấy phép thức ăn đường phố nhưng phát sinh nhiều vấn đề, quan trọng khâu hậu kiểm, chứ không phải chỉn chu khi cấp phép là đủ", bà Lan nói.

Bà Lan cũng cho rằng việc thay đổi tư duy người tiêu dùng cũng rất khó vì văn hóa ẩm thực đường phố vừa rẻ, tiện và hợp khẩu vị.

Tuy nhiên, để an toàn, người tiêu dùng nên quan sát hàng quán có đeo khẩu trang, găng tay, chọn cửa hàng truyền thống "quen bụng dạ", chọn điểm bán thức ăn tạo niềm tin.

Về lâu dài, chiến lược của thành phố là cần đảm bảo nguồn nguyên liệu an toàn cho loại hình này. Tuy vậy, việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của người bán - người mua vẫn là quan trọng nhất.

1715144080939.png

Tại cổng trường các cấp học ở TP.HCM không khó để thấy các xe bán hàng rong, quà vặt cho học sinh - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Đang tìm giải pháp để địa phương hoạt động hiệu quả hơn

Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 7-5, lãnh đạo Bộ Y tế cho hay ngay sau khi nhận được thông tin vụ việc ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Đồng Nai vừa qua, Bộ Y tế đã chỉ đạo Cục Khám chữa bệnh và Cục An toàn thực phẩm vào cuộc, thành lập đoàn công tác do phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm làm trưởng đoàn trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo.

Đồng thời, bộ cũng đã giao Cục An toàn thực phẩm tiếp tục tham mưu để Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời gian tới.

Trước đó, đầu tháng 4-2024, Cục An toàn thực phẩm cũng đã có công văn chỉ đạo các tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng chống ngộ độc thực phẩm. Cục An toàn thực phẩm nhận định trong thời gian qua liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó có một số vụ ngộ độc thực phẩm lớn làm nhiều người mắc và phải nhập viện điều trị.

Để chủ động bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong thời gian tới, Cục An toàn thực phẩm đề nghị sở y tế các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, giám sát nguy cơ an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm phù hợp, chú trọng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8.

Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm, trong đó tập trung vào các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, trường học và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố...; chú ý các biện pháp giám sát, hướng dẫn phù hợp đối với dịch vụ nấu ăn lưu động, các bữa ăn liên hoan, tiệc cưới, đám giỗ đông người trên địa bàn quản lý.

Cục cũng đề nghị các đơn vị kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (thuộc đối tượng phải cấp).

Công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cho cộng đồng.

1715144102921.png

Người bán bánh bao, bánh tiêu trên vỉa hè đường Huỳnh Tịnh Của (quận 3, TP.HCM) bên hông Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn không sử dụng găng tay khi chế biến - Ảnh: THẢO THƯƠNG

....................
 
Thật ra cái không găng tay khi chế biến nó không quan trọng lắm. Khi đun sôi ở nhiệt độ 100 độ C thì hầu hết các loại vi khuẩn đều bị tiêu diệt rồi. Chủ yếu là chất lượng thành phầm, nguyên liệu có an toàn, rửa sạch không thôi. Chứ đừng bảo là lều báo chưa bao giờ dùng tay không nấu ăn bao giờ nhé.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Thật ra cái không găng tay khi chế biến nó không quan trọng lắm. Khi đun sôi ở nhiệt độ 100 độ C thì hầu hết các loại vi khuẩn đều bị tiêu diệt rồi. Chủ yếu là chất lượng thành phầm, nguyên liệu có an toàn, rửa sạch không thôi. Chứ đừng bảo là lều báo chưa bao giờ dùng tay không nấu ăn bao giờ nhé.

via theNEXTvoz for iPhone
Có quy định nấu ăn phải dùng găng tay để đúng với ATVSTP hả thím :censored:
 
Mấy xe đẩy cá viên chiên, tụi nó đẩy cả ngày ngoài đường đầy bụi, tối bán ko hết thì bỏ tủ lạnh, mai ra bán tiếp, cứ vậy, nếu ế nữa thì để 3 ngày vẫn bán, chiên lên mùi lấn át đi ko phân biệt đc đâu. Chưa kể tụi nó ngâm hóa chất để giữ đc lâu.
Khuyên mọi người ăn lề đường thì ăn nhưng ko nên ăn viên chiên.
 
Có quy định nấu ăn phải dùng găng tay để đúng với ATVSTP hả thím :censored:

Tại điều 15 của nghị định 115/2018 hành vi người trực tiếp chế biến đồ ăn nhưng không đeo khẩu trang, không cắt ngắn móng tay, không dùng găng tay bảo hộ mà tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chính sẽ bị phạt tiền từ 1 – 3 triệu đồng


via theNEXTvoz for iPhone
 
Tại điều 15 của nghị định 115/2018 hành vi người trực tiếp chế biến đồ ăn nhưng không đeo khẩu trang, không cắt ngắn móng tay, không dùng găng tay bảo hộ mà tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chính sẽ bị phạt tiền từ 1 – 3 triệu đồng


via theNEXTvoz for iPhone
Theo tôi hiểu thì chế biến bao gồm chuẩn bị nguyên liệu, mang ra bếp, nấu ăn, dọn đồ ăn ra khay, sắp xếp đồ ăn lên đĩa (trong trường hợp bán bánh mì thì nhét đống đồ vào cái bánh mì)
 
Cái này chỉ giải quyết bằng tuyên truyền (báo đài phong sự nhìu vào) , kèm nâng cao đời sống nhân dân lên. Chứ phạt kiểu nào cũng ko thể dập dc "nghèo nên ăn rẻ, đánh đổi chút skhoe".
 
Theo tôi hiểu thì chế biến bao gồm chuẩn bị nguyên liệu, mang ra bếp, nấu ăn, dọn đồ ăn ra khay, sắp xếp đồ ăn lên đĩa (trong trường hợp bán bánh mì thì nhét đống đồ vào cái bánh mì)
Khâu chuẩn bị thì đa phần dùng tay không rồi, kể cả đầu bếp nhà hàng thì việc dùng tay không nấu ăn hay chế biến cũng thoải mái hơn là dùng bao tay, còn ai bị tiêu chả, bệnh thì tôi chịu. Còn bán bánh mì thì khâu cho nguyên liệu vào tôi thấy các quán hay có cái kẹp ấy, cần gì họ kẹp luôn, chỉ lăn tăn ở chỗ rau sống thôi.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Gớm, quan trọng là có muốn quản lý hay không chứ không phải là "thế nào". Đưa ra phương án rồi ông nào cũng ngồi phòng điều hoà thì đều vứt sọt rác hết.
 
Cái này chỉ giải quyết bằng tuyên truyền (báo đài phong sự nhìu vào) , kèm nâng cao đời sống nhân dân lên. Chứ phạt kiểu nào cũng ko thể dập dc "nghèo nên ăn rẻ, đánh đổi chút skhoe".
Đánh vào nguồn cung cấp nguyên liệu. Nơi chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh.
Tuy thức ăn đg phố chứ khâu chế biễn vẫn làm tại chỗ, ở nhà, rồi mới đem ra vỉa hè bán.
Đa phần mảng này nó tự do hầm bà lằng, kiểm soát k thường xuyên.
 
Thật ra cái không găng tay khi chế biến nó không quan trọng lắm. Khi đun sôi ở nhiệt độ 100 độ C thì hầu hết các loại vi khuẩn đều bị tiêu diệt rồi. Chủ yếu là chất lượng thành phầm, nguyên liệu có an toàn, rửa sạch không thôi. Chứ đừng bảo là lều báo chưa bao giờ dùng tay không nấu ăn bao giờ nhé.

via theNEXTvoz for iPhone
Tào lao
Bốc rau thịt nhét ổ bánh mì rồi cầm tiền thối thì sao
Hay bà bán bánh mì nào cũng có thu ngân
Mấy món nước sôi như bún phở rất ít ngộ độc, toàn lây nhiễm khi bán đồ chế biến sẵn thôi
 
Thật ra cái không găng tay khi chế biến nó không quan trọng lắm. Khi đun sôi ở nhiệt độ 100 độ C thì hầu hết các loại vi khuẩn đều bị tiêu diệt rồi. Chủ yếu là chất lượng thành phầm, nguyên liệu có an toàn, rửa sạch không thôi. Chứ đừng bảo là lều báo chưa bao giờ dùng tay không nấu ăn bao giờ nhé.

via theNEXTvoz for iPhone
Găng tay hả?
Gớm, có đeo găng làm thức ăn xong thối tiền đúng bằng cái tay đó thì cũng vậy. Hoặc xài 1 găng cho cả đồ sống lẫn đồ đã chế biến cũng thế.
Trước tôi làm trong Go! thì nó quy định đeo bao tay chế biến phải rạch ròi, cấm xài lẫn cho cả nguyên liệu sống lẫn đồ chín. Ngoài hàng rong ấy hả, có cc.
 
Giờ ra nghị định bắt iq tuần phải ăn 3 bữa trưa quán vỉa hè mới đc xem xét thi đua thì đảm bảo quán vỉa hè bị dẹp nhiệt tình ngay
 
Back
Top