Ai Cập kêu gọi người dân tiết kiệm khí đốt để bán cho châu Âu

Build Back Better

Senior Member
Chính phủ Ai Cập đang kêu gọi người dân giảm dùng năng lượng để có khí đốt bán cho châu Âu, trong bối cảnh nước này cần thêm nguồn thu khi kinh tế khó khăn.



1_3.jpg



Theo Wall Street Journal, Chính phủ Ai Cập gần đây đã chỉ đạo việc tiết kiệm điện bằng cách giảm chiếu sáng ở một số đường phố, quảng trường và các khu vực công cộng khác, cũng như trong các cửa hàng và tòa nhà chính phủ.
Mục tiêu của nước này là giảm được 15% lượng khí đốt cần thiết để sản xuất điện, sau đó bán phần khí đốt còn dư cho châu Âu - những khách hàng chịu trả giá cao để thu mua.
Tại trung tâm Thủ đô Cairo, các tòa nhà chính phủ và trung tâm mua sắm hiện được yêu cầu giảm ánh sáng ở mặt tiền và điều chỉnh điều hòa nhiệt độ lên trên 25 độ C. Các nhà chức trách cũng đã ra lệnh tắt hết đèn chiếu sáng tại các sân vận động vào ban đêm.

khi dot Ai Cap anh 1
Chính phủ Ai Cập đã yêu cầu tắt điện ở nhiều địa điểm công cộng và các tòa nhà chính phủ. Ảnh: WSJ.


Quảng trường Tahrir - nơi từng rực rỡ ánh đèn của thủ đô, hay đài tưởng niệm Pharaon và tượng nhân sư giờ chỉ còn ánh sáng lờ mờ. Trong khi đó, đèn trên các tòa nhà và đường phố xung quanh đã được tắt.
Ông Ahmed Abu Bakr, một kiến trúc sư 43 tuổi sống gần khu vực này cho hay: "Quảng trường giờ đây không còn sống động như trước, chúng tôi phải ngồi trong bóng tối".
Được biết, kế hoạch tiết kiệm năng lượng để bán cho châu Âu đã được chính phủ Ai Cập bắt đầu từ tháng 8/2022.

Tình hình kinh tế khó khăn​

Đối với Ai Cập, đây thực tế là một cơ hội vàng để giúp nước này tăng dự trữ ngoại tệ. Thủ tướng Mostafa Madbouly đã ước tính được rằng tiết kiệm 15% khí đốt trong sản xuất điện sẽ mang lại doanh thu 450 triệu USD/tháng nếu bán cho châu Âu.
Trước đó, kinh tế Ai Cập đã chứng kiến hơn 20 tỷ USD tiền vốn chảy ra trong năm nay khi niềm tin của các nhà đầu tư vào nền kinh tế trong nước giảm sút. Đồng USD mạnh lên cũng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán hàng nhập khẩu của Ai Cập, khiến mọi thứ từ phô mai Pháp đến ôtô Mỹ trở nên khan hiếm.
Tình hình có trở nên khả quan đôi chút khi Ai Cập đã đạt một thỏa thuận vay 3 tỷ USD từ Quỹ tiền tệ quốc tế IMF vào tháng trước. Ngoài ra, nước này cũng đã thu hút được một số khoản vay và tiền gửi từ các quốc gia vùng Vịnh giàu có trong năm nay. Tuy nhiên, Chính phủ Ai Cập vẫn cần nhiều ngoại tệ hơn để có thể thanh toán hết khoản nợ hàng chục tỷ USD trong những năm tới.

khi dot Ai Cap anh 2
Nền kinh tế Ai Cập gặp nhiều khó khăn trong năm 2022. Ảnh: AP.


Theo công ty nghiên cứu Rystad Energy, Ai Cập đã xuất khẩu 8,9 tỷ m3 khí đốt vào năm 2021 sang các nước bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh. Và chỉ có 15% trong số đó - tương đương 1,3 tỷ m3 khí đốt - được gửi đến châu Âu.
Tuy nhiên, chỉ tính từ đầu năm đến nay, Ai Cập đã gửi 4 tỷ m3 khí đốt đến châu Âu - nhiều gấp 3 lần so với năm ngoái.

https://zingnews.vn/ai-cap-keu-goi-nguoi-dan-tiet-kiem-khi-dot-de-ban-cho-chau-au-post1378318.html
 
Last edited:
Cái này đơn giản là chiến lược 1 công đôi ba việc.


Ai Cập là nước có điều kiện xây nhà máy green hydrogen thuộc loại lý tưởng nhất thế giới.
Ở Vịnh Suez có thừa mứa gió, nắng và nước. Gió lại có vận tốc lý tưởng khoảng 10.5 m/s cho các turbine gió.
Ai Cập sẽ sản xuất green hydrogen chủ yếu để phục vụ cho EU và đã ký các hợp đồng khác nhau tổng cộng khoảng 128 tỷ, có vẻ phần lớn là tiền từ EU. Những điểm mấu chốt về kỹ thuật quy trình thì trong 2 năm qua Đức giải quyết xong hết rồi, và mới cách đây 1 tháng trường TU-Berlin đã tìm ra quy trình tạo ra các electrolyzer không cần iridium đắt đỏ mà vẫn hoạt động hiệu quả cao, hứa hẹn sẽ còn giảm giá thành nhiều.

Nhưng green hydrogen thì chừng mấy năm nữa mới có. Mà để xây đường ống với dây điện thì cũng tốn 5 năm:
https://www.cleanenergywire.org/news/egypts-green-hydrogen-plans-met-keen-interest-german-industry

Nhưng đã cầm tiền của nhau thì hiển nhiên nên hào phóng cả những nhu cầu gas, dầu, là cái có thể giải quyết ngay rồi.

Cũng như Kazakhstan, cũng nhiều gió, nắng, có nước và đất trống - người ta đặt cái nhà máy green hydrogen 20GW/năm, trị giá 50 tỏi ở đấy thì đương nhiên đã thành đồng minh nắm giữ an ninh năng lượng của nhau.
Vậy thì cũng ráng giúp giải quyết giùm nhu cầu khác luôn:

Kazakhstan tells EU: We can supply all 30 critical raw materials you need https://www.euractiv.com/section/ce...upply-all-30-critical-raw-materials-you-need/

Và nhân tiện cũng cung cấp dầu luôn (cửa ngõ qua Nga bị chặn mất rồi nên Kazakh phải gửi dầu vòng vèo qua đường Azerbaijan):
https://www.euractiv.com/section/ce...il-sales-via-azeri-pipeline-to-bypass-russia/

DSE xây nhà máy green hydrogen 30 GW ở Namibia (cái này là nợ nhau do vụ diệt chủng của Đế chế Đức hồi xưa thì ráng làm cho tình cảm, chứ trình độ Namibia không hơn gì nhiều nước châu Phi cả). Đầu tư ban đầu 2.5 tỏi, nhưng công suất 30 GW/năm thì chắc tổng số cũng không ít hơn cái nhà máy ở Kazakhstan:
https://www.argusmedia.com/en/news/2391311-cop-27-namibia-may-host-30-gwyr-electrolyser-factory

Và tất nhiên là đồng thời Namibia được hỏi về cung cấp đất hiếm luôn. http://webcache.googleusercontent.c...69i65j69i58.2484j0j4&sourceid=chrome&ie=UTF-8

Một đối tượng khác nữa là Saudi, nhưng đối tượng này thì tự chủ tiền bạc khá tốt:
https://hydrogen-central.com/germany-eyes-saudi-imports-hydrogen-terminal-2026/

Có đối tượng Nam Phi nữa thì cũng đang bước đầu.
Cả Ấn Độ nữa, gọi là trợ giúp bước đầu thì cũng tốn 10 tỏi:
https://www.outlookindia.com/busine...euros-to-india-for-climate-action-news-194668
 
Back
Top