thảo luận ARUBA - một số điều cần biết với hệ thống Mesh Wifi doanh nghiệp "giá rẻ"

Nhìn hình rõ nó gần như hình cầu tức là tứ phương tám hướng xung quanh mọi góc gần như nhau.
Cho nên việc lắp xuôi, ngược, nghiêng gần như không ảnh hưởng nhiều đến khả năng phát sóng chủ yếu sao cho thẩm mỹ là lắp xuống cho đẹp.
Đây là nói về không có vật cản nhé, có vật cản sẽ khác xa rồi. Lắp trên trần tầng 1 thì tầng 2 sẽ bắt kém hơn tầng 1 phía dưới lý do bị trần bê tông cản lại.
 
Nhìn hình rõ nó gần như hình cầu tức là tứ phương tám hướng xung quanh mọi góc gần như nhau.
Cho nên việc lắp xuôi, ngược, nghiêng gần như không ảnh hưởng nhiều đến khả năng phát sóng chủ yếu sao cho thẩm mỹ là lắp xuống cho đẹp.
Đây là nói về không có vật cản nhé, có vật cản sẽ khác xa rồi. Lắp trên trần tầng 1 thì tầng 2 sẽ bắt kém hơn tầng 1 phía dưới lý do bị trần bê tông cản lại.
Thanks bro.
 
cái này khả năng là do client match hoạt đông để tính toán, noise chỗ đó quá cao nên CPU phải hoạt động nhiều chủ yếu là băng tần 2,4GHZ, có thể hạn chế bằng cách giảm cs phát sóng và thông số clientmatch
trên hình thể hiện noise xanh mà bác. còn vụ giảm thông số clientmatch em giảm đc ở đâu bác nhỉ
có nên tắt nó đi không ?
 
Giải thích thêm một chút về kiểu phát sóng đa hướng (omni antenna pattern) của Aruba nói riêng và các loại Access point nói chung:

Ví dụ như model AP225 của Aruba, khi đọc datasheet, phần Antenna pattern, ta sẽ thấy như thế này:

1/ Sóng theo phương nằm ngang:

Horizon.png


Để ý câu Horizontal or Azimuth plane (top view), câu này có nghĩa là góc nhìn từ trên đỉnh AP nhìn xuống, sóng thể hiện theo phương nằm ngang. Để dễ hình dung thì mình thêm vào hình AP như sau:

Horizon.jpg


Có nghĩa là, ví dụ AP ốp lên trần, bạn đứng dưới đất, ngửa mặt lên nhìn AP, và sóng sẽ phát 360 độ xung quanh theo phương nằm ngang.

2/ Sóng theo phương dọc:

Tiếp theo, trong datasheet có hình sau:

Screenshot (9).png


Đây là góc nhìn từ cạnh bên AP, sóng theo phương dọc. Thêm hình AP vào thì như sau:

Elevation.jpg


Có nghĩa là ví dụ AP ốp lên trần, mặt hướng xuống đất, ta đang đứng trên thang, ngang với độ cao của AP, nhìn vào cạnh bên của AP. Sóng WiFi phát mạnh nhất xuống dưới, mặt lưng của AP thì sóng yếu hơn, khu vực sóng yếu nhất sẽ là khu vực ở ngay chính giữa mặt lưng của AP (sóng lõm xuống trong hình).

3/ Áp dụng vào thực tế:

Do thiết kế AP như vậy, vị trí tối ưu nhất luôn là vị trí ốp trần, mặt AP hướng xuống đất. Ở vị trí này thì đảm bảo sóng phát ra xung quanh phương ngang và dọc cho tầng đó đều tốt. Ở tầng ngay trên đầu sẽ hưởng xái được một chút, tuy nhiên vì sóng đã yếu hơn so với mặt trước của AP, lại cộng thêm cái sàn bê tông cản lại nên sóng còn lại bao nhiêu thì hên xui, tùy vào thực tế từng nhà. Trong môi trường doanh nghiệp thì cứ mỗi tầng là ốp trần, không cần bận tâm đến việc hưởng xái như vậy.

Trên đây là kiểu omni antenna thường gặp nhất, ngoài ra còn có các kiểu anten định hướng (sector, directional) sẽ có các kiểu phát sóng khác nhưng do môi trường dân dụng sẽ ít gặp nên không đề cập đến ở đây.
 

Attachments

  • Screenshot (7).png
    Screenshot (7).png
    334.4 KB · Views: 150
bài này giải thích chuẩn chỉ, nên wifi không phải muốn lắp thế nào là lắp phải hiểu đúng kỹ thuật. nếu không sẽ khong thấy sóng và còn nhiễu do bị chồng lên nhau, cho nên các hãng mới đưa ra 2 dòng indoor là ốp trần và ốp tường.
 
@rainsg bài viết khá hữu ích. Thanks a.

À cho mình hỏi có phải sóng wifi nó phát theo đường thẳng tính từ cục phát tới thiết bị ko? Ví dụ cục wifi đặt ngoài hành lang giữa nhà thì phòng xa nhất có tolet trong gần như ko bắt đc wifi.
 
Giải thích thêm một chút về kiểu phát sóng đa hướng (omni antenna pattern) của Aruba nói riêng và các loại Access point nói chung:

Ví dụ như model AP225 của Aruba, khi đọc datasheet, phần Antenna pattern, ta sẽ thấy như thế này:

1/ Sóng theo phương nằm ngang:



Để ý câu Horizontal or Azimuth plane (top view), câu này có nghĩa là góc nhìn từ trên đỉnh AP nhìn xuống, sóng thể hiện theo phương nằm ngang. Để dễ hình dung thì mình thêm vào hình AP như sau:
Từ biểu đồ sóng như vậy mình có thể ước lượng diện tích bao phủ wifi được không thím, cho là trong trường hợp không vật cản.
 
Giải thích thêm một chút về kiểu phát sóng đa hướng (omni antenna pattern) của Aruba nói riêng và các loại Access point nói chung:

Ví dụ như model AP225 của Aruba, khi đọc datasheet, phần Antenna pattern, ta sẽ thấy như thế này:

1/ Sóng theo phương nằm ngang:

View attachment 1154131

Để ý câu Horizontal or Azimuth plane (top view), câu này có nghĩa là góc nhìn từ trên đỉnh AP nhìn xuống, sóng thể hiện theo phương nằm ngang. Để dễ hình dung thì mình thêm vào hình AP như sau:

View attachment 1154132

Có nghĩa là, ví dụ AP ốp lên trần, bạn đứng dưới đất, ngửa mặt lên nhìn AP, và sóng sẽ phát 360 độ xung quanh theo phương nằm ngang.

2/ Sóng theo phương dọc:

Tiếp theo, trong datasheet có hình sau:

View attachment 1154138

Đây là góc nhìn từ cạnh bên AP, sóng theo phương dọc. Thêm hình AP vào thì như sau:

View attachment 1154141

Có nghĩa là ví dụ AP ốp lên trần, mặt hướng xuống đất, ta đang đứng trên thang, ngang với độ cao của AP, nhìn vào cạnh bên của AP. Sóng WiFi phát mạnh nhất xuống dưới, mặt lưng của AP thì sóng yếu hơn, khu vực sóng yếu nhất sẽ là khu vực ở ngay chính giữa mặt lưng của AP (sóng lõm xuống trong hình).

3/ Áp dụng vào thực tế:

Do thiết kế AP như vậy, vị trí tối ưu nhất luôn là vị trí ốp trần, mặt AP hướng xuống đất. Ở vị trí này thì đảm bảo sóng phát ra xung quanh phương ngang và dọc cho tầng đó đều tốt. Ở tầng ngay trên đầu sẽ hưởng xái được một chút, tuy nhiên vì sóng đã yếu hơn so với mặt trước của AP, lại cộng thêm cái sàn bê tông cản lại nên sóng còn lại bao nhiêu thì hên xui, tùy vào thực tế từng nhà. Trong môi trường doanh nghiệp thì cứ mỗi tầng là ốp trần, không cần bận tâm đến việc hưởng xái như vậy.

Trên đây là kiểu omni antenna thường gặp nhất, ngoài ra còn có các kiểu anten định hướng (sector, directional) sẽ có các kiểu phát sóng khác nhưng do môi trường dân dụng sẽ ít gặp nên không đề cập đến ở đây.
Xin phép bác cho lên #1
 
Cho mình hỏi mình mình cần lắp wifi ở vườn, bán kính 50-70m thì cần loại aruba nào cho hợp lý
 
Mọi người cho mình hỏi ưu và nhược điểm của mesh aruba so với các dạng mesh của nhà mạng hiện nay với. Chủ yếu dùng gia đình thôi.
 
Mọi người cho mình hỏi ưu và nhược điểm của mesh aruba so với các dạng mesh của nhà mạng hiện nay với. Chủ yếu dùng gia đình thôi.
Mesh là hệ thống phức tạp bao gồm phần cứng và phần mềm quản lý của nó.
Nôm na nó như điện thoại gồm linh kiện và phần mềm ứng dụng liên kết nó.
Aruba nó như con Iphone còn phần mesh nhà mạng nó như con điện thoại Tàu.
So sánh đơng giản thế cho bạn dễ hiểu, Aruba rất đắt nhưng nó là hệ thống hoạt động cực kỳ ổn định, tin cậy. Không phải tý nhựa và linh kiện cắm vào bán giá trên trời như một số người nói nó đều có giá trị cốt lõi của nó.
Aruba cực kỳ bền bỉ bạn có thể chạy nó cả năm chả cần phải khởi động lại hay dấu hiệu xung đột treo Acess Point như hệ thống rẻ tiền khác đó là giá trị cốt lõi của nó chứ nhìn thông số thì nó chưa chắc bằng mấy con phổ thông khác. Dùng cho gia đình thì nó không có nhiều đất để thể hiện.
 
Mesh là hệ thống phức tạp bao gồm phần cứng và phần mềm quản lý của nó.
Nôm na nó như điện thoại gồm linh kiện và phần mềm ứng dụng liên kết nó.
Aruba nó như con Iphone còn phần mesh nhà mạng nó như con điện thoại Tàu.
So sánh đơng giản thế cho bạn dễ hiểu, Aruba rất đắt nhưng nó là hệ thống hoạt động cực kỳ ổn định, tin cậy. Không phải tý nhựa và linh kiện cắm vào bán giá trên trời như một số người nói nó đều có giá trị cốt lõi của nó.
Aruba cực kỳ bền bỉ bạn có thể chạy nó cả năm chả cần phải khởi động lại hay dấu hiệu xung đột treo Acess Point như hệ thống rẻ tiền khác đó là giá trị cốt lõi của nó chứ nhìn thông số thì nó chưa chắc bằng mấy con phổ thông khác. Dùng cho gia đình thì nó không có nhiều đất để thể hiện.
Thì mấy con mesh nhà mạng toàn hàng tàu mà bác
 
Back
Top