Bài giảng Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng

quochuy69

Senior Member
Tính tuân thủ: Cán bộ ngân hàng phải tôn trọng, tuân thủ pháp luật, quy định, quy trình nghiệp vụ của ngành và nội bộ ngân hàng; không vi phạm pháp luật hoặc đồng lõa, tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật.

Sự cẩn trọng: Cán bộ ngân hàng phải cẩn thận, kỹ lưỡng, cân nhắc thấu đáo, lường đoán kỹ mọi rủi ro, thận trọng trong giao tiếp và giữ kỷ luật phát ngôn; không chủ quan, liều lĩnh, dễ dãi, cả tin; đề cao tinh thần tự chịu trách nhiệm, tránh xảy ra sai sót, sơ suất trong quá trình giải quyết công việc.

Sự liêm chính: Cán bộ ngân hàng phải luôn tu dưỡng, rèn luyện, xây dựng bản lĩnh nghề nghiệp, giữ gìn sự liêm chính, minh bạch trong các mối quan hệ, trung thực, thẳng thắn, nghiêm túc; có tinh thần trách nhiệm, tránh lãnh phí, không tham ô, lợi dụng hoặc tiếp tay cho hành vi tham ô, vụ lợi.

Sự tận tâm và chuyên cần: Cán bộ ngân hàng phải tận tâm và chu đáo, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ với nỗ lực cao; thường xuyên học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao kiến thức, rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ; không làm việc tắc trách, thiếu tập trung, thiếu tinh thần trách nhiệm.

Tính chủ động, sáng tạo và thích ứng: Cán bộ ngân hàng phải rèn luyện tính tự giác, chủ động tìm tòi, sáng tạo để nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả công việc; thích ứng cao trước sự thay đổi của môi trường và yêu cầu mới; cải tiến phương pháp làm việc, nâng cao kỹ năng mềm; không ỉ lại, dựa dẫm, đẩy việc cho người người, không bảo thủ, cứng nhắc, cản trở đổi mới, sáng tạo.

Ý thức bảo mật thông tin: Cán bộ ngân hàng tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật và của tổ chức về bảo mật an toàn thông tin, không đưa thông tin sai lệch, thiếu chính xác, mang tính chủ quan cá nhân gây tổn hại đến tổ chức và ngành, gây hoang mai lo ngại, ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng; Lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu theo đúng quy định; Không tùy tiện, sơ hở trong trao đổi thông tin
1000002482.jpg
 
Cái quan trọng nhất là nếu nhân viên ngân hàng đớp tiền của khách thì ai là bên bị hại? Là khách hàng hay ngân hàng?

Giải quyết được vấn đề đó thì bài giảng trên là vô nghĩa.
 
Cái quan trọng nhất là nếu nhân viên ngân hàng đớp tiền của khách thì ai là bên bị hại? Là khách hàng hay ngân hàng?

Giải quyết được vấn đề đó thì bài giảng trên là vô nghĩa.

Nghe vô lý nhưng trường hợp anh nói thì ngân hàng là bị hại nhé :byebye:

Trường hợp nv gian lận/lừa đảo lấy tiền của khách (dưới danh nghĩa nv ngân hàng, dưới danh nghĩa đang làm việc mà ngân hàng giao…), thì ngân hàng phải có trách nhiệm trả tiền cho khách. Sau đó, ngân hàng có quyền kiện đòi bồi thường từ nhân viên.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Back
Top