Bẽ bàng đám cưới "nhiều không"

Bẽ bàng đám cưới nhiều không
Một lễ đính hôn không có khách mời, không có họ hàng nhà trai, cả cô dâu chú rể, người phiên dịch và bố mẹ cô dâu mới chỉ vỏn vẹn 1 mâm cơm 10 người. Ảnh: Nhóm PV
Sau những ngày cùng ăn, cùng ở với các cô dâu, tại đây, chúng tôi đã được chứng kiến đầy đủ một quy trình cưới cô dâu Việt cho rể ngoại quốc.

Sau khi được "chốt" tại buổi xem mặt tại khách sạn City View, cô dâu tên Nhung đã ngay lập tức gọi điện thoại cho bố mẹ, yêu cầu ra Hải Phòng trong đêm.

"Bố mẹ bắt xe ra luôn đi, ngày mai con cưới rồi", Nhung gấp gáp.

Ngay sau đó, Nhung được đưa lên một chiếc taxi cùng chú rể, người phiên dịch và mai mối nước ngoài.

Những gì diễn ra trước mắt khiến PV không khỏi xót xa khi hạnh phúc của người phụ nữ được mang ra trao đổi như một món hàng.

Cùng lúc đó, tại một tỉnh ở miền Trung, bố mẹ cô gái trẻ cũng tức tốc thu xếp hành lý, gửi đứa cháu nhỏ là con của Nhung và đón xe ra Hải Phòng để kịp dự lễ đính hôn của con gái.

"Mới đi làm về 6h tối, tắm rửa xong thì Nhung gọi. Bảo "mẹ sắp xếp áo quần mà đi”, ô trời ơi gần 6h chiều rồi mà vơ vội quần áo, rồi cháu (con Nhung) chuyển về cho bà dì. Lên ngã tư sông bắt xe Đông Hà đi ra Hà Nội, đến Hà Nội rồi lại bắt xe xuống đây" - mẹ cô dâu tâm sự với chúng tôi khi vừa cập bến tại Hải Phòng vào 8h sáng hôm sau.

a
Lễ đính hôn được tổ chức ngay tại nhà hàng Tuấn Bảo (thị trấn Núi Đèo, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng). Ảnh: Nhóm PV
Và để lấy được chồng ngoại quốc, cô dâu tuổi đôi mươi này sẵn sàng nói dối tuổi của chú rể với bố mẹ.

"Nhung nói với bố mẹ là ông này có 4 mươi mấy tuổi thôi. Chắc nó nói thế cho bố mẹ nó yên tâm, chứ ông chồng nó 54 tuổi mà", một cô dâu sống chung phòng trăn trở.

Điều khiến chúng tôi không khỏi ngạc nhiên và xót xa, khi con gái đánh đổi hạnh phúc, lấy một người đàn ông hoàn toàn xa lạ rồi thân cô, thế cô nơi xứ người nhưng bố mẹ không hề lo lắng.

"Cô có lo không?" - chúng tôi băn khoăn.

"Không, ba mẹ cũng khổ rồi. Giờ mình qua bên đấy làm có đồng vốn rồi chu cấp cho ba mẹ, xong cho ba mẹ qua bên kia làm, có đồng vốn về già. Cưới xong là ba mẹ sang được luôn, làm giấy tờ qua cưới con là đi được. Rể càng giàu thì bố mẹ càng nhanh đi, đồng tiền là phải đi đầu", bình thản ngồi cắn hạt dưa, người mẹ này trả lời.

Thậm chí, ngay cả khi hỏi về việc phải mang cả mấy chục triệu từ quê ra để đóng phí môi giới cho con gái, bà mẹ này vẫn không hề có một chút băn khoăn. Thậm chí, họ coi việc con gái phải đóng tiền phí lấy chồng là điều hiển nhiên, chấp nhận việc hạnh phúc của con bị mang ra như một món hàng trao đổi, mua bán.


"Cầm 20 triệu ra để đóng cho con, mấy nữa có sính lễ người ta bù lại. Còn bây giờ họ cho có 7 triệu thôi, coi như quà cho hai ông bà thôi. Tính bây giờ mình thiệt, còn sau về lâu về dài Nhung sang thì cho cả bố mẹ đi, có tiền, có đồng vốn về già" - người mẹ cho hay.

Nhà hàng Tuấn Bảo - nơi được các đường dây môi giới chọn làm địa điểm tổ chức lễ đính hôn cho cô dâu Việt và chú rể ngoại quốc. Ảnh: Nhóm PV
Nhà hàng Tuấn Bảo - nơi được các đường dây môi giới chọn làm địa điểm tổ chức lễ đính hôn cho cô dâu Việt và chú rể ngoại quốc. Ảnh: Nhóm PV
Nếu như theo lẽ thường, trước ngày xuất giá theo chồng, các cô dâu đều hồi hộp và mong được sớm về với người mình thương. Thì với những cuộc hôn nhân qua môi giới, việc đáng sợ nhất của các cô dâu lại là đêm tân hôn.

"Có lo lắng không?", chúng tôi hỏi.

"Sợ ngủ với hắn (chồng) thôi.

Hắn có vợ có con trước đó hay không em cũng không hỏi rõ nữa. Hắn có vợ hay chưa em cũng có quan trọng đâu. Có hay không giờ là chồng mình rồi", Nhung đáp.

"Hai vợ chồng đi Hạ Long chơi mấy ngày?".

"Chơi 1 đêm thôi, ngày mai đính hôn xong thì 2h chiều xuất phát."


Sau tất cả những quy trình để cưới một cô dâu Việt, một lễ đính hôn được tổ chức tại nhà hàng Tuấn Bảo (thị trấn Núi Đèo, huyện Thủy Nguyên).

Không chọn ngày đẹp, giờ đẹp, không có ảnh cưới, không có họ hàng nhà trai, không có cả những lời chúc phúc, cả cô dâu, chú rể, người phiên dịch và vài người bạn của cô dâu mới chỉ vỏn vẹn 1 mâm cơm 10 người. Thậm chí, đến khi buổi lễ diễn ra, bố mẹ vợ mới lần đầu tiên được gặp mặt con rể.

Có những ngày, tại nhà hàng này tổ chức lễ cưới tập thể cho 4 cặp đôi. Ảnh: Nhóm PV
Có những ngày, tại nhà hàng này tổ chức lễ cưới tập thể cho 4 cặp đôi. Ảnh: Nhóm PV
Thứ họ đang tổ chức có lẽ không phải là một lễ đính hôn hay một đám cưới thực sự. Nói đúng hơn, họ chỉ cần những hình ảnh, video trông giống như một đám cưới để xin visa từ đại sứ quán và thuận lợi đưa cô dâu Việt về xứ sở kim chi.

Dường như, nơi đây đã trở thành một trong những địa điểm quen thuộc được đường dây môi giới này lựa chọn. Bởi lẽ, từ thợ trang điểm, thợ chụp ảnh đến người dẫn chương trình đều thuần thục đến nỗi không có một động tác thừa.

Trong buổi sáng ngày hôm đó, ở bên cạnh cũng đang diễn ra một lễ đính hôn của một cô dâu Việt với chàng rể Hàn Quốc. Cả 2 buổi lễ nói trên đều diễn ra nhanh đến chóng mặt với chưa đầy 5 phút.

Khi nhìn thấy cô con gái mình dứt ruột đẻ ra, nuôi lớn hơn 20 năm trời đang tay trong tay cùng người đàn ông bằng tuổi cha, tuổi chú sánh vai nhau trên lễ đường, giọt nước mắt của người mẹ đã rơi. Thế nhưng, rơi vì hạnh phúc hay vì xót xa cho phận bèo nổi của con gái khi sẽ phải thân cô, thế cô nơi đất khách quê người thì chỉ có bà là người hiểu rõ nhất….

"Đi lấy chồng giống mua bó rau ngoài chợ vậy, mới vừa xong là ngày mai cưới rồi" - một cô dâu thốt lên câu nói như để xót xa cho chính thân phận mình và thân phận những người con gái đang cùng cảnh ngộ.

Thị trấn Núi Đèo về đêm càng thêm nhộn nhịp. Ở đây, việc gặp những người đàn ông ngoại quốc dễ hơn ăn kẹo, cả những biển hiệu của nhiều nhà hàng cũng đề tên bằng 2 thứ tiếng Hàn - Việt khiến nhiều du khách ngỡ như lạc vào xứ sở kim chi.

Thế nhưng, số phận của các cô dâu sau khi về nơi đất khách, quê người ra sao, liệu có còn lung linh như những gì các bà mối nói hay không, thì vẫn chưa một ai thực sự kiểm chứng.
 
Thằng chồng chắc nó cũng biết thừa là đám này chỉ đang tìm cách lợi dụng nó nhỉ, nên chắc cưới xong qua đc rồi thì cũng phải tìm cách gỡ vốn nhanh trước khi con vợ tìm cách trốn để ko bị thiệt thòi 🙄
 
Mấy ông đi làm Hàn Quốc toàn kể cặp với mấy em sang đấy lấy chồng rồi bỏ

Tin juan mà chứ có gì phải đồn
Wg1kiab.gif


 
Hình như Hải Phòng, Quảng Ninh có số lượng ng lấy chồng Hàn Quốc nhiều nhất.
Mà kinh tế 2 nơi này thuộc loại khá chứ ko nghèo. Tại sao thế nhỉ?
 
Thi thoảng gặp mấy thằng Hàn già hay Nhật già dẫn theo mấy em vịn xinh như Midu thời trẻ. Ăn mặc sang chảnh nhìn mà muốn bantumlum.
Nhưng cũng phải nghiêm chỉnh nhìn nhận lại cách mình dạy dỗ con cái, coi đấy là tấm gương. Đói cho sạch rách cho thơm.
 
Thằng chồng chắc nó cũng biết thừa là đám này chỉ đang tìm cách lợi dụng nó nhỉ, nên chắc cưới xong qua đc rồi thì cũng phải tìm cách gỡ vốn nhanh trước khi con vợ tìm cách trốn để ko bị thiệt thòi 🙄
Không đẻ cho nó được đứa con nào thì còn lâu nó mới cho về.
Ngạo nghễ cô dâu máy đẻ cho hàn xẻng, ba tàu.
Bên đó trai thiếu gái thiếu do hậu quả chính sách 1 con và nhà gái thách cưới cả 1 gia sản nên bỏ ít tiền qua đây rước gái rẻ hơn
 
Thằng chồng chắc nó cũng biết thừa là đám này chỉ đang tìm cách lợi dụng nó nhỉ, nên chắc cưới xong qua đc rồi thì cũng phải tìm cách gỡ vốn nhanh trước khi con vợ tìm cách trốn để ko bị thiệt thòi 🙄
Xì tiền ra để tìm vợ thì mong đợi gì hơn fency?
 
Thằng chồng chắc nó cũng biết thừa là đám này chỉ đang tìm cách lợi dụng nó nhỉ, nên chắc cưới xong qua đc rồi thì cũng phải tìm cách gỡ vốn nhanh trước khi con vợ tìm cách trốn để ko bị thiệt thòi 🙄
Anh nói thế cũng không đúng lắm.
Vì cái truyền thống mai mối này chắc phải vài trăm năm rồi, không phải ngẫu nhiên mà nó tồn tại.
Nó chỉ như 1 canh bạc cho cả 2 bên thôi
 
Hình như Hải Phòng, Quảng Ninh có số lượng ng lấy chồng Hàn Quốc nhiều nhất.
Mà kinh tế 2 nơi này thuộc loại khá chứ ko nghèo. Tại sao thế nhỉ?

Phân bổ kinh tế không đồng đều đó fence, những địa phương nổi bật thì cực giàu, nhưng những huyện thị nghèo thì có khi thua cả vùng sâu vùng xa. Vậy nên con gái lớn chút đổ ra các chỗ giàu để làm việc, mà những chỗ này thì đông dân nước ngoài qua làm việc/du lịch (đa phần là Hàn & Trung), 1 bên có nhu cầu "bán", 1 bên cần "mua", thế là tìm đến nhau thôi, sau 1 thời gian thì 2 bên đều về truyền miệng với người ở khu của mình là "có 1 địa phương như này...như này..." đáp ứng được nhu cầu, dần dần nó thành số lượng nổi cộm như thế.
 
Tôi đi đám cưới thằng bạn ở quê, đãi toàn nước ngọt, không bia rượu

Tuy nhiên bù lại là ko nhận phong bì mừng cưới, đến chung vui là được. Nhớ mang máng 1 món khai vị, 3 món chính, 1 món tráng miệng
Thế thì chơi fair mà.
 
Hình như Hải Phòng, Quảng Ninh có số lượng ng lấy chồng Hàn Quốc nhiều nhất.
Mà kinh tế 2 nơi này thuộc loại khá chứ ko nghèo. Tại sao thế nhỉ?

Thủy nguyên thì lạ gì, trai rắc xinh boi gái lấy chồng tàu hàn đài, west side giữa lòng miền bắc
Cùng lúc đó, tại một tỉnh ở miền Trung, bố mẹ cô gái trẻ cũng tức tốc thu xếp hành lý, gửi đứa cháu nhỏ là con của Nhung và đón xe ra Hải Phòng để kịp dự lễ đính hôn của con gái.
"Mới đi làm về 6h tối, tắm rửa xong thì Nhung gọi. Bảo "mẹ sắp xếp áo quần mà đi”, ô trời ơi gần 6h chiều rồi mà vơ vội quần áo, rồi cháu (con Nhung) chuyển về cho bà dì. Lên ngã tư sông bắt xe Đông Hà đi ra Hà Nội, đến Hà Nội rồi lại bắt xe xuống đây" - mẹ cô dâu tâm sự
Gái Quảng Trị. Dự là có phần tiếp theo về đường dây dẫn gái tỉnh tập trung về HP ở trọ, môi giới, lừa đảo phụ nữ cưới chồng ngoại quốc.
 
Back
Top