Bệnh dại bùng phát nhiều nơi, số người tử vong tăng mạnh

Masterchiefs

Thành viên tích cực

TP.HCM nắng nóng, tăng số người bị chó mèo cắn. Không chỉ tại TP.HCM bệnh nhân ngừa bệnh dại tăng mà nhiều tỉnh khác cũng báo động tình trạng này.

1710810319413.png

Người dân ông nghi mắc bệnh dại đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) - Ảnh: XUÂN MAI

Tại TP.HCM, cùng với thời tiết nắng nóng gay gắt, ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và Viện Pasteur TP.HCM tiếp nhận rất nhiều người dân ở mọi độ tuổi đến tiêm vắc xin phòng bệnh dại vì bị chó, mèo cào, cắn ở nhiều vị trí trên cơ thể.

Tình trạng chó thả rông, không đeo rọ mõm ở nơi công cộng dẫn đến việc người bị chó cắn thường xuyên xảy ra, như vậy nguy cơ bị chó dại cắn cũng tăng lên. Có trường hợp bị bệnh dại dù không bị chó cắn hoặc bị cắn nhẹ. Nguyên nhân là con chó ngáp, nước bọt chứa vi rút dại rơi vào vết thương hở thì người đó cũng có thể bị lây truyền bệnh.

Ông TRẦN ĐẮC PHU

Bệnh nhân tiêm ngừa dại tăng

Theo thống kê của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM), từ tháng 2 đến nay, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho hơn 240 lượt. Còn tổng số lượt tiêm từ hai tháng sau Tết là gần 5.300 lượt, tăng hơn 1.000 lượt so với hai tháng cùng kỳ năm ngoái.

Về số ca mắc bệnh dại, từ đầu năm bệnh viện này tiếp nhận điều trị 7 ca, chủ yếu ở các tỉnh chuyển đến. Điểm chung của các ca bệnh dại này là chưa tiêm vắc xin ngừa bệnh dại sau khi bị chó cắn, có áp dụng các phương pháp phản khoa học.

Tất cả 7/7 bệnh nhân này đều tiên lượng rất nặng, được người nhà xin phép đưa về nhà và tử vong sau đó.

Hiện khoa nhiễm Việt - Anh Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đang điều trị tích cực một người đàn ông 47 tuổi (ngụ tỉnh Long An) nghi mắc bệnh dại. Theo bác sĩ điều trị, bệnh nhân có thể mắc bệnh dại thể liệt, nguy cơ tử vong cao.

Ở Viện Pasteur TP.HCM, bác sĩ Đinh Văn Thới - trưởng phòng khám tiêm chủng của viện - cho hay trong hai tháng đầu năm 2024, viện đã tiếp nhận 4.813 lượt tiêm vắc xin phòng bệnh dại (trong đó tháng 2-2024 có 2.622 lượt, tăng nhiều so với tháng 1-2024 và tháng 12-2023 với hơn 2.100 lượt/tháng).

Bác sĩ CKII Danh Thơm - phó trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Bệnh nhiệt đới - cho rằng thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài là môi trường thuận lợi để bệnh dại bùng phát mạnh nhất. Cùng với thói quen thả rông, không rọ mõm chó, mèo khiến nhiều người bị cắn hơn.

Bệnh dại tăng đột biến liệu có bất thường?

Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2024, tình hình bệnh dại tiếp tục gia tăng đột biến, chỉ tính riêng hai tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023 (10 trường hợp). Trong đó, khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về dại với 2/4 tỉnh có ca tử vong (Đắk Lắk 4 ca, Gia Lai 1 ca).

Theo ông Trần Đắc Phu - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), nguyên nhân gây bệnh dại chủ yếu là do chó, mèo mắc bệnh dại cắn người thì có khả năng lây truyền bệnh dại sang người. Hiện nay, Việt Nam vẫn là khu vực có dịch tễ bệnh dại, mỗi năm ghi nhận khoảng 100 người tử vong do bệnh dại gây nên.

Theo ông Phu, việc phòng tránh bệnh dại không hề khó, nhưng nhiều người lại chủ quan. "Tiêm phòng dại cho chó, mèo là biện pháp đầu tiên. Khi vật nuôi được tiêm phòng dại thì nguy cơ mắc dại sẽ giảm đi.

Hiện nay, tại nước ta, tỉ lệ tiêm phòng dại trên đàn chó chưa được cao. Nhiều gia đình nuôi 2-3 con chó, nhưng khi chính quyền vận động đi tiêm phòng dại cho chó thì họ chỉ mang 1 con đi tiêm", ông Phu nói.

Theo Bộ Y tế, hiện công tác quản lý đàn chó, mèo ở một số địa phương còn lỏng lẻo. Đặc biệt tỉ lệ tiêm vắc xin phòng dại trên động vật còn thấp, chỉ đạt gần 50% tổng đàn chó, mèo, có nơi chỉ đạt xấp xỉ 10%.

"Điều quan trọng là bệnh dại trên người có thể hoàn toàn điều trị dự phòng bằng vắc xin hay huyết thanh kháng dại. Nếu người bị cắn được tiêm ngay lập tức và đúng phác đồ có thể phòng bệnh với tỉ lệ cao. Một người khi đã lên cơn dại thì 100% tử vong, không thể nào chữa được.

Tuy nhiên, nhiều người có tâm lý chủ quan bị chó cắn nhưng không đi tiêm vắc xin phòng dại vì nghĩ con chó đó không sao. Đến khi người đó lên cơn dại thì đã không kịp, không thể chữa được", ông Phu nói.

Về số người tiêm vắc xin phòng dại, tử vong do dại tăng cao trong thời gian gần đây, ông Phu nhận định ngoài việc tỉ lệ tiêm phòng đàn chó mèo thấp, người dân chủ quan thì việc vắc xin phòng dại có chi phí cao cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Thời gian ủ bệnh "linh hoạt" hàng năm, dễ chủ quan

Thực tế, không ít trường hợp nạn nhân bị chó cắn nhưng phải tới vài năm sau mới phát bệnh dại. Đơn cử như người phụ nữ 44 tuổi (trú tỉnh Bắc Kạn) từng bị chó cắn từ năm 2018 sau đó không tiêm phòng. Đến năm 2022, nạn nhân mới phát bệnh dại sau đó tử vong. Qua xét nghiệm cho thấy người phụ nữ này dương tính với vi rút dại.

Trước đó, cô gái 18 tuổi, ở Cao Bằng cũng tử vong do phát bệnh dại sau hai năm bị chó cắn mà không tiêm phòng.

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, thường thời gian ủ bệnh dại ở người từ 2-8 tuần, có thể ngắn khoảng 10 ngày hoặc dài trên một năm.

Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng vi rút xâm nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách xa gần từ vết thương đến não bộ. Vết thương nặng, gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh ngắn.

"Bởi vậy, khi bị chó mèo cắn, cào... không nên chủ quan. Tốt nhất cần đến cơ sở y tế để được xử lý vết thương, đồng thời tiêm phòng ngay vắc xin, huyết thanh phòng bệnh dại", bác sĩ Cấp khuyến cáo.

.................
 
Nên ra quy định thằng chủ nào để chó cắn người phải chịu toàn bộ chi phí y tế, vacxin,... cho người bị cắn
Nếu chó đã tiêm phòng thì người bị cắn hình như được hỗ trợ 500k-1tr thì phải. Không biết mình nhớ đúng k

via theNEXTvoz for iPhone
 
Nên ra quy định thằng chủ nào để chó cắn người phải chịu toàn bộ chi phí y tế, vacxin,... cho người bị cắn

Ủa tưởng trước giờ là vậy mà.

Đm vậy mà SG vẫn bình chân như vại. Công viên trước cửa chó vẫn chạy long nhong. Trong đó có cả mấy con chó của tụi dân phòng. Mà đm chó toàn tml công an khu vực bắt ở đâu đem về thả cho tụi dân phòng nuôi không. Có con mất dạy vcl. Người ta đi ngoài công viên mà nó cũng dí. Hên cho con chó là nó bị xích, không xích mà dí lại gần thì thề tui đập cho chết.
 
làm căng thằng nào thả chó rông phạt 10 củ 1 lần là té đái ngay. Tiền phạt cho phép lực lượng hành pháp giữ 80%, còn lại sung công quỹ thì các anh làm tích cực bảo đảm 1 tháng vắng bóng mấy con cầy ngay. Gì chứ động tới tiền thì dân đao lồng mới sợ.
 
ở thành phố còn đỡ, đi xe máy lên các vùng núi, thôn quê, chỗ thưa dân, cho nó đứng khắp các con đường. Từng bị nguyên bầy chó rượt theo xe máy khi đang trên đường đi từ Nha Trang - Đà Lạt. Nên ra luật chó mèo nghiêm giống nồng độ cồn.
 
làm căng thằng nào thả chó rông phạt 10 củ 1 lần là té đái ngay. Tiền phạt cho phép lực lượng hành pháp giữ 80%, còn lại sung công quỹ thì các anh làm tích cực bảo đảm 1 tháng vắng bóng mấy con cầy ngay. Gì chứ động tới tiền thì dân đao lồng mới sợ.
Bọn chó quyền này thả chó rông bị bắt thì tốc váy lên chửi lại chính quyền chứ sợ gì ai. Xưa cũng bắt chó thả rông mấy lần rồi mà chính quyền cũng sợ độ "mọi rợ" của bọn này mà
 
Ủa tưởng trước giờ là vậy mà.

Đm vậy mà SG vẫn bình chân như vại. Công viên trước cửa chó vẫn chạy long nhong. Trong đó có cả mấy con chó của tụi dân phòng. Mà đm chó toàn tml công an khu vực bắt ở đâu đem về thả cho tụi dân phòng nuôi không. Có con mất dạy vcl. Người ta đi ngoài công viên mà nó cũng dí. Hên cho con chó là nó bị xích, không xích mà dí lại gần thì thề tui đập cho chết.
xưa có đợt cho xe đi bắt đó, bọn dân ngu lên fb chửi ầm lên, tiếc 200k đóng phạt lấy chó về nên ra sức bảo vệ đồng loại của chúng nó. ĐỢt đấy unfriend được mấy "con chó" ngu :extreme_sexy_girl:
 
Nên ra quy định thằng chủ nào để chó cắn người phải chịu toàn bộ chi phí y tế, vacxin,... cho người bị cắn
Quy định nè fen:
Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
 
Quy định nè fen:
Luật thì có nhưng mà làm luật méo nghiêm. Ba mình đi bị chó nhà người ta cắn, đi tiêm phòng dại mất mấy triệu. Nhờ cả công an vào bắt đền mà nhà nó ngây cái mặt ra y như con chóa lúc bị quát
Yri7kih.gif
 
Luật thì có nhưng mà làm luật méo nghiêm. Ba mình đi bị chó nhà người ta cắn, đi tiêm phòng dại mất mấy triệu. Nhờ cả công an vào bắt đền mà nhà nó ngây cái mặt ra y như con chóa lúc bị quát
Yri7kih.gif
Chuẩn rồi, khu nhà vợ tôi có nhà nuôi chóa cắn 3 4 người trong khu đó rồi. Ra họp tổ dân phố phê bình mà tụi nó cười hềnh hệch có nghe đâu. Cũng ko đền cắt nào
 
Nên ra quy định thằng chủ nào để chó cắn người phải chịu toàn bộ chi phí y tế, vacxin,... cho người bị cắn

Cái này có nhiêu tiền đâu..... Chi phí tổn hại tinh thần và tổn hại sức khỏe về lâu về dài sau khi tiêm vacxin hay huyết thanh mới cần nó bồi thường chứ.......mặc dù vacxin dại bây jo ngta nói an toàn hơn xưa nhưng vacxin là dao 2 lưỡi....nghĩ cảnh 1 đứa bé đang tuổi phát triển bi chó cắn phải đi tiêm vacxin và huyết thanh dại thì ntn?

Chứ nó chỉ bỏ vài đồng để nạn nhân vô bv chích vacxin k đáng kể ra
 
Last edited:
Back
Top