Bệnh zona thần kinh tăng sau dịch COVID-19

Bing AI

Senior Member

(PLO)- Gần đây, bệnh nhân là người cao tuổi đến khám và điều trị zona thần kinh tại một số bệnh viện ở TP.HCM có chiều hướng tăng so với trước.


Bà NTD (80 tuổi) điều trị tại BV Da liễu TP.HCM với chẩn đoán zona thần kinh gây tổn thương da niêm. Trước khi nhập viện bảy ngày, bà thấy mệt đừ, đau răng, lở miệng. Sau đó xuất hiện thêm các mụn nước li ti ở vùng má, lan dần khắp nửa mặt phải.

Tự trị bệnh, cái sảy nảy cái ung

Bà D tự đắp thuốc (không rõ loại) trị bệnh tại nhà nhưng không giảm. Bà được đưa đến BV Da liễu TP.HCM trong tình trạng sốt cao, đau nửa đầu phải, ù tai phải, nhiều mụn nước mọc thành chùm trên mặt, mụn đã vỡ đóng mài đen.

Chưa hết, bà còn sưng phù mi mắt, trợt loét niêm mạc miệng. Bác sĩ (BS) cho bà điều trị kháng sinh, kháng virus (acyclovir), giảm đau và chăm sóc tổn thương da tại chỗ.

zona thần kinh
BS Võ Thị Đoan Phượng thăm khám cho bệnh nhân tại khoa Lâm sàng 1 BV Da liễu TP.HCM. Ảnh: BVCC
Trường hợp tiếp theo là bà PTBT (67 tuổi). Cách lúc nhập viện bốn ngày, bà T thấy vùng hông lưng nổi bóng nước, đau nhức nhiều. Bà tự mua thuốc thoa nhưng không hết nên đến BV Da liễu TP.HCM khám.

Theo các BS, bà T nhập viện với bệnh cảnh có nhiều mụn nước, bóng nước mọc thành chùm trên nền da đỏ ở vùng hông lưng, lan đến bụng phải. Một số bóng nước bị vỡ, tạo thành các vết trợt da, rỉ dịch vàng trong.

Bà T được điều trị kháng sinh, giảm đau và chăm sóc vết thương tại chỗ. Sau điều trị, vùng da bệnh khô, lành dần và giảm đau nhức.

Tại BV Quân y 175, bệnh nhân nữ NTC (60 tuổi, ngụ Bình Thuận) nhập viện trong tình trạng bóng nước mọc từng chùm trên nền da viêm đỏ, trán sưng nề, mắt trái có dịch đục, phù không mở được.

Sau khi được điều trị với thuốc kháng sinh, kháng virus, thuốc giảm đau thần kinh, sinh tố nhóm B nâng cao thể trạng và các thuốc bôi chống nhiễm trùng tại chỗ... bệnh nhân đã cải thiện.

Bệnh tăng sau dịch COVID-19

BS CKII Bùi Mạnh Hà, Phó Giám đốc BV Da liễu TP.HCM, cho biết gần đây số bệnh nhân đến khám và điều trị zona thần kinh tại BV có chiều hướng tăng, nhất là sau dịch COVID-19.

Bệnh zona thần kinh thông thường chỉ xảy ra một lần duy nhất trong đời. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 1%-5% bệnh nhân bị tái phát zona, thường xảy ra ở những đối tượng suy giảm miễn dịch.
“Trung bình mỗi ngày BV tiếp nhận khám và điều trị khoảng 10-15 ca, hầu hết đến khám trong vài ngày đầu khi nhận ra trên da có bất thường. Một số trường hợp tự điều trị ở nhà, khi đến khám bệnh đã ở giai đoạn muộn, nhiễm trùng và để lại di chứng” - BS Hà chia sẻ.

Cũng theo BS Hà, một phần nguyên nhân của bệnh có thể do bệnh nhân stress, căng thẳng tâm lý. Ngoài ra, bệnh thường gặp hơn ở những người suy giảm miễn dịch, ghép tủy xương, hóa trị, xạ trị ung thư, dùng corticosteroids liều cao kéo dài, người lớn tuổi có bệnh nền…

Theo BS Trần Văn Tính, Chủ nhiệm khoa Da liễu - Dị ứng (BV Quân y 175), số lượng khám, điều trị zona thần kinh tại BV năm sau tăng hơn năm trước. Cụ thể, năm 2021, 2022 và 10 tháng đầu năm 2023, số ca khám điều trị lần lượt là 576, 987 và 1.185 ca.

“Zona thần kinh hay gặp ở người già, người suy giảm miễn dịch, đặc biệt ở người nhiễm HIV/AIDS. Tỉ lệ người lớn tuổi (trên 60 tuổi) đến khám, điều trị zona thần kinh trong 10 tháng năm 2023 tại BV là 62%, cao hơn nhiều so với hai năm trước liền kề” - BS Tính thông tin.

Coi chừng biến chứng nguy hiểm

BS CKII Võ Thị Đoan Phượng, Trưởng khoa Lâm sàng 1 (BV Da liễu TP.HCM), cho hay zona thần kinh thường lành tính. Các tổn thương da phát triển nhanh trong 7-10 ngày, đóng mài và biến mất hoàn toàn sau 2-4 tuần, không để lại di chứng.

“Tuy hiếm gặp nhưng vẫn có một số ca nặng, có thể gây tổn thương nội tạng. Do đó, nếu phát hiện trễ, điều trị không kịp thời, không đúng cách có thể gặp biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não - màng não, viêm gan, điếc, mù...” - BS Phượng lưu ý.

Cũng theo BS Phượng, di chứng hay gặp ở bệnh nhân zona thần kinh là đau thần kinh sau zona, nhất là người trên 50 tuổi. Triệu chứng đau, dị cảm ở da có thể kéo dài vài tháng thậm chí vài năm, gây mất ngủ, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.

BS Tính chia sẻ zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng bởi virus varicella-zoster (virus gây bệnh thủy đậu), người lớn tuổi là nhóm rủi ro cao hơn khi mắc bệnh.
 
zona ngoài da nổi rộp, nó đã tấn công vào thần kinh rồi thì đau nguyên phần lưng sau, cả ngày khó ngủ. bsĩ nói ai cũng có sẵn con virus này
 
zona ngoài da nổi rộp, nó đã tấn công vào thần kinh rồi thì cả ngày khó ngủ. Trc bsĩ nói ai cũng có sẵn con virus này
con này là virus thuỷ đậu, ai bị thuỷ đậu rồi mới bị zona. Mình vừa ăn tết xong dính quả thuỷ đậu giờ mặt đầy sẹo lõm:cry:
 
Năm nào cũng bị 1 lần, hên thì dính chỗ vai cổ, xui thì nó chạy mịa lên mí mắt sưng vù phải bôi xanh tylen như con gấu trúc :mad::mad::mad:
mẹ kiếp lâu lâu bị ở đùi ở tay, chả hiểu sao lại bị
 
zona ngoài da nổi rộp, nó đã tấn công vào thần kinh rồi thì đau nguyên phần lưng sau, cả ngày khó ngủ. bsĩ nói ai cũng có sẵn con virus này
thời tiết SG đợt này cũng nắng nóng bất thường cũng là nguyên nhân gay suy giảm miễn dịch, mình cũng dị ứng thời tiết ngứa hết ng !
 
con này là virus thuỷ đậu, ai bị thuỷ đậu rồi mới bị zona. Mình vừa ăn tết xong dính quả thuỷ đậu giờ mặt đầy sẹo lõm:cry:
trc nghĩ nó khác với trái rạ. Mấy cái kiêng có thật sự làm nó ko lan ra ko. Phần da sẹo ko còn cảm giác
 
Con thuỷ đậu mới khốn nạn, trẻ nhỏ bị thì nó nhẹ mà mình 25 tuổi bị thuỷ đậu nó nặng khắp người, lâu khỏi bị, sẹo lồi lõm đến giờ, zona thần kinh tuy đau nhưng đỡ hơn

via theNEXTvoz for iPhone
 
Từng nghe:
Dịch Cô Vít đến nơi đây
Quân điếu phạt, ưu tiên phải dập dịch
Như nước Đại Vịt ta từ trước
Vốn kiêu hùng ngạo nghễ khắp Năm châu
Chuyến bay giải cứu dân về nước
Bộ đội thồ xe phát rau tươi
Từ bóng hồng quân y, Vịt Á kit test
Cùng Pfizer, Astra mỗi bên ngạo nghễ một phương
Tuy mây đen che phủ khắp muôn nơi
Nhưng Đ m bố mày vẫn ngạo nghễ nhất mặt trời ở Vịt vẫn tỏa nắng gắt
yJHnSAz.gif
 
trc nghĩ nó khác với trái rạ. Mấy cái kiêng có thật sự làm nó ko lan ra ko. Phần da sẹo ko còn cảm giác
kiêng mấy loại thực phẩm để hạn chế để lại sẹo thôi chứ ba cái kiêng tắm kiêng gió toàn láo thôi fen, lan thì nó vẫn lan như thường
 
Bé nhà mình cũng mới bị, bác sĩ kêu viêm da tiếp xúc gì đấy, đầu tiên thì mọc nhỏ như cái mụn, sau vỡ thì lan ra, vừa bôi vừa uống thuốc hơn 10 ngày mới khỏi.
 
Hôm trước bị ở môi. Phải bôi thuốc mất 4-5 ngày.
Đéo mẹ bôi cái thuốc vàng vàng ở môi đi đâu ai cũng bảo mày vừa ăn cứt ah :amazed:
 
Hồi 2018 bị cái này, lúc đầu chủ quan + thiếu hiểu biết, chỉ thấy sưng tấy tưởng mụn gì. Để gần 1 tuần nó phát tác ra, lủng cmn mặt. Đi bệnh viện nó kêu xét nghiệm đủ thứ, còn xét nghiệm cả HIV
V092S5K.gif

Bôi + uống thuốc + nghỉ cả tuần mới hết. Lúc bị thì người như bị điện giật, cứ tê tê rân rân, ko đi lại tự nhiên được. Kiểu bị chạm dây thần kinh. Cảm giác như người tàn phế.
Bác sĩ nói nếu nhận biết sớm thì trị đơn giản, càng để lâu càng nặng. Hồi đó bị 2 vết thẹo, may là sau 2-3 năm nó cũng tịt đi cho
Q7yXF5l.png
 
Back
Top