Bertha Benz: Người phụ nữ đầu tiên lái ô tô

Ein Kühlschrank

Senior Member
1709975844448.png


Carl Benz có kỹ thuật, nhưng người đổ tiền để ông làm ra chiếc ô tô đầu tiên lại là Bertha.

Sinh ra trong một gia đình giàu có, bà đã sử dụng của hồi môn của mình để đầu tư cho ông. Phần lớn số tiền dùng để trả nợ cho Carl - khi đó đang ôm một khoản nợ khổng lồ vì làm ăn thất bại và người đồng nghiệp không đáng tin cậy. Bà cũng là người trả tiền đăng ký bản quyền sáng chế năm 1886 cho chiếc xe.

Không chỉ là nhà đầu tư, bà Bertha cũng giỏi kinh doanh hơn chồng. Dù ô tô được cấp bằng sáng chế, nhưng do quá mới, nhiều người tỏ ra hoài nghi, dẫn đến việc rất khó bán. Carl gần như trầm cảm khi cảm thấy không được công chúng đón nhận. Một lần nữa, chính Bertha là người nhìn ra lối thoát.

Bertha đề nghị chồng thực hiện hành trình lái xe đường dài để mọi người biết đến ô tô nhiều hơn. Tuy nhiên, Carl đã bác bỏ, cho rằng phải làm ra một sản phẩm thật hoàn hảo rồi mới có thể công khai.

Không thuyết phục được chồng, Bertha quyết định hành động.

Ngày 5-8-1988, bà lấy trộm chìa khóa, đẩy chiếc xe ra khỏi xưởng cùng hai người con khi đó 14 và 15 tuổi, rón rén khởi động động cơ nhằm không đánh thức chồng. Berth chỉ để lại một tờ giấy cho Carl trên bàn ăn, nói rằng bà đưa hai con về thăm bà ngoại và sẽ trở lại sau vài ngày. Tờ giấy đó không đề cập cách ba mẹ con di chuyển. Không rõ Carl cảm giác như thế nào khi phát hiện ra một trong 3 nguyên mẫu đã biến mất.

1709976069125.png


Lấy lý do về nhà mẹ đẻ, thực chất Berth muốn chứng minh với chồng một chiếc ô tô có thể mang về lợi nhuận bằng cách chứng minh tính hữu ích của xe với công chúng.
Bà đã đúng. Hành trình 106km từ Mannheim đến thị trấn Pforzheim đã đi vào lịch sử ngành ô tô. Báo chí nhanh chóng đưa tin về một người phụ nữ cùng hai đứa trẻ di chuyển bằng một chiếc xe được đẩy đi bằng sức mạnh thần bí.

Đó không chỉ là hành trình ô tô đường dài đầu tiên, với người phụ nữ đầu tiên lái xe. Trước đó, Carl chỉ chạy những chuyến rất ngắn để thử nghiệm, xung quanh có ít nhất một thợ cơ khí giúp để xử lý tình huống phát sinh từ công nghệ mới. Nhưng những chuyến đi ngắn không thể lộ ra hết vấn đề trong việc sử dụng ô tô hằng ngày như chuyến đi của Bertha.

Mặc dù trạm xăng rất quen thuộc với cuộc sống ngày nay, nhưng khi đó chưa từng tồn tại. Bertha đã nghĩ ra cách chế xăng bằng cách sử dụng Ligroin (dung môi xăng cần thiết để chạy động cơ trong Patent-Motorwagen) từ nơi duy nhất được phép bán nhiên liệu lỏng - nhà máy hóa chất. Ngày nay, nhà máy hóa chất này vẫn còn tồn tại, và điều hành nơi được coi là trạm xăng đầu tiên trên thế giới.

Các vấn đề khác nảy sinh trong suốt cuộc hành trình đều được Bertha giải quyết bằng cả trực giác và kiến thức về máy móc của mình. Đường ống dẫn nhiên liệu bị tắc được thông bằng ghim cài mũ, trong khi dây buộc mũ được sử dụng làm bọc cách ly dây đánh lửa, nhờ thợ rèn sửa dây xích bị đứt, thợ giày sửa phanh gỗ...

Cũng từ chuyến đi này, Bertha trở thành người phát minh ra má phanh, khi yêu cầu thợ giày bổ sung da vào phanh gỗ.

Sau khi đến nơi, Bertha gửi điện tín báo tin cho chồng. Ba ngày sau, bà cùng các con trở về nhà. Lần này, bà chọn cung đường khác dài hơn, 194km. Về đến nhà, bà đã nếu ra các vấn đề một chiếc ô tô cần khắc phục và cải tiến. Bà phát hiện ra với chỉ hai số tiến, chiếc Benz không thể leo đồi nếu không có các con hỗ trợ đẩy lên dốc.

Lần này, Carl đã nghe lời vợ, khi thêm hộp số thứ ba và lắp má phanh cho Benz, tạo ra một chiếc ô tô thực dụng hơn. Nhờ đó, chiếc xe có thể sử dụng dễ dàng hàng ngày, thay vì cần một thợ cơ khí chạy theo như cách ông vẫn làm.

Bất chấp những đóng góp to lớn, Bertha không hề được người thời đó ghi nhận công lao. 120 năm sau chuyến đi lịch sử, năm 2008, con đường tưởng niệm bà, theo dấu của hành trình Mannheim-Pforzham, mới được mở ra. Năm 2011, bà được tôn vinh trong một số chương trình truyền hình, phim ảnh và phim tài liệu ở quê hương Đức.

Chính Daimler-Benz tuyên bố người phụ nữ đầy ý chí và nghị lực đó "đã động viên người chồng thường xuyên hoài nghi bản thân, cố chấp và bi quan Carl Benz, theo cách độc đáo của mình, thúc đẩy ông tiếp tục hết lần này đến lần khác sau những thất bại và sát cánh bên ông trong gần 60 năm".

Công ty cũng viết rằng: "Người phụ nữ ấy có tầm nhìn kỹ thuật sâu rộng không hề thua kém người chồng của mình, và đã phải hy sinh rất nhiều. Nếu không có Bertha Benz, sẽ không bao giờ có công ty Benz ở Mannheim". Đó chính là lý do, trong phần giới thiệu về bà trên website chính thức, Mercedes-Benz ghi nhận Bertha cũng là một trong những người sáng lập.

"Như tất cả những người vợ khác vào cuối những năm 1800, cụ cũng phải chăm sóc gia đình, nuôi 5 đứa con, làm tất cả công việc nội trợ, nấu nướng... Cụ đã làm nhiều gấp đôi một người đàn ông", Jutta Benz, hậu duệ của Bertha và Carl, kể lại.

Nhưng có lẽ lời tri ân đáng giá nhất với Bertha đến từ người quan trọng nhất. Carl Benz đã viết trong hồi ký năm 1925: "Chỉ có một người ở lại với tôi trên con tàu nhỏ của cuộc đời khi dường như sắp chìm. Đó là vợ tôi. Anh dũng và can đảm, cô ấy đã giương cánh buồm mới của hy vọng".
1709976041773.png
Sóng gió phủ đời trai
Tương lai nhờ nhà vợ :beauty:
 
Viết vớ va vớ vẩn.
Trạm xăng đầu tiên trên thế giới nằm ở Wiesloch, nơi bán cho Bertha Ligroin. Đây là Stadt Apotheke aka nhà thuốc thị trấn, vì ngày xưa Ligroin dùng để tẩy rửa.

1710030761635.jpeg
 
Back
Top