Bi kịch thủ khoa đại học Trung Quốc: 9 năm thất nghiệp, trầm cảm đến tâm thần

Khonanchua

Senior Member

Xuất sắc trở thành thủ khoa đại học danh giá nhưng cuộc đời Lưu Kỳ lại xuống dốc, bị trầm cảm đến mức tâm thần.​


Sinh ra và lớn lên ở ngôi làng miền núi tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, Lưu Kỳ (SN 1984) luôn được coi là đứa trẻ đặc biệt với trí thông minh hơn người. Từ nhỏ anh ý thức được học là con đường duy nhất để thoát nghèo.

Thủ khoa đại học

Lưu Kỳ tự giác học tập, không bao giờ để cha mẹ phải nhắc. Từ khi đi học, anh luôn đứng đầu lớp.

Thời điểm lên lớp 6, cha mẹ phải đi làm xa nên Lưu Kỳ ở một mình, vừa học vừa quán xuyến nhà cửa, một năm gia đình chỉ đoàn tụ đôi lần.

Suốt quãng thời gian học trung học, Lưu Kỳ gần như không được cảm nhận tình thương của cha mẹ. Anh lủi thủi đi học rồi về nhà, sống cuộc sống đơn độc.

Lưu Kỳ có tuổi thơ thiếu tình thương. (Ảnh: Baidu)

Lưu Kỳ có tuổi thơ thiếu tình thương. (Ảnh: Baidu)

Lưu Kỳ luôn mang vẻ mặt buồn bã. Dù đạt điểm số cao và đứng nhất lớp, anh cũng không vui. Bạn học cùng lớp từng nói để thấy nụ cười của Lưu Kỳ còn khó hơn làm bài kiểm tra.

Càng lớn, anh càng sống khép kín, ít giao lưu với người khác, ít bạn bè. Lưu Kỳ trưởng thành trong môi trường thiếu cả tình thương gia đình và tình cảm bạn bè.

Năm 2002, Lưu Kỳ bước vào kỳ thi đại học khốc liệt. Anh xuất sắc trở thành thủ khoa toàn tỉnh Hồ Nam với số điểm 654.

Sau nhiều năm khổ luyện, Lưu Kỳ được nhiều người biết đến. Anh trở thành niềm tự hào của ngôi làng nghèo nơi miền núi.

Mắc bệnh tâm thần

Mọi người đều kỳ vọng Lưu Kỳ làm nên chuyện khi trở thành sinh việc đại học, nhưng những hành động lại khiến mọi người bất ngờ.

Với điểm số cao chót vót, anh hoàn toàn có thể ghi danh vào Đại học Thanh Hoa hay Đại học Bắc Kinh - những ngôi trường top đầu Trung Quốc. Thế nhưng chàng trai gốc Hồ Nam lại theo học Đại học Hàng không và Du hành vũ trụ Bắc Kinh.

Lưu Kỳ từng chia sẻ, đây không phải lựa chọn ban đầu, cha mẹ là người định hướng cho anh theo ngành đó vì họ tin rằng con trai giỏi khoa học và kỹ thuật, sẽ có lợi cho tương lai.

Tuy nhiên, suốt những năm tháng đại học, Lưu Kỳ lại trở thành sinh viên mờ nhạt. Anh không còn hào hứng với việc học như lúc còn nhỏ. Không ai còn biết hay để ý đến anh. Không thành tích, không giải thưởng, anh như người vô danh ở trường đại học.

Tốt nghiệp đại học, anh xin được việc làm và trở thành nhân viên cấp thấp của doanh nghiệp lớn. Dù thu nhập không cao nhưng công việc cũng giúp anh ổn định cuộc sống.

Rồi sau đó không lâu, Lưu Kỳ nghỉ làm vì công việc không được sự kỳ vọng của anh. Số tiền lương ít ỏi, vị trí công việc không có cơ hội thăng tiến đã thôi thúc anh đi tìm công việc mới.

Lưu Kỳ bắt đầu chuyến đi đến các thành phố lớn như Quảng Châu, Thượng Hải,... để tìm việc nhưng kết quả đều không được như ý. Không nơi nào nhận vào làm việc, tất cả đều nói anh thiếu kinh nghiệm. Lưu Kỳ ngày càng trở nên chán nản.

Sau những áp lực tại thành phố, Lưu Kỳ trở về quê để nghỉ ngơi một thời gian. Nhưng từ khi trở về, anh chỉ ở trong nhà, không làm việc, không gặp gỡ ai. Thời gian trôi qua nhanh chóng, chàng thủ khoa năm xưa thất nghiệp suốt 9 năm.

Lưu Kỳ tự nhốt mình trong phòng. (Ảnh: Baidu)

Lưu Kỳ tự nhốt mình trong phòng. (Ảnh: Baidu)

Lưu Kỳ bị rơi vào vòng lặp tự ti không muốn ra ngoài, không kiếm được việc làm, lại càng tự ti. Cha mẹ khuyên tìm công việc đơn giản để kiếm sống qua ngày nhưng anh không đồng ý. Cha mẹ xin cho một vị trí làm nhân viên bảo vệ, anh nhất quyết không làm vì thấy bẽ mặt.

Anh luôn mang tâm lý nặng nề "thủ khoa đại học phải làm công việc tương xứng". Sự kỳ vọng cố chấp khiến Lưu Kỳ nảy sinh mâu thuẫn với cha mẹ, tính khí ngày càng trở nên tồi tệ, có biểu hiện lạ không giống người hiền lành như trước kia.

Cha mẹ nghi Lưu Kỳ có bệnh nên ép đi khám. Tại bệnh viện, bác sĩ thông báo rằng Lưu Kỳ bị trầm cảm dẫn tới tâm thần phân liệt. Cha mẹ nỗ lực bù đắp tình cảm để cứu anh ra khỏi sự bế tắc.

 
Mấy thằng như này gọi là học giỏi thôi chứ không thông minh.
Lười quote từng anh nên trả lời chung cho câu hỏi: không thông minh sao học giỏi được.

Thật ra cho dễ hiểu thì các anh cứ tưởng tượng việc học giỏi nó giống như 1vdv có thể hình cao to cơ bắp cuồn cuộn ấy. Nó cũng chỉ là 1 loại năng lực. Còn để biến điều đó thành lợi thế trong thi đấu hoặc trong cuộc sống thì cần thêm trí thông minh. Vậy nên trong thể thao nó mới có cái gọi là trí thông minh vận động. Không phải cứ cao to lực lưỡng là auto ẵm giải.

Nói cách khác trí thông minh là việc vận dụng kiến thức lý thuyết vào cuộc sống. Ví dụ như việc nếu mà thông minh thì dù làm trái ngành nó vẫn cứ giỏi như bình thường, và nếu thông minh thì sẽ vượt qua được nghịch cảnh chứ không phải đổ lỗi bố mẹ ép buộc rồi không tìm thấy đam mê này nọ.

Mà vẫn nghĩ học giỏi = thông minh nữa thì nên tra từ điển tiếng Việt xem “thông minh” nghĩa là gì. Nó chả liên quan mẹ gì tới học giỏi luôn. Chả qua nhiều người cứ nhầm tưởng đánh đồng mãi nó quen thôi.

Đấy là tôi còn chưa nói tới EQ đâu đấy. Thằng cu này thì đéo có EQ luôn.

Nên bớt bớt thần thánh cái việ học giỏi lại. Học giỏi thì tốt thôi, nhưng kết quả ra đời thế nào mới nói lên tất cả.
 
Last edited:
Mấy thằng như này gọi là học giỏi thôi chứ không thông minh.
Học giỏi mà không thông minh, top đầu kỳ thi quan trọng của cái xứ tỷ dân mà anh nghĩ nó ngu sao.
Thằng cu này là thiếu thốn tình cảm + không có người định hướng + kỳ vọng quá cao về bản thân thôi. Nhà thằng này chỉ cần bố mẹ công chức hoặc nvvp bt là đời nó khác r.
 
Mấy thằng như này gọi là học giỏi thôi chứ không thông minh.
Cái kết cho (nhiều) trường hợp, do trong quá khứ đã từng là ngôi sao sáng, gánh vác quá nhiều kỳ vọng, đến khi đi làm thì không nhận ra thực tế là môi trường lao động khác với môi trường học tập rất nhiều, dẫn đến shock, mất định hướng, rồi quanh quẩn trong tuyệt vọng rồi đến anh như trong bài.
Đọc thì cũng thấy luôn ba mẹ anh này có vẻ không bỏ rơi nhưng cũng phó mặc anh từ nhỏ rồi. Dạng bố mẹ đi làm xa là vì con, con không có quyền kêu ca. Rồi vào đại học anh này vẫn tiếp tục chịu sự kiểm soát của bố mẹ nữa :burn_joss_stick:
 
Cá nhân tôi phản đối việc cha mẹ kỳ vọng thái quá vào con cái mà ép trẻ con học học học cả ngày.
Tôi đồng ý với việc không mài dũa, cố gắng thì việc cạnh tranh với các bạn sẽ khó khăn, nhưng chỉ tập trung vào mỗi học mà không cho trẻ con học các kỹ năng mềm để cân bằng, thì đứa trẻ sẽ như một con rô bốt được lập trình theo ý của bố mẹ chúng vậy.
Chẳng phải nói xa xôi, biết chơi một loại nhạc cụ, biết một món võ cũng giúp trẻ tự tin và năng động hơn rất nhiều.
 
vậy là đần có thể học giỏi hả anh

học giỏi và học điểm cao là 2 chuyện khác nhau - ví dụ như thời thì dh
như tôi là loại học điểm cao thi dh đây

đơn giản t cày nhuyễn mấy quyển bộ đề rồi nên nhìn đâu cũng thấy quen thuộc, làm ngon ơ 8 điểm dễ dàng

nhưng bảo tôi làm câu 10 điểm thì t ko làm dc vì nó cần tư duy
 
nghe cứ phét phét thế éo nào ấy nhỉ. hồ sơ ngon vậy chả cần đi làm thuê ở đâu. mở trung tâm giáo dục cũng đã kiếm bộn tiền rồi. nghe chủ trung tâm là cử nhân đại học hàng không vũ trụ, thủ khoa toàn tỉnh Hồ Nam (hơn 60 triệu dân), trực tiếp đứng dạy, là bố mẹ cho con đến học ùn ùn rồi.
 
học giỏi và học điểm cao là 2 chuyện khác nhau - ví dụ như thời thì dh
như tôi là loại học điểm cao thi dh đây

đơn giản t cày nhuyễn mấy quyển bộ đề rồi nên nhìn đâu cũng thấy quen thuộc, làm ngon ơ 8 điểm dễ dàng

nhưng bảo tôi làm câu 10 điểm thì t ko làm dc vì nó cần tư duy
Thủ khoa đại học mà anh còn bảo không có tư duy, người ta là top 1 đó, chứ đéo phải ở tầm trung thi được 8 điểm như anh đâu.
 
nghe cứ phét phét thế éo nào ấy nhỉ. hồ sơ ngon vậy chả cần đi làm thuê ở đâu. mở trung tâm giáo dục cũng đã kiếm bộn tiền rồi. nghe chủ trung tâm là cử nhân đại học hàng không vũ trụ, thủ khoa toàn tỉnh Hồ Nam (hơn 60 triệu dân), trực tiếp đứng dạy, là bố mẹ cho con đến học ùn ùn rồi.
Tôi nghĩ k phét đâu. Bạn tôi, ở quê, lúc đi học cũng gọi là khá giỏi. Nhưng khi đỗ ĐH trường top xong thì vào ĐH như bóng ma: điểm số thấp, lười học, mải chơi. Đến giờ còn nợ môn k ra được trường, về quê đi làm mấy công việc bình thường. Nhưng tính khí khó hiểu, làm 1 2 tuần bị sếp mắng 1 câu là dỗi nghỉ, ở nhà chơi game rồi phụ gia đình, mới gần đây mới thấy đi làm lại ở cty nhỏ, nhưng k biết được bao lâu. Thế nên có nhiều hoàn cảnh, nhiều suy nghĩ không phải là 1+1=2 đâu.
 
Thủ khoa đại học mà anh còn bảo không có tư duy, người ta là top 1 đó, chứ đéo phải ở tầm trung thi được 8 điểm như anh đâu.
theo tôi thì việc học giỏi, thông minh sách vở nó chưa đủ gọi là 1 người có tư duy tốt, Người có tư duy tốt chắc chắn sẽ thành công ở 1 mức độ nào đó, còn học giỏi, thông minh sách vở thì chưa chắc. Khái niệm tư duy tốt nó bao hàm nhiều thứ lắm
 
Càng lớn, anh càng sống khép kín, ít giao lưu với người khác, ít bạn bè. Lưu Kỳ trưởng thành trong môi trường thiếu cả tình thương gia đình và tình cảm bạn bè.
Sống tách biệt quá. Ngày bé chỉ đâm đầu vào học, lại thiếu thốn tình cảm, dẫn tới EQ cực thấp. Đến lúc học đại học với đi làm, môi trường mở nên không biết phải hòa nhập thế nào.
Gà công nghiệp kiểu này VN cũng đâu thiếu. Điểm chung là tự kỉ, tâm thân hoặc bất mãn xã hội rất lớn.
 
Bởi vậy EQ quan trọng hơn IQ là như vậy. Người có EQ tốt thì vứt ở đâu cũng sống được, tuy ko thể trở thành xuất sắc nhưng cuộc đời họ ko phải lo lắng nhiều. Còn người có IQ cao thì hoặc là thiên tài, hoặc là rất tệ (như trong bài, sát nhân hàng loạt, tự kỉ, tự tử...)
 
Last edited:
Tôi nghĩ k phét đâu. Bạn tôi, ở quê, lúc đi học cũng gọi là khá giỏi. Nhưng khi đỗ ĐH trường top xong thì vào ĐH như bóng ma: điểm số thấp, lười học, mải chơi. Đến giờ còn nợ môn k ra được trường, về quê đi làm mấy công việc bình thường. Nhưng tính khí khó hiểu, làm 1 2 tuần bị sếp mắng 1 câu là dỗi nghỉ, ở nhà chơi game rồi phụ gia đình, mới gần đây mới thấy đi làm lại ở cty nhỏ, nhưng k biết được bao lâu. Thế nên có nhiều hoàn cảnh, nhiều suy nghĩ không phải là 1+1=2 đâu.
Lười và k có động lực vươn lên. Loại người chỉ thích an nhàn, k muốn cố gắng, không muốn chịu áp lực thì kêu cái gì nữa.
 
Lười và k có động lực vươn lên. Loại người chỉ thích an nhàn, k muốn cố gắng, không muốn chịu áp lực thì kêu cái gì nữa.
Anh kia kể câu chuyện để ví dụ cho việc học giỏi mà abcxyz mà.
 
Nhiều trường hợp ối zời ơi lắm, cái này k phải EQ thấp hay gì cả , mà là ngta k có động lực vươn lên, sa đà vào cái khác.
T biết vài trường hợp b cấp 3 t, học rất giỏi, thông minh nhưng ra đại học lại k học nên thất bại là chbt. Có thằng ra đh nghiện rượu, bài bạc, thằng thì đam mê đa cấp, giờ lông bông cả lũ.
 
học giỏi và học điểm cao là 2 chuyện khác nhau - ví dụ như thời thì dh
như tôi là loại học điểm cao thi dh đây

đơn giản t cày nhuyễn mấy quyển bộ đề rồi nên nhìn đâu cũng thấy quen thuộc, làm ngon ơ 8 điểm dễ dàng

nhưng bảo tôi làm câu 10 điểm thì t ko làm dc vì nó cần tư duy

Làm nhớ hồi ôn thi Toán đại học thì mặc định bỏ qua câu bất đẳng thức. Không học, cũng không ai luyện cho. Chủ yếu lấy 9đ vì điểm/công sức cao hơn :LOL:
 
theo tôi thì việc học giỏi, thông minh sách vở nó chưa đủ gọi là 1 người có tư duy tốt, Người có tư duy tốt chắc chắn sẽ thành công ở 1 mức độ nào đó, còn học giỏi, thông minh sách vở thì chưa chắc. Khái niệm tư duy tốt nó bao hàm nhiều thứ lắm
Đồng ý với fen. Nhưng theo tôi thì học giỏi không có nghĩa là thông minh. Nó vẫn đần bỏ mẹ ra. Bởi vì nó chả biết con mẹ gì ngoài việc học. Ngay tới việc đơn giản nhất là kết giao bạn bè còn không làm nổi thì chả đần. Thả ra xã hội sống sao được. Đéo có nhà bác học nào cả đời chỉ nghiên cứu mà không có bất kỳ mối quan hệ bạn bè đồng nghiệp nào cả. Ngược lại thì ngoài giờ nghiên cứu các ông ấy chả ăn chơi bỏ mẹ ra ấy.

Khác gì 1 thằng trời sinh có thể hình lực lưỡng nhưng bị đần đâu. Làm gì cũng hùng hục như trâu nhưng đéo có trí não.
 
Back
Top