Bức xúc vì con bất ngờ hôn mê sau khi vào viện điều trị viêm phổi

MasterchiefsReborn

Senior Member
https://zingnews.vn/buc-xuc-vi-con-...-vao-vien-dieu-tri-viem-phoi-post1416763.html

Sau thời gian điều trị viêm phổi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), bé trai 2 tuổi được mở khí quản. Một ngày sau, bé bất ngờ gặp biến chứng nguy kịch, tổn thương não khó phục hồi.

Phản ánh với VietNamNet, anh Nguyễn Minh Vương (Bà Rịa - Vũng Tàu), cho biết con trai anh là bé N.H.T. (sinh năm 2021) nhập viện vào khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM với triệu chứng khó thở, thở rít.

Sau khi điều trị bằng thuốc không cải thiện, các bác sĩ tư vấn cần mở khí quản cho bé. Anh ký giấy đồng ý thực hiện thủ thuật này tại khoa Tai Mũi Họng ngày 9/2. Sau khi mở khí quản, bé tươi tỉnh.

Theo người đàn ông này, trong quá trình đùa với mẹ, sợi chỉ ở ống đặt khí quản tuột ra, con bị tím tái khoảng 5-10 phút. Bác sĩ đã gây mê cho bé T. và đặt lại ống thành công. Bé hồng hào và tỉnh táo trở lại.

Do đó, khi bác sĩ tư vấn chuyển con xuống khoa Hồi sức ngoại vì có nhân viên y tế và camera theo dõi 24/24, anh Vương đồng ý. Bệnh nhi này được y bác sĩ chăm sóc hoàn toàn, phụ huynh chỉ được gọi khi cần thiết.

Hơn 7h sáng ngày 10/2, anh Vương và vợ được gọi xuống phòng cấp cứu, khoa Hồi sức ngoại.

“Tôi hoảng loạn, không biết chuyện gì xảy ra, chỉ thấy rất đông bác sĩ đứng quanh con để cấp cứu. Con bị phù hết mặt. Nghe bác sĩ nói sợi dây bị tuột ra và con gặp nguy hiểm. Lúc đó chỉ mong tai qua nạn khỏi, tôi ký giấy để bác sĩ cứu con”, anh Vương nói.

Sau cấp cứu, trẻ giữ được tính mạng nhưng tổn thương não. Đến nay, bé T. vẫn chưa tỉnh và đang điều trị tại Khoa Nhiễm thần kinh.

“Hơn một tháng sau khi cấp cứu, các bác sĩ khoa Hồi sức Ngoại không có sự quan tâm hay giải thích về sự việc của con tôi”, cha bệnh nhi bày tỏ. Theo anh Vương, con anh được chẩn đoán “chết não” do thiếu oxy kéo dài, khó phục hồi.

“Con tôi khi vào viện vẫn vui đùa, lanh lợi. Giờ đây nó nằm đó, chết não, chỉ chờ vào phép màu. Người làm cha làm mẹ nào không đau xót?”, anh Vương nói.

Bác sĩ mâu thuẫn khi giải thích bệnh?

Băn khoăn hơn một tháng, anh Vương tìm bác sĩ khoa Hồi sức ngoại để hỏi lý do con phải cấp cứu và bị tổn thương não.

Trong ghi âm cuộc trò chuyện, bác sĩ C. cho biết khoảng 7 giờ 14 phút ngày 10/2, bé T. thức giấc, sợi dây ở vị trí mở khí quản tuột ra. Bác sĩ trực phát hiện ngay nhưng gắn lại không thành công. Các bác sĩ của viện lập tức được huy động xuống xử trí. Do không tiếp cận được đường thở nên bé bị thiếu oxy, cơ thể phù do tràn khí dưới da.

Cũng trong ghi âm, anh Vương cho rằng bác sĩ C. giải thích không thỏa đáng và thái độ không đúng với phụ huynh nên sẽ có đơn khiếu nại. Anh cũng nghi vấn nhân viên y tế không theo sát tình hình bệnh nhi. Bác sĩ C. trả lời: “Anh cứ làm, chúng tôi không làm gì sai. Anh không tin lời tôi nói thì thôi, tôi không nói láo”.

Theo anh Vương, cách trả lời bác sĩ C. đã không quan tâm đến tâm trạng của phụ huynh bệnh nhi, nhất là một bệnh nhi bị tổn thương não gần như vĩnh viễn. Bên cạnh đó, lời nói còn mang tính thách thức.

“Tôi đề nghị làm rõ tại sao con tôi phải cấp cứu ngày 10/2 trong khi đây là khoa theo dõi 24/24? Liệu bé có bị bỏ bê, xử trí chậm trễ hay không để dẫn đến việc con bị thiếu oxy não trầm trọng. Vì trước đó, con cũng bị rơi ống một lần, tím tái khoảng 5-10 phút nhưng bác sĩ nối lại thành công và tươi tỉnh. Thứ hai, tôi đề nghị được trích xuất camera thời điểm xảy ra sự việc. Thứ 3, bệnh tình của bé và khả năng phục hồi của bé ra sao”, anh nói.

Bệnh nhi diễn biến nặng ngay từ đầu?

Trao đổi với VietNamNet, bác sĩ Phạm Đình Nguyên, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, xác nhận sự việc của bệnh nhi. Ông cho biết bệnh viện sẽ làm việc và có nhắc nhở về vấn đề giao tiếp, trao đổi, giải thích bệnh giữa nhân viên y tế và người nhà bệnh nhân.

Bác sĩ Nguyên cũng bày tỏ sự chia sẻ với cha mẹ bé T. trong tình cảnh hiện tại. “Chúng tôi đã gặp, lắng nghe và giải thích những băn khoăn của gia đình bé T. vào tuần trước (ngày 21/3). Việc này không phải để phân định đúng sai mà mong hai bên dành những gì tốt nhất cho cháu. Người đau lòng nhất vẫn là cha mẹ. Chúng tôi đang tập trung tất cả phương tiện, máy móc, thuốc men tốt nhất cho bé T. và mong con sẽ có cải thiện”, ông nói.

Về chuyên môn, bác sĩ Nguyên cho biết bé T. điều trị 39 ngày tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (quận 1) do viêm phổi, có thở máy, điều trị di chứng thần kinh. Trẻ về nhà nhưng nhập viện lại vào Bệnh viện Nhi đồng 1 (quận 10) vì thở rít.

Sau khi nỗ lực điều trị bằng thuốc nhưng không cải thiện, bác sĩ chỉ định mở khí quản cho bé vào ngày 9/2. Đến tối cùng ngày, trẻ bị tím tái. Việc tím tái có nhiều nguyên nhân như tuột ống cũng như diễn tiến nặng của bệnh. Bé được đưa vào phòng phẫu thuật, gây mê, xử trí thành công.

“Mặc dù nhìn bên ngoài, con hồng hào trở lại nhưng bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh vẫn còn nặng nên hội chẩn và chuyển đến khoa Hồi sức ngoại”, bác sĩ Nguyên nói.

Sáng hôm sau, trẻ tím tái lần hai. Các bác sĩ cấp cứu, hút đờm nhớt nhưng trẻ bị co thắt nên việc đặt lại canule rất khó khăn. Bác sĩ khoa Gây mê hồi sức, Tai mũi họng được huy động khẩn cấp xử trí, nỗ lực cứu trẻ. Trẻ hồng hào, thoát tử vong nhưng đến nay vẫn chưa tỉnh.

.......
 
Về chuyên môn, bác sĩ Nguyên cho biết bé T. điều trị 39 ngày tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (quận 1) do viêm phổi, có thở máy, điều trị di chứng thần kinh. Trẻ về nhà nhưng nhập viện lại vào Bệnh viện Nhi đồng 1 (quận 10) vì thở rít.
Nằm viện TW 39 ngày mà không khỏi thì kinh nhỉ?
 
Thở máy 39 ngày ở nhi đồng 2. Nhập viện nhi đồng 1 nghi ngờ viêm phổi. Tôi e là viêm phổi mắc phải tại bệnh viện, nhiễm vi khuẩn kháng thuốc. Loại này khó chữa lắm.
Tôi không phải bác sĩ, cũng không có xíu hiểu biết nào về vấn đề này nên thắc mắc quài chỗ này.

Tôi cũng có nghe thoáng qua vấn đề anh nói, vậy là y học hiện đại bó tay với tụi vi khuẩn lão đại sống tại bệnh viện? Nếu vậy tại sao bác sĩ, y tá và những người làm việc trong bệnh viện hằng ngày không bị nhiễm vậy?
yBBewst.png
 
Con tôi cũng tử vong. Và đó là 1 điều đau khổ. Các bsĩ đã hết sức. Tôi tin họ làm trên cả trách nhiệm của bản thân. Vì tôi chăm con gần 1 tháng tại khoa điều trị tích cực khu ghép mẹ. Tôi đã chứng kiến rất nhiều điều ở đó. Và đó là lý do tôi tin y bác sĩ.
 
Thở máy 39 ngày ở nhi đồng 2. Nhập viện nhi đồng 1 nghi ngờ viêm phổi. Tôi e là viêm phổi mắc phải tại bệnh viện, nhiễm vi khuẩn kháng thuốc. Loại này khó chữa lắm.

Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện là sao nhỉ. Tức là đến viện bị lây con vi khuẩn kháng thuốc à fen.
 
Tôi không phải bác sĩ, cũng không có xíu hiểu biết nào về vấn đề này nên thắc mắc quài chỗ này.

Tôi cũng có nghe thoáng qua vấn đề anh nói, vậy là y học hiện đại bó tay với tụi vi khuẩn lão đại sống tại bệnh viện? Nếu vậy tại sao bác sĩ, y tá và những người làm việc trong bệnh viện hằng ngày không bị nhiễm vậy?
yBBewst.png
Uhm. Thực ra họ có nhiễm và sống hoà bình với chúng. Trong cơ thể người vi khuẩn sống rất hoà bình với cơ thể. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch yếu đi chúng lại gây hại đến cơ thể. Ví dụ kinh điển là bệnh nhân thở máy.
 
Tôi không phải bác sĩ, cũng không có xíu hiểu biết nào về vấn đề này nên thắc mắc quài chỗ này.

Tôi cũng có nghe thoáng qua vấn đề anh nói, vậy là y học hiện đại bó tay với tụi vi khuẩn lão đại sống tại bệnh viện? Nếu vậy tại sao bác sĩ, y tá và những người làm việc trong bệnh viện hằng ngày không bị nhiễm vậy?
yBBewst.png
Vì họ biết nó nguy hiểm nên sát trùng thường xuyên. Loại nào mà tồn tại được trong môi trường sát khuẩn của bệnh viện thì khả năng cao là loại kháng thuốc cả.
 
Con tôi cũng tử vong. Và đó là 1 điều đau khổ. Các bsĩ đã hết sức. Tôi tin họ làm trên cả trách nhiệm của bản thân. Vì tôi chăm con gần 1 tháng tại khoa điều trị tích cực khu ghép mẹ. Tôi đã chứng kiến rất nhiều điều ở đó. Và đó là lý do tôi tin y bác sĩ.
Chia buồn với bác.
Xưa e cũng làm việc lao lực.
Lúc đi khám sức khoẻ làm hồ sơ xin việc có chụp X - quang, bác sĩ bảo phổi có vệt mờ , bs nói là bỏ qua được nhưng nhắc e đi khám.
E cũng chủ quan vì vừa học ban ngày vừa làm đêm không có tg.
Đến tận 2 năm sau đang ngồi học trong khu D ĐHBK HCM thì hơi tức ngực + muốn ói, vừa vào NVS thì ói 1 bụng máu, cả người lả đi, tưởng chết ngay lúc đó luôn rồi. May sao cũng ráng học hết tiết ( tiếc tiền học nên ko dám bỏ 🥺)
Hôm sau xin Off để đi khám ở BV Phạm Ngọc Thạch thì Bs chuẩn đoán lao phổi, phát đồ điều trị uống thuốc ròng 6 tháng. Lúc đó 1m68 47kg
Sau 6 tháng đến giờ thì được như người bình thường.
Ai lao lực quá thì nhớ chú ý sức khoẻ.
 
Con tôi cũng tử vong. Và đó là 1 điều đau khổ. Các bsĩ đã hết sức. Tôi tin họ làm trên cả trách nhiệm của bản thân. Vì tôi chăm con gần 1 tháng tại khoa điều trị tích cực khu ghép mẹ. Tôi đã chứng kiến rất nhiều điều ở đó. Và đó là lý do tôi tin y bác sĩ.
Hy vọng fence sẽ có đc niềm vui mới để bù đắp lại :sad:
 
Thở máy 39 ngày ở nhi đồng 2. Nhập viện nhi đồng 1 nghi ngờ viêm phổi. Tôi e là viêm phổi mắc phải tại bệnh viện, nhiễm vi khuẩn kháng thuốc. Loại này khó chữa lắm.
Liệu mấy vắc xin phế cầu hiện nay có giữ được cơ thể chống lại mấy con này hok bác? Em có tiêm đủ cho bé lớn, bé nhỏ chưa tiêm đủ thấy bị ho đờm sổ mũi suốt :too_sad:
 
Uhm. Thực ra họ có nhiễm và sống hoà bình với chúng. Trong cơ thể người vi khuẩn sống rất hoà bình với cơ thể. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch yếu đi chúng lại gây hại đến cơ thể. Ví dụ kinh điển là bệnh nhân thở máy.
Thực sự có thể sống hòa bình với bọn vi khuẩn được hả fen.
 
Thằng cu con trước sau tết nhập viện 3 lần vì viêm phổi, đến lần thứ 4 éo giám cho nhập viện nữa chữa ngoài.
Trong khoa nhi hô hấp giờ là ổ dịch
 
Tôi không phải bác sĩ, cũng không có xíu hiểu biết nào về vấn đề này nên thắc mắc quài chỗ này.

Tôi cũng có nghe thoáng qua vấn đề anh nói, vậy là y học hiện đại bó tay với tụi vi khuẩn lão đại sống tại bệnh viện? Nếu vậy tại sao bác sĩ, y tá và những người làm việc trong bệnh viện hằng ngày không bị nhiễm vậy?
yBBewst.png
Sức chống chịu của nhà rơm cách trời vực so với nhà bê tông cốt thép, con người cũng thế.
Ngoài ra những vk này (trừ con lao ra) không lây qua không khí như virus cúm nên bs có phòng hộ đầy đủ, sát trùng đúng thời điểm sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm nhiều hơn
Liệu mấy vắc xin phế cầu hiện nay có giữ được cơ thể chống lại mấy con này hok bác? Em có tiêm đủ cho bé lớn, bé nhỏ chưa tiêm đủ thấy bị ho đờm sổ mũi suốt :too_sad:
Vacxin để ngừa virus, còn đám này là vi khuẩn.
Virus ngừa bằng vaccin và thuốc kháng virus cho 1 vài chủng và chủ yếu nhờ vào sức đề kháng của cơ thể
Vi khuẩn điều trị bằng kháng sinh. Nhưng cũng như con người, vi khuẩn luôn tiến hóa để thích nghi với các kháng sinh, ngoài ra chúng còn có thể trao đổi thông tin di truyền kháng thuốc cho các loài vi khuẩn khác nữa. Nên dùng kháng sinh bừa bãi không khác gì train cho sát thủ nằm trong cơ thể cả.
P/s: xin lỗi bị ngáo ở câu này. Phế cầu là tác nhân trong phần lớn các trường hợp viêm phổi, nhưng không phải tất cả
 
Last edited:
Tôi không muốn nói là sự việc do bác sĩ. Nhưng bản thân tôi đã mất niềm tin mù quáng vào họ.
Lúc con tôi 1 tháng bị sốt kéo dài, đưa đến Nhi Đồng 2 để khám.
Vị bác sĩ đầu tiên khám cho con tôi phán chắc nịch là bé bị cảm sốt, đem về theo dõi.
Tôi ra nói với vợ họ là người có học chuyên môn, mình sao biết được, đi về thôi.
Bản năng người mẹ làm vợ tôi quyết ở lại đòi kiểm tra lại.
Một bác sĩ khác tới khám, chẩn đoán bé 1 tháng sốt kéo dài là biểu hiện nguy hiểm, cho làm xét nghiệm chọc tủy.
Đêm đó kết quả con tôi bị viêm màng não. Cuối cũng phải nhập viện 22 ngày địa ngục.
Giờ nó đi học mầm non quậy như giặc.
Nhưng nếu tôi nghe lời bác sĩ kia thì con tôi khả năng bại liệt nằm 1 chỗ rồi. Bây giờ nhiều lúc nghĩ lại rùng mình lạnh gáy đổ mồ hôi hột, ám ảnh tột độ.
Tôi chỉ có 1 điều ước là gặp lại vị bác sĩ kia để đấm bỏ mie hắn ta thôi.
:sad:
 
Thằng cu con trước sau tết nhập viện 3 lần vì viêm phổi, đến lần thứ 4 éo giám cho nhập viện nữa chữa ngoài.
Trong khoa nhi hô hấp giờ là ổ dịch
thực ra phần lớn viêm phổi là ngoại trú, không cần nhập viện. Con anh không nặng mà vẫn muốn nằm viện cho yên tâm không khác nào hại bé cả bất kể bv đó đông hay vắng.
 
Viêm phổi mà thở máy thì cực nặng rồi
Viêm phổi nặng thì uống kháng sinh loại nặng nhất là đỡ.
 
Back
Top