Bùng nổ khóa học kỹ năng hè

..Nobita..003

Senior Member

Đủ lớp dạy nhảy, múa, võ, vẽ, bóng rổ, cầu lông, bơi lội, MC, viết chữ đẹp… từ truyền thống đến công nghệ số; hàng loạt khóa dạy kỹ năng trong mùa hè được mở ra, đáp ứng nhu cầu lớn của phụ huynh ở đô thị.​


Ba năm sau đại dịch Covid-19, có lẽ đây là mùa hè sôi động nhất với trẻ em khi dịch vụ về các khóa học tập, vui chơi hè được bung ra, với đủ loại hình, giá cả, từ bình dân vài trăm ngàn đồng/tháng/môn tới cao cấp hơn, vài triệu đồng mỗi tháng cho mỗi môn học.

Mùa sôi động của các nhà thiếu nhi​

Một tối tháng 6, Nhà thiếu nhi Q.8 và Trung tâm văn hóa Q.8 (TP.HCM) sáng rực đèn. Các lớp võ taekwondo, vovinam đông học viên nhất, có lớp khoảng 40 học viên, từ 6 - 15 tuổi đang học. Bên cạnh đó, các lớp đàn, vẽ, nhảy, cờ vua… cũng có khá đông học sinh theo học.
Bùng nổ khóa học kỹ năng hè- Ảnh 1.
Sôi động các lớp kỹ năng hè cho học sinh
ẢNH: NHẬT THỊNH
Anh Quốc Hưng (ngụ Q.8), phụ huynh bé Bảo Hân, cho biết năm nay con gái lên lớp 2, con học taekwondo mỗi tuần 2 buổi tối. "Tới giờ là bé đòi đi học, không muốn ở nhà. Hôm rồi trời mưa to, tới chiều vẫn lác đác mưa, tôi ngại chưa biết nên cho đi học không mà bé nhất định kêu ba phải chở tới", anh Hưng kể. Ở lớp vovinam, chị Thanh Hiền đang đợi con học, cho hay con trai chị 7 tuổi, học từ đầu tháng 6. Cho con đi học võ, mục tiêu lớn nhất của người mẹ là con được rèn luyện thể lực, có khả năng tự vệ, hoặc khi bất ngờ bị té, ngã cũng biết cách để hạn chế chấn thương.
Những ngày này, Nhà thiếu nhi Q.5 (TP.HCM) cũng sôi nổi với hàng chục lớp kỹ năng, năng khiếu hè, từ vẽ, nhảy hiện đại, STEM, luyện chữ đẹp, võ thuật, cầu lông, bóng rổ, cờ vua, cờ tướng, tiếng Hoa, tiếng Anh…
Giá cả phải chăng, nhiều môn học đa dạng, nên các nhà thiếu nhi luôn là ưu tiên của số đông phụ huynh khi tìm các lớp học năng khiếu, kỹ năng hè cho con. Phụ huynh Hoàng Tuyết Nhung (ngụ P.14, Q.8) mới đăng ký cho con học lớp vẽ và nhảy hiện đại vào chiều thứ ba và năm trong tuần tại Nhà thiếu nhi Q.5. Mỗi tháng, học phí mỗi bé là 200.000 đồng/môn. Với các môn năng khiếu, kỹ năng khác, giá cũng dao động từ 200.000 - 350.000 đồng/tháng/môn. "Tôi ưu tiên con học ở nhà thiếu nhi vì học phí tốt, cơ sở vật chất ổn, ở đây cũng có khá đông phụ huynh cho con học, do đó con có môi trường kết bạn, giao lưu với bạn mới", chị Nhung cho hay.

Từ nghệ thuật truyền thống tới công nghệ số​

Hè năm 2024 chứng kiến sự bùng nổ của thị trường dạy các môn năng khiếu "bắt trend" như nhảy hiện đại, nhảy K-pop, nhảy TikTok. Với đàn, nếu như piano, guitar đã phổ biến thì bây giờ đàn ukulele cũng được dạy ở nhiều nơi. Đối với môn mỹ thuật, TP.HCM có nhiều lớp từ cơ bản đến nâng cao. Không chỉ dạy vẽ trên giấy một cách truyền thống, nhiều nơi dạy mỹ thuật số cho trẻ (giúp trẻ được học vẽ trên các ứng dụng máy tính, iPad)...
 
Chùa Ba Vàng hè này vẫn đông vãi
Đào tạo tiêm nhiễm từ còn nhỏ uốn từ bé lớn đi làm cúng giường cho tau
"Phật dạy chúng ta phải biết cúng giường bố thí lục độ. Phật dạy đấy! " Có đứa em gái bố mẹ bắt đi vì tiêm nhiễm từ ng lớn cho đứa trẻ ko đi vả thẳng cái dép vào mặt chửi như 1 con nô lệ.
 
Hè này cho thằng nhóc đi học bơi, đạp xe với cái khoá robotics bên MindX, bay mie mấy chục củ của bố nó =((
 
Hè này chưa có tiền cho con học gì chán quá. Năm ngoái còn cho đi học khoá kỹ năng giao tiếp xã hội nhà vh thiếu nhi mở mà năm nay bọn nó ko thích nên thôi. Đang tính đi học khoá bơi mà thầy báo giá 7,5 củ 2 đứa nên vẫn chưa gom đủ lúa
 
Đào tạo tiêm nhiễm từ còn nhỏ uốn từ bé lớn đi làm cúng giường cho tau
"Phật dạy chúng ta phải biết cúng giường bố thí lục độ. Phật dạy đấy! " Có đứa em gái bố mẹ bắt đi vì tiêm nhiễm từ ng lớn cho đứa trẻ ko đi vả thẳng cái dép vào mặt chửi như 1 con nô lệ.
Chắc Phật dạy là biết san sẻ, chia sẻ, giúp đỡ nhau chứ Phật nào dạy bảo cúng giường thế fen ? nghe thấy xạo !!!

via theNEXTvoz for iPhone
 
Chắc Phật dạy là biết san sẻ, chia sẻ, giúp đỡ nhau chứ Phật nào dạy bảo cúng giường thế fen ? nghe thấy xạo !!!

via theNEXTvoz for iPhone
Phật Trung Tâm Thương Mại dạy đó thím rồi đi đẻ phải niệm phật ra sao :) Cúng lông Tờ rim như nào đúng cách.
 
Last edited:
Khoá tu hè, đem những đứa đang tuổi ăn chơi chưa biết j vào khuôn khổ, nghe những thứ chúng chưa muốn hiểu.

Tác dụng ngược, đến lúc về già chúng ép vào viện dưỡng lão hay đẩy đi đâu thì khổ
 
Khoá tu hè, đem những đứa đang tuổi ăn chơi chưa biết j vào khuôn khổ, nghe những thứ chúng chưa muốn hiểu.

Tác dụng ngược, đến lúc về già chúng ép vào viện dưỡng lão hay đẩy đi đâu thì khổ
Hè là thời điểm nghỉ ngơi khám phá học hỏi vui chơi lên đó suốt ngày ngồi thiền để nghe các sư thầy dậy Cúng Giường sao cho đúng, Cúng nhà ra chòi ở, Phải yêu phật pháp bảo vệ phật pháp không các thầy móm hết doanh thu. nGười ta thì nghiên cứu khoa học giúp ích đời đây thì loè dân theo phật sẽ chữa bách bệnh :)) tôi công nhận là tu thiền giúp cho chữa lành tâm hồn giúp thanh thản quên đi muộn phiền khổ đau chứ làm éo gì có chuyện thay bác sỹ chữa đc các căn bệnh hoặc phòng bệnh được mồm thì đớp ko trợt ăn uống thì thiếu khoa học.
 
Chắc Phật dạy là biết san sẻ, chia sẻ, giúp đỡ nhau chứ Phật nào dạy bảo cúng giường thế fen ? nghe thấy xạo !!!

via theNEXTvoz for iPhone
Cơ bản thì như fen nói, nhưng thử nghĩ từ một câu của fen người ta biến thành bài nói chuyện cả một ngày thì... tùy tâm người nói
 
Trẻ con hồi xưa cứ vứt ra đường là tự tụ tập chơi với nhau. Trẻ con bây giờ rất ít khi thấy chơi với hàng xóm chứ đừng nói là tụ tập lại thành nhóm.
Cái chính là do bây giờ nhiều cạm bẫy, dễ sa ngã nên bố mẹ cũng ko dám cho tự do chơi bời như hồi trc nữa.
Xã hội thay đổi theo chiều hướng xấu thì những vấn đề này cũng phải thay đổi theo hướng phòng vệ với cái xấu thôi.
Chứ an ninh tốt như hàn nhật thì trẻ con nó chơi đầy đường.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Cho thằng ku đi bơi bóng rổ, patin trộm vía tự biết chạy chỉ tốn mỗi đôi giày, xe đạp thì rảnh là chạy, vừa cho đi tắm biển về, gần nhập học cho tắm biển lần nữa là hết hè
xcRb5RV.png
 
Vừa cho con về quên 15 days với ông bà ace ở quê. Không nó quên luôn gốc gác. Bên bà ngoại mình có ông cậu vào miền nam xong con cái ko về ko biết nội nó ở góc nào luôn. Ông cậu làm to nhưng mất sớm, khi mất thì bà thím giấu không chia phần cho bà nội dưỡng già miếng nào. Giờ bà muốn di chúc lại cho cậu út ở quê miếng đất thì thấy con cháu ở trỏng về nhanh thế, chăm chăm đòi cắt miếng cho 2 cháu nội.
 
Back
Top