Các bác xem qua hộ em đoạn này với

Sách viết đúng mà thím nhỉ, em không hiểu ý của thím lắm

via theNEXTvoz for iPhone
Sách nó bảo là lực hấp dẫn của trái đất tác dụng lên mặt trăng lớn hơn lực hấp dẫn của mặt trăng tác dụng lên trái đất. Như này là sai ấy ạ vì 2 lực = nhau, chỉ có ngược hướng thôi.
 
Đây là quyển Cambridge Primary Science dành cho cấp độ tiểu học. Đọc đến này thấy sai vl. Lực hấp dẫn của 2 vật tác dụng lên nhau thì luôn bằng nhau, chỉ ngược hướng. Nếu đúng ra thì phải là:
“Từ cùng 1 khoảng cách tính từ tâm thì lực hấp dẫn của trái đất tác dụng lên vật m lớn hơn lực hấp dẫn của mặt trăng tác dụng lên vật m.”

Bà chị đóng hơn 600tr cho con đi học mà chúng nó dạy thế này đây. Trường nào thì em xin phép chưa nêu ra.
Sách đang đúng, anh check lại đi.
 
Khả năng là sách sai, lực hấp dẫn 2 thằng tác động lên lẫn nhau phải là bằng nhau theo ĐL 3 Newton.

Screenshot 2024-03-27 at 20.04.35.png
 
sai thì đưa tài liệu ra đi fence
Công thức lực hấp dẫn đây, bác xem làm thế nào để mà Fhd của trái đất lên mặt trăng lại lớn hơn Fhd của mặt trăng lên trái đất???
 

Attachments

  • IMG_4903.jpeg
    IMG_4903.jpeg
    56.9 KB · Views: 10
Đây là quyển Cambridge Primary Science dành cho cấp độ tiểu học. Đọc đến này thấy sai vl. Lực hấp dẫn của 2 vật tác dụng lên nhau thì luôn bằng nhau, chỉ ngược hướng. Nếu đúng ra thì phải là:
“Từ cùng 1 khoảng cách tính từ tâm thì lực hấp dẫn của trái đất tác dụng lên vật m lớn hơn lực hấp dẫn của mặt trăng tác dụng lên vật m.”

Bà chị đóng hơn 600tr cho con đi học mà chúng nó dạy thế này đây. Trường nào thì em xin phép chưa nêu ra.
Cái phát biểu của ông ở đâu ra vậy? Định luật 3 Newton rất ngắn gọn. Lực và phản lực là bằng nhau.
 
Nếu theo đúng sách fen đưa ra thì sách sai rồi nhé.

Lực hấp dẫn mà TĐ tác dụng lên MTrăng bằng với lực hấp dẫn mà MTrăng tác dụng lên TĐ. Hai lực này là hai lực trực đối (cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn).

Nhìn cái hình minh họa và mấy trang sau dám cá luôn là sách nó hiểu sai về khả năng tác dụng lực của lực hấp dẫn của TĐ với MT rồi.

2 lực này là bằng nhau, nhưng tác dụng lực của nó lên đối phương là khác nhau vì khối lượng là khác nhau. Khả năng tác dụng lực ở đây là ám chỉ gia tốc gây ra bởi lực. Vì Mặt trăng có khối lượng nhỏ hơn nên gia tốc của MT do lực hấp dẫn TĐ-MT gây ra sẽ là lớn hơn, ngược lại gia tốc của TĐ do lực hấp dẫn gây ra là nhỏ hơn (tuân theo Định luật 2 Newton a=F/m).
Điều này giải thích tại sao Trái Đất hút con người bằng một lực có độ lớn bằng với lực mà con người hút Trái Đất, nhưng chỉ có con người bị "rơi" về phía TĐ chứ không phải TĐ "rơi" về phía con người. Dù trong thực tế TĐ vẫn "rơi" về phía con người với gia tốc gần như bằng 0.
 
Last edited:
Sách ghi như thế là sai nhé. Theo định luật 3 Newton thì không riêng gì lực hấp dẫn mà 2 vật khi tương tác lực với nhau thì lực tương tác bao giờ cũng cùng độ lớn chỉ có ngược chiều nhau.

Không biết có phải là sách của Cambridge University Press không mà lại sai cơ bản như thế được nhỉ? Bác nào kiểm tra dùm xem có phải không vì tôi thấy cách trình bày văn bản trên cuốn sách này không được chuyên nghiệp.
 
Last edited:
Ko sai đâu, mà là do dịch sai thôi, nên dễ gây hiểu nhầm, đây là cái điểm yếu của người dịch ko có chuyên môn nè.
Sách nó nói đúng đó, nó dùng từ "exert" kìa, là cái sự ảnh hưởng, tác động tới mặt trăng lớn hơn.
Chứ nó ko nói là magnitude của Earth > moon

Khi nào nó nói Magnitude của Earth > của moon thì mới nói sách sai nhé :D !
 
Ko sai đâu, mà là do dịch sai thôi, nên dễ gây hiểu nhầm, đây là cái điểm yếu của người dịch ko có chuyên môn nè.
Sách nó nói đúng đó, nó dùng từ "exert" kìa, là cái sự ảnh hưởng, tác động tới mặt trăng lớn hơn.
Chứ nó ko nói là magnitude của Earth > moon

Khi nào nó nói Magnitude của Earth > của moon thì mới nói sách sai nhé :D !
Không có vấn đề gì về ngôn ngữ ở đây cả bạn nhé. Tôi cũng thấy lạ vì tại sao Cambridge University Press là một nhà xuất bản uy tín mà lại có một cuốn sách với lỗi cơ bản ngớ ngẩn như vậy nên đã đăng câu hỏi trên r/AskPhysics thì tất cả đều xác nhận là sách sai nhé.


Câu hỏi tương tự như vậy cũng đã được hỏi trên Quora, kể cả khi dùng từ exert thì lực hấp dẫn tác dụng của trái đất lên mặt trăng và lực hấp dẫn của mặt trăng tác dụng lên trái đất phải bằng nhau theo định luật 3 Newton. Lúc nào có thời gian rảnh tôi sẽ email cho tác giả và nhà xuất bản.
 
không liên quan nhưng cho mình hỏi cháu bạn học lớp mấy và 600 triệu là thời gian học trong bao lâu ạ? có cháu nhỏ mà nghe học phí ớn quá :( biết là mỗi nhà mỗi cảnh, nhưng vẫn muốn môi trường tốt và phụ hợp với tụi nhỏ.
 
Back
Top