kiến thức Các sàn giao dịch tiền điện tử “dỏm” lừa đảo người dùng như thế nào?

myhoavt

Junior Member
Các sàn giao dịch tiền điện tử gia tăng với tốc độ chóng mắt và đã thu hút rất nhiều sự chú ý. Thật không may, không phải ai cũng tìm được một sàn giao dịch đáng tin cậy. Không ít người theo đuổi lĩnh vực này đã trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo. Chúng lợi dụng khe hở của tiền điện tử, đó là không bị kiểm soát bởi chính phủ và tính riêng tư rất cao. Nếu bạn quan tâm đến Bitcoin, hãy hết sức cẩn thận trước những trò gian lận tiềm ẩn sau đây.

Các sàn giao dịch tiền điện tử “đen” và 5 cách thức lừa gạt mà chúng sử dụng nhiều nhất​

  1. Trao đổi Bitcoin giả
Vào năm 2017, các cơ quan tài chính Hàn Quốc và cộng đồng các sàn giao dịch tiền điện tử tại nước này đã vạch trần một trong những trò lừa đảo Bitcoin xảo quyệt nhất: một sàn giao dịch giả có tên là BitKRX. Nó tự nhận mình là một phần của nền tảng giao dịch lớn nhất xứ kim chi và lấy tiền của nhà đầu tư. Để tránh tình trạng này, bạn nên thường xuyên cập nhật tin tức trên các diễn đàn bitcoin để đọc các bài cảnh báo từ cộng đồng.

  1. Chiến lược Ponzi
Các chiến lược Ponzi là những khoản đầu tư gian lận. Các broker hứa hẹn lợi nhuận trên mức trung bình nhưng kết quả lại luôn thất bại trong thời gian dài. Ban đầu, lợi nhuận trả về vẫn rất tốt. Họ sử dụng khoản đầu tư chính từ các nhà đầu tư mới để tạo ra lợi nhuận trên mức trung bình cho các nhà đầu tư cũ.
các sàn giao dịch tiền điện tử.jpg

  1. Tiền điện tử giả
Một trò lừa đảo phổ biến khác nữa chính là giới thiệu một loại tiền điện tử mới thay thế cho Bitcoin. Từng có một tổ chức sử dụng chiêu này, đó là My Big Coin. Những kẻ lừa đảo đằng sau My Big Coin đã lấy 6 triệu đô la từ khách hàng để đầu tư vào tiền điện tử giả và sau đó chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng cá nhân của họ.

  1. Các chiêu lừa đảo tuy cũ nhưng vẫn hiệu quả
Hãy tưởng tượng tình huống này: Ai đó đã gửi email hoặc gọi điện cho bạn, nói rằng họ đến từ một tổ chức tài chính nào đó, và bạn nợ họ khoản thuế cần phải trả ngay lập tức. Bạn có gửi tiền cho họ không? Thật không may, nhiều người đã làm theo. Thay vì yêu cầu nạn nhân chuyển tiền qua Western Union hoặc chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng, các sàn giao dịch tiền điện tử lừa đảo yêu cầu nạn nhân chuyển Bitcoin.

  1. Phần mềm độc
Phần mềm giao dịch độc hại từ lâu đã là cách để tin tặc lấy mật khẩu để truy cập mạng máy tính hoặc đánh cắp số thẻ tín dụng và tài khoản ngân hàng. Nếu ví Bitcoin của bạn được kết nối với Internet, hacker có thể truy cập và sử dụng tiền của bạn nếu bạn. Để bảo vệ mình, bạn cần hết sức cẩn thận trước bất kỳ phần mềm hay tiện ích giao dịch nào mà bạn định tải về máy.

Bên trên là 5 chiếc bẫy bitcoin mà nhiều trader thường gặp phải khi lỡ chọn nhầm các sàn giao dịch tiền điện tử kém chất lượng. Cách tốt nhất để hạn chế tối đa việc bị lừa là trader hãy thật cẩn thận trong việc chọn sàn, đặc biệt là quan tâm đến chính sách bảo mật và tài khoản mà họ đưa ra.
 
Back
Top