Cách để có được mối quan hệ chị em/anh em bình thường

Mỗi nhà mỗi cảnh thôi chả ai chỉ dạy gì được đâu, tôi với thằng em trai cách 7 tuổi, cũng không ghét bỏ gì nhau nhưng hầu như không nói chuyện, mỗi đứa sống 1 nơi. Còn bên vợ thì thấy vợ với con em gái thân lắm nói chuyện mỗi ngày, mua đồ, đi ăn gì cũng đi chung.
 
Nhìn các cặp anh em/chị em nhà người ta có mối quan hệ bình thường mà em gato quá.
Em thì là chị cả trong nhà, có một con em kém 2 tuổi với 1 thằng em kém 13 tuổi. Từ bé thì bố mẹ em đã có quan điểm là chị cả phải là tấm gương, là đầu tàu cho các em nên là nghiêm với em hơn nhiều so với con em em.
Khi em còn nhỏ thì em thân với em em lắm. Hai chị em suốt ngày chơi đồ hàng với nhau, đóng vai này nọ với nhau nên em coi nó như bạn em ấy. Chính vì thế đối với em cái khoảng cách 2 tuổi kia nó chẳng đáng là mấy, em coi nó như bằng vai phải vế với em. Nhưng mà mẹ em thì lại không thấy thế. Từ khi em lên 8-9 tuổi gì đó là em bắt đầu làm việc nhà. Lúc đó thì còn trẻ con, em thấy mỗi em bị bắt làm việc nhà còn con em em thì lại không khiến em khá là tị nạnh. Khi em hỏi mẹ là bao giờ thì tới lân nó làm việc thì mẹ em trả lời là khi nó bằng tuổi em thì nó cũng sẽ phải làm y như em vậy. Nhưng mà em chẳng thấy vậy bao giờ. Rất nhiều lần mẹ em dung túng cho việc con em em lười nhác, lôi thôi. Ví dụ như khi rửa bát thì em sẽ rửa hết từ bát đũa, nồi niêu, mâm... Nhưng mà khi tới phiên con em em rửa thì nó sẽ chỉ rửa mỗi bát đũa thôi, những cái khác nó sẽ để lại và kêu là con không biết rửa và mẹ em cũng ậm ừ cho qua rồi kêu em rửa hộ nó vì em là chị. Cái việc phân biệt đối xử này nó xảy ra cả trong việc học tập nữa. Em được cái là sáng dạ, thông minh nên thành tích học tập của em tốt. Chuyện đạt học sinh giỏi hay được 9+ bài kiểm tra đối với em không khó nhưng không có nghĩa là em không phải nỗ lực hay cố gắng để đạt được những việc như vậy. Thế mà mỗi khi em khoe mẹ em là em được học sinh giỏi, hay bài kiểm tra của em được 9.6 9.8, em xếp trong top 5 của lớp... thì thay vì khen em, bảo rằng em đã nỗ lực và cố gắng thì mẹ em sẽ bảo là "sao không được 10", "sao không xếp thứ 1". Tuy nhiên đối với con em em thì mọi chuyện lại khác. Nó học không tốt bằng em, điểm không cao bằng em nhưng mà khi nó được 7, 8 điểm, được học sinh tiên tiến thì mẹ em lại khen nó nỗ lực, cố gắng. Việc này khiến em rất tủi thân nên em càng cố gắng hơn nữa, học tốt, học giỏi hơn nữa để được mẹ khen, mẹ công nhân nhưng mà do em phải là "đầu tàu", "tấm gương" cho con em em nên dù có như thế nào cũng là chưa đủ.
Qua những lần bị phân biệt đối xử như vậy thì em nhận thức được rõ ràng cái khoảng cách 2 tuổi kia nó lớn như thế nào, em chẳng thể coi con em em là bạn được nữa. Em biết mình làm chị cả nên gánh nhiều trách nhiệm hơn và em cũng muốn được đối xử tốt hơn do trách nhiệm của em lớn hơn. Nhưng mà kì cục ở một chỗ, bố mẹ em có thể phân biệt đối xử ở nhiều cái nhưng riêng việc "thưởng" thì lại thích công bằng. Giả dụ như khi em được 10 điểm thì sẽ được mẹ cho 20k thì có thể suy ra là 10 điểm thì được 20k. Nhưng khi con em em được 8 điểm thì cũng sẽ được cho 20k thành ra nỗ lực của em để được 10 điểm lại tương đương với 8 điểm của nó khiến em khá hậm hực. Thôi thì cho rằng nó học không tốt bằng em, thưởng như vậy để cho nó có động lực cố gắng. Tuy nhiên, rất nhiều lần em được điểm cao, đạt thành tích và được thưởng thì bố mẹ em lại cho con em em một phần thưởng tương tự trong khi nó không có điểm cao lẫn thành tích. Lý do thì vẫn vậy "Không muốn hai chị em tị nạnh nhau". Điều này khiến em rất khó chịu. Có thể ví nó như khi các bác đi làm, các bác được doanh số cao, thành tích tốt được sếp thưởng nóng. Nhưng khi hỏi đồng nghiệp các bác mới biết là ai cũng được thưởng như vậy mặc dù họ không đạt được thành tích như các bác với lý do là "không muốn có sự phân biệt đối xử trong môi trường làm việc" thì hỏi xem có chấp nhận được không.
Rồi còn nhiều việc nữa chẳng hạn như nó sẽ được đón về còn em phải đi bộ về mặc dù cả hai học chung trường, em phải xách đồ cho nó trong khi chính bản thân em cũng phải xách đồ cho em...
Qua nhiều sự việc như vậy, em thật sự không thể có một mối quan hệ bình thường với em em được. Mỗi khi thấy nó vòi vĩnh mẹ và được mẹ chấp thuận, em lại thấy tủi thân, thấy bực mình. Em cố gắng để đóng vai trò một đứa con ngoan, em không đòi hỏi, vòi vĩnh mẹ em cái gì để được mẹ khen, mẹ quý nhưng mấy điều ấy mẹ em lại quy về "cái tính con này nó thế" thành ra nỗ lực ấy của em không được trân trọng. Dần dà em trở nên ghét con em em, cảm thấy khó chịu với con em em, thấy uất ức khi mình phải nhường nó hết thứ này đến thứ khác. Riêng em cũng muốn được chiều chuộng, được làm nũng mà.
Lên đại học, em đi ở trọ thì em mới thấy được những cặp chị em khác họ vui vẻ với nhau, chia sẻ đủ thứ trên đời với nhau mà em thấy rất ghen tị. Em thực sự muốn có một mối quan hệ chị em bình thường nhưng thật sự em không thể vứt bỏ những cái cảm xúc khó chịu, tiêu cực khi bị phân biệt đối xử kia đi. Có lẽ em sẽ chẳng bao giờ có được một mối quan hệ chị em như người khác được :cry:
sau này lấy chồng lại ghen tị sao chồng con em lại đẹp trai khoai to hơn chồng mình à
4jFaxtx.png
 
- Đọc thì thấy bạn đang hậm hực không phải với tính cách của con em, mà là cách đối xử của bố mẹ với bạn / với em bạn không công bằng. Chứ đọc title lại tưởng 2 chị em bạn mâu thuẫn ko sống được với nhau.

- Bố mẹ bạn coi bạn là chị cả, còn em gái bạn là em gái, nên đối xử khác nhau. Còn bạn thì nghĩ rằng "Chính vì thế đối với em cái khoảng cách 2 tuổi kia nó chẳng đáng là mấy, em coi nó như bằng vai phải vế với em" nên mới so sánh từng cái một giữa 2 người. Đây cũng là điểm nữa cần suy ngẫm.

Mình chỉ nói vậy thôi, k phán xét không ủng hộ hay phản đối :v.
 
Bạn nhìn wa cô cậu dì chú bác của cha mẹ bạn có thương yêu đùm bọc nhau k. Nếu k thì bạn tự hiểu. Cái này hoàn toàn do người lớn
Nên ngta mới nói giàu cha giàu mẹ thì ham....đẻ nhiều rồi tị nạnh nhau nhiều
 
2 anh em có gia đình cái là khó nói chuyện vl. gặp nhau chẳng biết nói gì. nói chung là khó hiểu thật. anh em lớn lên cùng nhau còn vậy. Nhưng với các chị gái thì lại bình thường.
 
Back
Top