Cách kiểm tra mực nước dưới bể nước ngầm?

nguyenson443

Senior Member
Có Bác nào biết có công nghệ, hay mẹo nào để kiểm tra được mực nước dưới bể ngầm mà không cần mở nắp ra không?
Nhà em đang chuẩn bị xây nhà nên muốn hỏi xem liệu có cách nào làm được như vậy không.
 
Bác có thể sử dụng các loại cảm biến mực nước để kiểm tra mực nước trong bể ngầm mà không cần mở nắp. Có nhiều loại cảm biến khác nhau như cảm biến siêu âm, cảm biến áp suất, hay cảm biến điện từ, mỗi loại có ưu và nhược điểm riêng. Cảm biến siêu âm là lựa chọn phổ biến vì nó có thể đo mực nước từ xa mà không cần tiếp xúc trực tiếp với nước. Bác có thể lắp đặt cảm biến ở trên nắp bể và nó sẽ gửi tín hiệu siêu âm xuống mặt nước và đo khoảng cách từ cảm biến đến mặt nước để xác định mực nước. Các thông tin từ cảm biến có thể được truyền về điện thoại hoặc máy tính để bác có thể theo dõi một cách tiện lợi.
 
cảm biến mực nước thôi bác!
Bác có thể sử dụng các loại cảm biến mực nước để kiểm tra mực nước trong bể ngầm mà không cần mở nắp. Có nhiều loại cảm biến khác nhau như cảm biến siêu âm, cảm biến áp suất, hay cảm biến điện từ, mỗi loại có ưu và nhược điểm riêng. Cảm biến siêu âm là lựa chọn phổ biến vì nó có thể đo mực nước từ xa mà không cần tiếp xúc trực tiếp với nước. Bác có thể lắp đặt cảm biến ở trên nắp bể và nó sẽ gửi tín hiệu siêu âm xuống mặt nước và đo khoảng cách từ cảm biến đến mặt nước để xác định mực nước. Các thông tin từ cảm biến có thể được truyền về điện thoại hoặc máy tính để bác có thể theo dõi một cách tiện lợi.
Có loại nào mà k cần cấp nguồn điện không vậy 2 bác.
 
Ko cấp điện thì chỉ có phao nổi,
hoặc dẫn 1 ống thủy tinh trong suốt từ đáy ra thành dạng bình thông nhau thì được, nhưng phải tìm dc cách mà soi khi ngầm :LOL:
 
Trong bể ngầm rất ẩm và khó bảo trì bảo dưỡng, nên tôi nghĩ đến giải pháp như sau:
  • Dùng 1 van phao điện, như thông thường là để đóng bơm điện thì trường hợp này chỉ để đóng 1 bóng đèn LED bên ngoài nhằm mục đích báo (mức thấp và mức cao, tương ứng đèn tắt hoặc sáng).
  • Do chỉ có 1 công tắc hành trình nên sẽ bền hơn nhiều so với mạch cảm biến các loại.
  • Còn xả nước vào bể thì dùng phao cơ độc lập như bình thường.
  • Chi phí loanh quanh 100k.
 
Làm cái ống trên nắp, chọt cái cây cờ bằng tre ở dưới là cái phao, nước hết thì cây cờ tụt sát miệng ống, nước đầy thì cây cờ cao lên khỏi miệng ống.

Thay cán tre bằng ống nhựa PVC phi 16 để khỏi bị mốc, phần phao bên dưới cũng là phao tròn gắn trong bồn nước rồi luồn vào trong ống phi 21 lên mặt đất là oke
 
Làm cái ống trên nắp, chọt cái cây cờ bằng tre ở dưới là cái phao, nước hết thì cây cờ tụt sát miệng ống, nước đầy thì cây cờ cao lên khỏi miệng ống.

Thủ công, đơn giản nhưng hiệu quả và chính xác.
Cái này hồi tôi còn bé xem bọn báo Thiếu Niên Tiền Phong đã có cái sáng kiến này rồi, ở đít cây báo hiệu gắn miếng xốp là ok, bịt ống kỹ kỹ tý vẫn có khe để cây lên xuống được cho đỡ bụi
zFNuZTA.png
 
Bể ngầm tích nước bơm lên bồn chứa trên mái. Bể ngầm có tác dụng tích nước, đề phòng cắt nước lâu dài, hoặc nước nguồn có vấn đề.
còn 1 tác dụng nữa là lắng đọng bớt tạp chất và dị vật tránh bơm trực tiếp lên bồn
 
Làm cái ống trên nắp, chọt cái cây cờ bằng tre ở dưới là cái phao, nước hết thì cây cờ tụt sát miệng ống, nước đầy thì cây cờ cao lên khỏi miệng ống.
Thông minh chỉ có cách này mới không cần xài điện.
 
bản chất bể ngầm là 1 cái reservoir trữ nước đề phòng mất nước lâu thôi.
Thêm cái lợi ích nữa là nước tự chảy tích vào bể ngầm không cần bơm và không phụ thuộc nước máy mạnh hay yếu, chứ là bể nóc thì phải bơm mà bơm thì lại bị động chứ không canh được khi nào có nước khi nào mất nước.
 
Trong bể ngầm rất ẩm và khó bảo trì bảo dưỡng, nên tôi nghĩ đến giải pháp như sau:
  • Dùng 1 van phao điện, như thông thường là để đóng bơm điện thì trường hợp này chỉ để đóng 1 bóng đèn LED bên ngoài nhằm mục đích báo (mức thấp và mức cao, tương ứng đèn tắt hoặc sáng).
  • Do chỉ có 1 công tắc hành trình nên sẽ bền hơn nhiều so với mạch cảm biến các loại.
  • Còn xả nước vào bể thì dùng phao cơ độc lập như bình thường.
  • Chi phí loanh quanh 100k.
Nhà thớt đang xây nen làm nguyên lí giống thím nói nhưng phần mạch điện cấp nguồn và led thì để rời ra, phần ngầm chỉ là dây điện và phao thì bền hơn rất nhiều, nguồn điện đầu vào nên dùng qua adapter 5-12v để đảm bảo an toàn, mà led này k cần sáng dùng 2 cục pin D Akline loại xịn thì thoải mái.
Tổng chi phí: khoảng 250k
  • Phao 70k
  • Dây điện 30k
  • Led 5mm 5k (nên chọn led vàng) + trở 30ohm (khoảng 5k-100chiec)
  • Hộp nhựa kĩ thuật 20k
  • 2 cục pin D pana 100k
  • Đế pin D: 20k
Với led 5mm thì với led vàng chỉ cần 2v là nó sáng gần max rồi, nên kể cả với dây nhỏ dài 3-5m thì vol drop xuống 2,8-2,9v mắc vào trở 30ohm là xuống còn 2,1-2,2 sáng thoải mái
 

Attachments

  • Untitled.png
    Untitled.png
    6.9 KB · Views: 7
Last edited:
Nhà thớt đang xây nen làm nguyên lí giống thím nói nhưng phần mạch điện cấp nguồn và led thì để rời ra, phần ngầm chỉ là dây điện và phao thì bền hơn rất nhiều, nguồn điện đầu vào nên dùng qua adapter 5-12v để đảm bảo an toàn, mà led này k cần sáng dùng 2 cục pin D Akline loại xịn thì thoải mái.
Tổng chi phí: khoảng 250k
  • Phao 70k
  • Dây điện 30k
  • Led 5k
  • Hộp nhựa kĩ thuật 20k
  • 2 cục pin D pana 100k
  • Đế pin D: 20k
Đúng rồi anh, dùng 2 cục pin cỡ D thì cái LED chạy cả năm không hết điện, về cơ bản nó chỉ cần báo khi nước tụt xuống dưới mức thấp thôi.
Khi đầy thì van phao cơ tự khóa nước cấp rồi, chả cần theo dõi làm gì.
/Khiếp, đại gia tư vấn hẳn 2 cục Pana??? làm đôi pin con thỏ là được rồi
 
Back
Top