Cách nào an toàn, tránh vướng lao lý khi thấy trộm đột nhập vào nhà?

abc25339

Junior Member
https://laodong.vn/phap-luat/cach-n...ly-khi-thay-trom-dot-nhap-vao-nha-1147456.ldo
Qua nhiều vụ án hoặc trộm tấn công, hoặc chủ nhà gây án với kẻ đột nhập, chuyên gia luật cho rằng cần có cách ứng xử linh hoạt để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như tránh vướng lao lý.
Cách nào an toàn, tránh vướng lao lý khi thấy trộm đột nhập vào nhà?
Nguyễn Minh Vui đột nhập vào nhà dân để trộm cắp và đâm một người trọng thương khi bị phát hiện. Ảnh: Công an cung cấp

Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư Hà Nội) phân tích, một đặc điểm của kẻ gian là rất sợ bị phát hiện. Khi bị phát hiện, phản xạ đầu tiên là bỏ chạy.

Nếu không bỏ chạy được thì sẽ chống trả, các đối tượng đột nhập hiện nay thường mang theo hung khí nguy hiểm. Nếu bị bắt giữ thì có thể tấn công trở lại.

Theo luật sư, xử lý tình huống với kẻ gian đột nhập phải hết sức thận trọng, trên nguyên tắc là phải đảm bảo an toàn cho bản thân mình và người khác; Thu thập càng nhiều dấu vết, thông tin của đối tượng để bắt giữ hoặc để cơ quan chức năng truy xét.

Việc bắt giữ đối tượng khi tương quan lực lượng không có lợi, chủ nhà không đủ sức, không ở lợi thế thì rất có thể sẽ gặp nguy hiểm.

"Bởi vậy, kỹ năng xử lý tình huống trộm đột nhập là yếu tố sống còn để quyết định việc bắt trộm có an toàn hay không", luật sư Cường nói.
Trong trường hợp phát hiện người lạ đột nhập thì đơn giản nhất là chúng ta có thể hô hoán và giữ khoảng cách để xác định xem người đó là ai. Trong trường hợp người lạ là kẻ gian thì sẽ bỏ chạy hoặc có thể tấn công lại chúng ta.

Nếu gia chủ có sức khỏe, có lực lượng, có vũ khí có thể bắt giữ được đối tượng thì sẽ tìm cách bắt giữ, nhưng vấn đề an toàn là vấn đề đầu tiên phải đặt ra...

Bên cạnh đó, một số người không hiểu pháp luật gây thương tích hoặc gây án mạng với kẻ trộm để rồi bản thân vướng lao lý.

Theo luật sư Cường, pháp luật không cho phép công dân sử dụng một hành vi vi phạm pháp luật để đáp trả lại một hành vi vi phạm pháp luật.

Việc xử lý tội phạm, áp dụng các chế tài hành chính hoặc hình sự là trách nhiệm, thẩm quyền của cơ quan chức năng. Nghiêm cấm hành vi người dân “tự xử”, tự mình kết luận sự việc và gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác dù người đó là người vi phạm pháp luật.

Nói cách khác, pháp luật không cho phép người dân được tự xử, việc xử lý đối tượng vi phạm pháp luật phải do cơ quan có thẩm quyền và theo trình tự thủ tục luật định.
 
Ở chỗ đông đông thì tìm cách thoát ra khỏi nhà rồi hô hoán,ở vùng xa hẻo lánh thì chơi tất tay nó luôn không lại có trò cướp hiếp nữa.Ăn nó thì chặt ra thủ tiêu dần dần,thua thì bỏ.

Nếu ở vùng quê mà có vườn rộng thì nên đầu tư tiền + giấy tờ làm cây súng săn thủ ở nhà. Nếu thím muốn khô máu thì đào sẵn vài cái lỗ sâu sâu, bắn xong thả hố lấp đất làm phân cho vườn luôn.
 
Có cái roi điện tự chế , đã test làm ngất con bò con 70kg , khỏi mất công dính án mạng
 
Lấy chai nước mắm trộn mắm tôm; trộm đến thì mở chai hắt vào chúng.
Giảm ý chí kháng cự của trộm :rolleyes:
 
Tạo vấn đề, bán giải pháp: Ở Đức qua một ông bác sĩ tôi biết cảnh sát Đức bán gói bảo vệ, sẽ có hệ thống liên lạc tự động, sẽ được kích hoạt qua sensor nếu chủ vắng nhà hoặc chủ nhấn nút báo động. Khi được kích hoạt thì tự động gọi thẳng đến trạm liên lạc của cảnh sát, 1 xe cảnh sát kèm chó nghiệp vụ sẽ được điều đến trong vòng 5-10 phút. Nếu chủ nhà ở trong nhà thì chủ nhà sẽ ra ngoài với cảnh sát, sau đó thả chó nghiệp vụ.
 
Nếu ở vùng quê mà có vườn rộng thì nên đầu tư tiền + giấy tờ làm cây súng săn thủ ở nhà. Nếu thím muốn khô máu thì đào sẵn vài cái lỗ sâu sâu, bắn xong thả hố lấp đất làm phân cho vườn luôn.
Đốt xác hoặc phá hủy cho thi thể k nhận ra rồi thả trôi sông thì sao nhỉ :shame:
 
Nếu ở vùng quê mà có vườn rộng thì nên đầu tư tiền + giấy tờ làm cây súng săn thủ ở nhà. Nếu thím muốn khô máu thì đào sẵn vài cái lỗ sâu sâu, bắn xong thả hố lấp đất làm phân cho vườn luôn.
VN mình có cho sở hữu súng (kể cả súng săn) đâu mà nói như đúng rồi vậy
Wm50DWV.gif

Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm việc cá nhân sở hữu vũ khí (bao gồm cả vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao) và công cụ hỗ trợ. Điều này được quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017. Do đó, chỉ những đối tượng được quy định tại Điều 18, Điều 24, Điều 55 và đáp ứng đủ điều kiện tại khoản 1 Điều 7 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 mới được trang bị, sử dụng súng là vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ.
 
Back
Top