Cách Trung Quốc trừng phạt người có nợ xấu

Quantum

Senior Member

TPO - Qin Huangsheng từng mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn ở thành phố khi cô rời quê để trở thành công nhân nhà máy ở tuổi 16.​

Cách Trung Quốc trừng phạt người có nợ xấu ảnh 1
Một tuyến tàu cao tốc ở TP. Thiên Tân, Trung Quốc. (Ảnh: Zuma Press)


Giờ đây, ở độ tuổi ngoài 40, cô đang gánh khoản nợ cá nhân tương đương 40.000 USD, trong khi mức lương cơ bản là 400 USD/tháng. Các chủ nợ đang săn lùng cô. Cô không được quyền mua vé tàu cao tốc của Trung Quốc. Đây là một trong những hình phạt mà chính phủ áp dụng với những người không trả nợ.

Nhiều người dân khắp Trung Quốc đang phải chịu các biện pháp trừng phạt vì không trả tiền. Bắc Kinh xử lý những con nợ quá hạn bằng cách tịch thu tiền lương của họ, không nhận họ vào làm các vị trí trong chính phủ, hạn chế cơ hội đi tàu cao tốc và máy bay. Nhiều người bị cấm mua hợp đồng bảo hiểm đắt tiền và nghỉ trong khách sạn sang trọng. Chính quyền có thể giam giữ họ nếu họ không tuân thủ.

Số người nằm trong "danh sách đen" mà chính phủ công khai tăng gần 50% từ cuối năm 2019 lên 8,3 triệu hiện nay. Tòa án có thể đưa người nào đó vào "danh sách đen" khi họ không thi hành quyết định phải trả tiền hoặc không hợp tác trong quá trình tố tụng.

Khác với ở Mỹ, Trung Quốc không cho phép người dân, kể cả những người gặp vận rủi, tuyên bố phá sản để xóa nợ khó đòi và tiếp tục cuộc sống.

 
Tôi thấy không nhân văn và độc tài toàn trị. Ko thể hiện chỉ số văn hoá cao. Mong là nước mình ko học theo
Nước mình nhân văn xưa giờ mà, con nợ chả làm bố chủ nợ
4gmOAMB.png
 
Ở mẽo tuyên bố phá sản xong, ko làm dc tín dụng cũng phải vất vả cày 10 năm nhỉ
 
Giới trẻ giờ hở cứ là mở ví trả sau, thẻ credit để vay tiêu dùng mà ko nghĩ đến hậu quả :feel_good:
 
Last edited:
Haiz.

Báo nói mà không đủ dễ hiểu nhầm:
- hạn chế tàu cao tốc và máy bay: hạn chế mua vé xa xỉ, hạng cao cấp, thương gia,.. Chứ anh đã nợ như chúa chổm mà còn ăn chơi xa xỉ là không được.

- hạn chế vào làm trong chính phủ: cũng được, tránh tình trạng bòn rút hoặc lợi dụng mác làm nhà nước để lừa đảo. Có khi túng hóa làm liều.

- cấm mua hợp đồng bảo hiểm đắt tiền: lý do như trên.

- cấm đi khách sạn sang trọng: cũng như trên.
....
nói chung là hạn chế tiêu pha xa xỉ, chứ quyền cơ bản của người ta vẫn y nguyên.

Còn bên Mỹ, cho phép phá sản, nhưng với 1 xã hội trọng tín dụng như Mỹ, thì trong thời hạn thử thách sau phá sản (tầm 5 năm, không chính xác lắm) thì sống cũng khổ sở lắm đấy.
 
Nên như thế, cấm đi máy bay, cấm đi khách sạn xịn, cấm vào nhà hàng cao cấp, cấm mua ô tô, cấm mua đất, nói chung là cấm những giao dịch sang xịn.
Chứ ĐCM nhiều thằng nợ bank nợ bên ngoài như chúa chổm mà cầm tiền mình ăn chơi sang chảnh không thua 1 ai. Chúng mày nghĩ coi có tức không :feel_good::feel_good::feel_good:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Hì hì, tui đủ $ trả thẳng, nhưng trả góp mà rẻ hơn trả thẳng, lại được 0% lãi thì tội gì trả thẳng nhỉ :D.

Trả góp trong khả năng của mình như thím thì rất tốt, giúp tăng tài sản từ sớm và có động lực làm việc :sexy_girl::sexy_girl:
Còn bọn vay app này đập app kia, đi ăn chơi mua iphone 15 prm trong khi lương 5 củ thì no hope vl :feel_good::feel_good::feel_good:


via theNEXTvoz for iPhone
 
Cái này là tàu áp dụng cho nợ tiền ngân hàng hay cho cả nợ giữa dân sự với nhau nữa nhỉ
 
công nhận, nước mình kiểu văn hóa làng xã, làng trên xóm dưới toàn dây mơ rễ má, quen biết nên cũng cả nể
ZZG3wtS.png
Ko cả nể thì tụi nó sẽ bêu xấu mình đéo thương tiếc luôn ấy, kiểu thằng này ăn ở độc ác, sống đéo có tình người blah blah blah
V092S5K.gif

Mà lo cho người khác quá thì ngoài mặt sẽ khen mình nức nở, nhưng sau lưng bảo thằng ngu này sĩ diện vcl, nịnh nó tí là nó đào gan đào ruột cho mình tất
yBBewst.png

Như t đang thất nghiệp đói meo mỏ ra mà thằng trong họ tự dưng đòi tiền xây nhà thờ họ. Đm, t đã nói đéo có tiền, với ông già t đã góp tiền rồi mà vẫn cho t ăn bánh vẽ đứng tên sổ đỏ nhà đó (với chục thằng nữa)
brK1fAe.png
 
Back
Top