Cán cân chip nghiêng về châu Á

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc được dự báo lần lượt sẽ đứng thứ nhất, thứ hai và thứ ba toàn cầu xét về công suất bán dẫn trong năm 2024. Thời báo Asia Times nhận định: 'Cán cân sức mạnh chip vẫn nghiêng về phía châu Á'.

1704772068454.png

Một công nhân sản xuất chip bán dẫn tại xưởng ở Suqian, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc - Ảnh: AFP

Dự báo mới nhất vừa được công bố đầu năm 2024 của Hiệp hội ngành bán dẫn toàn cầu SEMI có trụ sở ở Mỹ cho thấy công suất bán dẫn toàn cầu dự kiến sẽ tăng 6,4% vào năm 2024 lên mức 30 triệu tấm bán dẫn mỗi tháng (wpm), sau khi tăng 5,5% vào năm 2023.

Vị thế của châu Á

Các thông tin mà SEMI đưa ra cũng cho thấy được vị thế của các quốc gia, khu vực hiện nay trên thị trường bán dẫn. Theo dự báo của SEMI, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản đều sẽ có công suất sản xuất chất bán dẫn nhiều hơn Mỹ vào cuối năm 2024.

Dữ liệu xây dựng cơ sở sản xuất chất bán dẫn cho thấy hơn 80% công suất sản xuất của thế giới vẫn nằm ở châu Á, với tỉ lệ ước tính trong năm 2024 cao hơn một chút so với năm ngoái.

Công suất của Trung Quốc trên toàn bộ thị trường sản xuất chất bán dẫn được dự báo sẽ chiếm 27% vào năm 2024, trong khi Mỹ vẫn ở mức dưới 10% một chút và châu Âu dưới 9%. Những nỗ lực của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) nhằm xây dựng lại chuỗi cung ứng chip trong nước khó có thể mang lại nhiều kết quả cho đến năm 2025.

Dự báo Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc lần lượt sẽ đứng thứ nhất, thứ hai và thứ ba toàn cầu xét về công suất bán dẫn. Cụ thể, các hoạt động dự kiến sẽ bắt đầu tại 18 nhà máy mới ở Trung Quốc trong năm nay, giúp công suất của quốc gia này tăng 13% lên 8,6 triệu tấm wafer mỗi tháng.

Trong khi đó, công suất sản xuất được dự báo sẽ tăng 4,2% lên 5,7 triệu tấm wafer mỗi tháng ở Đài Loan, tăng 5,4% lên 5,1 triệu ở Hàn Quốc, tăng 2% lên 4,7 triệu ở Nhật Bản, tăng 6% lên 3,1 triệu ở Mỹ và 3,6% lên 2,7 triệu ở châu Âu và Trung Đông (gồm cả Israel), theo ước tính của SEMI.

Tại khu vực Đông Nam Á, dự báo công suất sẽ tăng 4% lên 1,7 triệu tấm wafer mỗi tháng, qua đó nâng tổng công suất của châu Á lên 26 triệu tấm wafer mỗi tháng - gấp 4,5 lần công suất của Mỹ và châu Âu cộng lại.

Công ty sản xuất chất bán dẫn hàng đầu Đài Loan (TSMC) và các nhà sản xuất bán dẫn theo hợp đồng khác được dự báo sẽ chiếm gần 1/3 tổng công suất toàn cầu vào cuối năm 2024, tiếp theo là Intel và các nhà sản xuất mạch tích hợp khác ở mức hơn 20%, chất bán dẫn rời rạc ở mức 14%, DRAM ở mức 13%, bộ nhớ flash NAND ở mức 12% và thiết bị analog ở mức 8%.

Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành SEMI Ajit Manocha giải thích: "Sự chú ý ngày càng tăng của toàn cầu về tầm quan trọng chiến lược của hoạt động sản xuất chất bán dẫn đối với an ninh quốc gia và kinh tế là chất xúc tác chính cho những xu hướng này".

Mỹ và châu Âu không còn thống trị

1704772084420.png

Logo của TSMC - công ty sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới của Đài Loan - Ảnh: Reuters

Trang SupplyChainBrain.com - nguồn thông tin quản lý chuỗi cung ứng toàn diện nhất hiện nay - chỉ ra sự thống trị của Mỹ và EU trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn đã biến mất vào giữa những năm 1990 và đầu những năm 2000 khi hoạt động sản xuất chuyển sang các nền kinh tế lớn ở châu Á như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Vậy điều gì giải thích cho sự tăng trưởng tương đối chậm và mức độ sản xuất chất bán dẫn tiếp tục ở mức thấp tại Mỹ và EU hiện nay, nơi các chính trị gia đang hướng tới giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu bằng cách tăng gấp đôi công suất của họ trên thị trường toàn cầu?

Một trong các lý do là khoản trợ cấp đầu tiên theo đạo luật CHIPS của chính quyền Tổng thống Joe Biden mãi đến tháng 12-2023 mới được công bố và khoản trợ cấp này chỉ dành 35 triệu USD cho một nhà máy của Công ty BAE Systems ở bang New Hampshire - công ty chuyên sản xuất chất bán dẫn để sử dụng cho máy bay chiến đấu và vệ tinh.

Tại Đức, các khoản trợ cấp bán dẫn đã bị gián đoạn do phán quyết của tòa án về tính hợp hiến của ngân sách chính phủ. Các khoản tài trợ cho Intel lên tới 9,9 tỉ euro trong tổng số vốn đầu tư 30 tỉ euro vào thành phố Magdeburg, bang Saxony-Anhalt, có nguy cơ bị tòa án ra phán quyết bất lợi.

Vấn đề này cũng sẽ khiến Đức gặp bất lợi nghiêm trọng khi cạnh tranh với Israel, Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc - những nền kinh tế đều đang tích cực trợ cấp cho ngành công nghiệp bán dẫn của họ.

Tại Trung Quốc, mặc dù các hệ thống in thạch bản DUV tiên tiến nhất của Công ty ASML (Hà Lan) bị cấm chuyển đến Trung Quốc, nhưng các hoạt động tại nhà máy mới của Tập đoàn sản xuất bán dẫn quốc tế (SMIC) của Trung Quốc ở thành phố Thượng Hải dường như sẽ bắt đầu vào nửa đầu năm 2024. Đây sẽ là nhà máy lớn nhất được xây dựng bởi công ty này.

Và rủi ro ngắn hạn đối với Mỹ cũng như các nhà sản xuất chất bán dẫn nước ngoài khác là doanh số bán hàng của họ sang Trung Quốc sẽ giảm.

............
 
Công suất của Trung Quốc trên toàn bộ thị trường sản xuất chất bán dẫn được dự báo sẽ chiếm 27% vào năm 2024, trong khi Mỹ vẫn ở mức dưới 10% một chút và châu Âu dưới 9%. Những nỗ lực của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) nhằm xây dựng lại chuỗi cung ứng chip trong nước khó có thể mang lại nhiều kết quả cho đến năm 2025.

Dự báo Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc lần lượt sẽ đứng thứ nhất, thứ hai và thứ ba toàn cầu xét về công suất bán dẫn. Cụ thể, các hoạt động dự kiến sẽ bắt đầu tại 18 nhà máy mới ở Trung Quốc trong năm nay, giúp công suất của quốc gia này tăng 13% lên 8,6 triệu tấm wafer mỗi tháng.


Ô thế thằng TQ đang top 1 về công suất bán dẫn à :surrender:
 
Công suất của Trung Quốc trên toàn bộ thị trường sản xuất chất bán dẫn được dự báo sẽ chiếm 27% vào năm 2024, trong khi Mỹ vẫn ở mức dưới 10% một chút và châu Âu dưới 9%. Những nỗ lực của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) nhằm xây dựng lại chuỗi cung ứng chip trong nước khó có thể mang lại nhiều kết quả cho đến năm 2025.

Dự báo Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc lần lượt sẽ đứng thứ nhất, thứ hai và thứ ba toàn cầu xét về công suất bán dẫn. Cụ thể, các hoạt động dự kiến sẽ bắt đầu tại 18 nhà máy mới ở Trung Quốc trong năm nay, giúp công suất của quốc gia này tăng 13% lên 8,6 triệu tấm wafer mỗi tháng.


Ô thế thằng TQ đang top 1 về công suất bán dẫn à :surrender:
Top 1 nhưng chất lượng chip nó sản xuất ra còn lâu mới sánh được với thằng Đài, nó mà có chất lượng tương đương thì thành bá chủ lâu mất rồi.
Cơ mà sắp đến ngày tàn lụi của chip Tàu, Đài hay Hàn rồi. Việt Nam ta sắp bước vào kỷ nguyên sản xuất Chip rồi đấy.
 
Top 1 nhưng chất lượng chip nó sản xuất ra còn lâu mới sánh được với thằng Đài, nó mà có chất lượng tương đương thì thành bá chủ lâu mất rồi.
Cơ mà sắp đến ngày tàn lụi của chip Tàu, Đài hay Hàn rồi. Việt Nam ta sắp bước vào kỷ nguyên sản xuất Chip rồi đấy.
số lượng dần sẽ đổi thành chất lượng thôi,thị trường đã chứng minh điều đó
 
Công suất của Trung Quốc trên toàn bộ thị trường sản xuất chất bán dẫn được dự báo sẽ chiếm 27% vào năm 2024, trong khi Mỹ vẫn ở mức dưới 10% một chút và châu Âu dưới 9%. Những nỗ lực của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) nhằm xây dựng lại chuỗi cung ứng chip trong nước khó có thể mang lại nhiều kết quả cho đến năm 2025.

Dự báo Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc lần lượt sẽ đứng thứ nhất, thứ hai và thứ ba toàn cầu xét về công suất bán dẫn. Cụ thể, các hoạt động dự kiến sẽ bắt đầu tại 18 nhà máy mới ở Trung Quốc trong năm nay, giúp công suất của quốc gia này tăng 13% lên 8,6 triệu tấm wafer mỗi tháng.


Ô thế thằng TQ đang top 1 về công suất bán dẫn à :surrender:
Chắc các chất bán dẫn ko quan trọng về công nghệ nhưng cần số lượng nhiều
 
Tại Trung Quốc, mặc dù các hệ thống in thạch bản DUV tiên tiến nhất của Công ty ASML (Hà Lan) bị cấm chuyển đến Trung Quốc, nhưng các hoạt động tại nhà máy mới của Tập đoàn sản xuất bán dẫn quốc tế (SMIC) của Trung Quốc ở thành phố Thượng Hải dường như sẽ bắt đầu vào nửa đầu năm 2024. Đây sẽ là nhà máy lớn nhất được xây dựng bởi công ty này.

TQ công suất làm ra tấm wafer cao nhưng bị cấm máy DUV thì wafer làm ra thừa k sx chip được.

SMIC có sx máy duv nhưng tỉ lệ lỗi máy cao. Chất lượng máy chưa sản xuất diện rộng được
 
Công suất của Trung Quốc trên toàn bộ thị trường sản xuất chất bán dẫn được dự báo sẽ chiếm 27% vào năm 2024, trong khi Mỹ vẫn ở mức dưới 10% một chút và châu Âu dưới 9%. Những nỗ lực của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) nhằm xây dựng lại chuỗi cung ứng chip trong nước khó có thể mang lại nhiều kết quả cho đến năm 2025.

Dự báo Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc lần lượt sẽ đứng thứ nhất, thứ hai và thứ ba toàn cầu xét về công suất bán dẫn. Cụ thể, các hoạt động dự kiến sẽ bắt đầu tại 18 nhà máy mới ở Trung Quốc trong năm nay, giúp công suất của quốc gia này tăng 13% lên 8,6 triệu tấm wafer mỗi tháng.


Ô thế thằng TQ đang top 1 về công suất bán dẫn à :surrender:
Bán dẫn rộng mà anh: ti vi, tủ lạnh, xe ô tô..., Mẽo nó đang bóp TQ ở mảng trình độ cao nhất là chip trên điện thoại, máy tính... thôi.
 
Công suất của Trung Quốc trên toàn bộ thị trường sản xuất chất bán dẫn được dự báo sẽ chiếm 27% vào năm 2024, trong khi Mỹ vẫn ở mức dưới 10% một chút và châu Âu dưới 9%. Những nỗ lực của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) nhằm xây dựng lại chuỗi cung ứng chip trong nước khó có thể mang lại nhiều kết quả cho đến năm 2025.

Dự báo Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc lần lượt sẽ đứng thứ nhất, thứ hai và thứ ba toàn cầu xét về công suất bán dẫn. Cụ thể, các hoạt động dự kiến sẽ bắt đầu tại 18 nhà máy mới ở Trung Quốc trong năm nay, giúp công suất của quốc gia này tăng 13% lên 8,6 triệu tấm wafer mỗi tháng.


Ô thế thằng TQ đang top 1 về công suất bán dẫn à :surrender:
đúng rồi fen, tủ lạnh, máy giặt, máy lạnh thì chip 45nm hay 28nm là quá xa xỉ rồi chứ cần gì phải chip 5nm, 7nm như điện thoại đâu
 
đúng rồi fen, tủ lạnh, máy giặt, máy lạnh thì chip 45nm hay 28nm là quá xa xỉ rồi chứ cần gì phải chip 5nm, 7nm như điện thoại đâu
chưa nói đến đám ssd, ram, mấy cái chip khác vv. Nên nhiều thằng bảo nga ngố lấy chip máy giặt ra làm tên lửa nghe hài. Vì nó vẫn sx được chip chẳng qua công nghệ cũ quá thôi.
 
Nhưng mà bọn nắm cán là bọn nào lều báo k biết à, outsource thì nói làm gì :rolleyes: :rolleyes:
 
Nhưng mà bọn nắm cán là bọn nào lều báo k biết à, outsource thì nói làm gì :rolleyes: :rolleyes:
Nắm cán có lợi thế về chip cao cấp thôi, như Samsung đợt bị Nhật cấm xuất khẩu mấy thứ thì vẫn tìm được nguồn cung chỗ khác nhưng tỷ lệ phế phẩm quá cao, cuối cùng SS vẫn phải quay lại nguồn cung của Nhật. Mấy loại chip cấp thấp thì TQ làm búa xua, có hư hao cao thì cũng kệ vì giá đã quá rẻ. Máy móc thiết bị nguyên vật liệu cho sản xuất chip cấp thấp thì TQ trữ chắc đủ vài chục năm rồi, chỉ có máy xịn nhất nguyên vật liệu cao cấp nhất là bắt buộc TQ phải bó chiếu.
 
Gia công thôi chứ thiết kế Taiwan hay USA nó cầm hết rồi, mà gia công thì TSMC của Đài Loan chứ làm gì phải của TQ đâu. TQ làm gì có trình sản xuất mấy con chip đầu bảng được
 
về phần mềm thiết kế chip thì Mỹ nó nắm đến 80%, nó mà cấm thì khỏi nước nào thiết kế dc chip mới :D
 
Nắm cán có lợi thế về chip cao cấp thôi, như Samsung đợt bị Nhật cấm xuất khẩu mấy thứ thì vẫn tìm được nguồn cung chỗ khác nhưng tỷ lệ phế phẩm quá cao, cuối cùng SS vẫn phải quay lại nguồn cung của Nhật. Mấy loại chip cấp thấp thì TQ làm búa xua, có hư hao cao thì cũng kệ vì giá đã quá rẻ. Máy móc thiết bị nguyên vật liệu cho sản xuất chip cấp thấp thì TQ trữ chắc đủ vài chục năm rồi, chỉ có máy xịn nhất nguyên vật liệu cao cấp nhất là bắt buộc TQ phải bó chiếu.
Thì tàu nó hướng đến chip công nghiệp chủ yếu , cho dân xài được rồi, cần gì theo thế giới hướng đến chip cao cấp cho điện thoại, máy tính, AI :whistle:,à mà bị cấm mua DUV đến lúc nó trục trặc hay gì thì chắc cũng méo mồm
 
Top 1 nhưng chất lượng chip nó sản xuất ra còn lâu mới sánh được với thằng Đài, nó mà có chất lượng tương đương thì thành bá chủ lâu mất rồi.
Cơ mà sắp đến ngày tàn lụi của chip Tàu, Đài hay Hàn rồi. Việt Nam ta sắp bước vào kỷ nguyên sản xuất Chip rồi đấy.
thà nói là chưa sản xuất được chip tiên tiến 2-3nm thì đúng chứ một con chip trước khi xuất xưởng phải test chán chê, trong các linh kiện điện tử chip là thứ khó hỏng nhất, chỉ hỏng khi các linh kiện khác hỏng gây ảnh hưởng đến con chip
 
Top 1 nhưng chất lượng chip nó sản xuất ra còn lâu mới sánh được với thằng Đài, nó mà có chất lượng tương đương thì thành bá chủ lâu mất rồi.
Cơ mà sắp đến ngày tàn lụi của chip Tàu, Đài hay Hàn rồi. Việt Nam ta sắp bước vào kỷ nguyên sản xuất Chip rồi đấy.
Chip nó còn là chip wifi bluetooth,5g,chíp nhớ... chứ ai nói đến chip cpu 3nm đâu mà bảo tàu kém hơn đài nhật. Như chip bluetooth nhận tín hiệu từ điện thoại bọn tàu nó bán có vài chục ngàn một bộ. Đéo thể nào hiểu nó làm cách gì mà giá nó rẻ như thế
 
Back
Top