[Cần tư vấn] Ngành Vật Liệu ở Việt Nam giờ có tương lai không các bác?

có ông thầy ở bk bảo cầm tấm bằng khá bk của ngành này ra trường không không kiếm được việc quay lại đây thầy trả lại học phí, còn mình k học ngành này mình không tư vấn được nhưng có vẻ khá khẩm hơn tụi cơ khí
 
Vật liệu gì ko rõ, nhưng nếu vật liệu xd thì ko lo thiếu việc đâu. Phòng Lab, nhà máy sản xuất, công trình, QA, QC, buôn bán vật liệu,.....
 
Mình cũng cơ khí sắp ra trường, mộng mơ cũng nhiều mà giờ thấy tương lại mơ màng quá. Các thím đi trước cho em lời khuyên với.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Xin chào các bác, chuyện em có thằng em năm nay mới vừa xeta tuyển đại học, do điểm không cao nên nó đỗ tận nguyện vọng 7 là ngành Vật Liệu của trường KHTN Sài Gòn. Mà em hơi lo là nghe tên ngành còn lạ lẫm quá với khi tìm hiểu thì biết nó học về mấy cái rất hàn lâm và quá mới ở Việt Nam như Nano màng mỏng gì gì ấy 😂😂. Mấy bác ai làm trong ngành hoặc hiểu rõ thì tư vấn cho em với ạ. Em cảm ơn :love::love::love:

Sent from vsmart Live via nextVOZ
Ngành này chuyên nghiên cứu, nếu muốn học thì nên học song ngành nào khác hoặc bảo lưu qua thi lại
 
Cơ khí có thể bổ sung điện, điện tử hoặc khoa học máy tính để bớt cực không Bác, thằng em mình mới đậu cơ khí bách khoa
Quá tốt nếu em trai bác học thêm lập trình PLC. Cơ khí + PLC = tự động hóa. Ngành này là ngành hái ra tiền đó bác. Mà còn phải xem em bác học cơ khí chế tạo máy hay cơ khí động lực nữa.
 
Quá tốt nếu em trai bác học thêm lập trình PLC. Cơ khí + PLC = tự động hóa. Ngành này là ngành hái ra tiền đó bác. Mà còn phải xem em bác học cơ khí chế tạo máy hay cơ khí động lực nữa.
Cảm ơn Bác, Nó mới đậu BK HCM, chịu học và năng độc ạ, giữa 2 ngành cơ khí chế tạo máy và cơ khí động lực thì nên tập trung cái gì để hợp với lập trình PLC vậy Bác
 
Cảm ơn Bác, Nó mới đậu BK HCM, chịu học và năng độc ạ, giữa 2 ngành cơ khí chế tạo máy và cơ khí động lực thì nên tập trung cái gì để hợp với lập trình PLC vậy Bác
Theo hiểu biết hạn hẹp từ việc đi làm và dạo chơi nhiều xưởng của em thì cơ khí động lực (nhóm ngành mà học ba cái động cơ xăng động cơ điện ô tô máy bay các kiểu á) ở vn tệ vl. Còn chế tạo máy thì ngon hơn học về thiết kế chế tạo các thể loại máy móc. Mà máy móc thế kỷ 21 thì nó tự động rất mạnh và khả năng tự động của nó đến từ khả năng lập trình PLC của kỷ sư ( cơ khí, tự động hóa, cơ điện tử, điện công nghiệp). Nói chung nếu em bác học cơ khí chế tạo máy thì trong trương trình học đã tích hợp sẳn môn lập trình PLC rồi. Chỉ là nhắc nhở cu em hãy bỏ nhiều thời gian để học môn này. Và nếu có hứng thú với robot thì tìm hiểu về vi điều khiển, vì thằng vdk chính là cái nền tảng để học PLC.
Học vi điều khiển như arduino hay lắm. Ứng dụng cực cao. Làm robot, máy cnc, track GPS, nói chung học vdk làm nền sau đó học PLC là chuẩn bài
 
Theo hiểu biết hạn hẹp từ việc đi làm và dạo chơi nhiều xưởng của em thì cơ khí động lực (nhóm ngành mà học ba cái động cơ xăng động cơ điện ô tô máy bay các kiểu á) ở vn tệ vl. Còn chế tạo máy thì ngon hơn học về thiết kế chế tạo các thể loại máy móc. Mà máy móc thế kỷ 21 thì nó tự động rất mạnh và khả năng tự động của nó đến từ khả năng lập trình PLC của kỷ sư ( cơ khí, tự động hóa, cơ điện tử, điện công nghiệp). Nói chung nếu em bác học cơ khí chế tạo máy thì trong trương trình học đã tích hợp sẳn môn lập trình PLC rồi. Chỉ là nhắc nhở cu em hãy bỏ nhiều thời gian để học môn này. Và nếu có hứng thú với robot thì tìm hiểu về vi điều khiển, vì thằng vdk chính là cái nền tảng để học PLC.
Học vi điều khiển như arduino hay lắm. Ứng dụng cực cao. Làm robot, máy cnc, track GPS, nói chung học vdk làm nền sau đó học PLC là chuẩn bài
Cảm ơn Bác đã tư vấn cho em, để em tạo đam mê của nó theo hướng đó
 
Cảm ơn Bác, Nó mới đậu BK HCM, chịu học và năng độc ạ, giữa 2 ngành cơ khí chế tạo máy và cơ khí động lực thì nên tập trung cái gì để hợp với lập trình PLC vậy Bác
Phải chi đứa em của em nó giỏi như em của bác thì hay quá, thi điểm lẹt đẹt còn đăng ký vào cái ngành này nữa =((

Sent from vsmart Live via nextVOZ
 
Ngành vật liệu của KHTN thiên về hóa học hơn là Ngành Vật liệu của BK. Nói chung thiên về học thuật và nghiên cứu hơn. Hầu như những công trình nghiên cứu đó chỉ dùng để học tiếp lên thạc sĩ thôi, không ứng dụng được cho thực tiễn đâu. Vì đa số chi phí lớn, không có giá trị đối với những bạn ứng dụng hoặc kêu gọi đầu tư như trên ti vi đâu. Bên cạnh đó, những công trình nghiên cứu sẽ được làm theo chân của các thầy cô trong trường đang làm, kiểu như phụ 1 tay hoặc 1 công đoạn trong đấy thôi.
1 Ví dụ điễn hình: A -> B -> C -> D. bạn sẽ phụ trách 1 khâu trong đấy, ví dụ như từ A -> B thôi, nên cả công trình thì người đề ra đề tài đó sẽ nhận, còn bạn thì được tốt nghiệp.
Công việc khi ra trường của những ngành này là: QA, QC, Nghiên cứu,.... Chiếm khoảng 10-20%, còn lại làm trái ngành.
 
Trước đỗ Vật liệu của ĐH Công nghê nhưng thấy cử nhân với lại chương trình học toàn lý thuyết nên thôi bỏ, học sau ra nghiên cứu thì được
yBBewst.png
 
Xin chào các bác, chuyện em có thằng em năm nay mới vừa xeta tuyển đại học, do điểm không cao nên nó đỗ tận nguyện vọng 7 là ngành Vật Liệu của trường KHTN Sài Gòn. Mà em hơi lo là nghe tên ngành còn lạ lẫm quá với khi tìm hiểu thì biết nó học về mấy cái rất hàn lâm và quá mới ở Việt Nam như Nano màng mỏng gì gì ấy 😂😂. Mấy bác ai làm trong ngành hoặc hiểu rõ thì tư vấn cho em với ạ. Em cảm ơn :love::love::love:

Sent from vsmart Live via nextVOZ
Chia sẻ 1 chút với chủ thớt về ngành vật liệu này.
Cá nhân mình từng là sv ngành vật liệu ở BKHCM, có bạn học vật liệu KHTN cùng khóa, cả 2 đã ra trường được 4 năm. Theo kinh nghiệm của mình thì như sau:
  • Đối với BKHCM, thì ngành này thiên nhiều về kĩ thuật, 4 mảng chính là kim loại, silicat (gốm sứ, xi măng...), polymer (nhựa, cao su, keo...), năng lượng (pin...). Kĩ sư khóa mình ra trường đều có việc làm hết, khởi điểm hồi 2017 thì cỡ 8-11tr, giờ mấy đứa bạn mình lương + thu nhập từ chuyên ngành cỡ 15-20tr tùy người, có người nhiều hơn. Đa phần đúng chuyên ngành là kĩ sư, còn lại 1 vài đi làm sales engineer trong ngành.
  • Đối với KHTN, thì ngành vật liệu thiên về hóa học nhiều hơn, và có tính nghiên cứu, học lý thuyết nhiều hơn. Thấy bạn mình học cũng nhẹ nhàng hơn chút. Còn về vấn đề việc làm thì khó hơn so với BKHCM, do không có nhiều kĩ năng làm việc trong các nhà máy cho lắm, nhưng vẫn có nhiều bạn có việc làm tốt, chủ yếu văn phòng, lương cũng ổn.
  • Về vấn để học đi làm hay học lên: theo cá nhân mình thấy thì học ngành này ở BKHCM hay ở KHTN đều có thể học lên thêm, nếu muốn làm giảng viên, nghiên cứu hoặc cái bằng thạc sĩ giúp thăng tiến. Còn không thì không cần.
  • Về vấn đề mấy cái hàn lâm nano màng mỏng như chủ thớt nói, mấy cái này chỉ nghiên cứu cho vui thôi, còn để áp dụng thực tiễn với điều kiện ở VN thì còn lâu, vì công nghệ vật liệu mình đi sau các nước tiên tiến khá xa, giờ nghiên cứu chủ yếu để hiểu hơn về nó, còn tự sản xuất để ứng dụng thì thà đi mua về dùng cho rẻ :big_smile:
 
Last edited:
Nếu chịu khó học và quyết đi học nước ngoài thì bảo nó học đến năm 2 là phải bám 1 thầy cô nào đó, nhờ hướng dẫn khoa học cho. Còn nếu đến lúc đó mà không tim được ai nữa thì inbox mình, mình có lab trong SG, phỏng vấn được mình sẽ đỡ đầu cho. Trường tư thôi nhưng mà nếu muốn làm nghiên cứu, có tên trong báo khoa học để đi học lên thì mình giúp được.
 
Phải chi đứa em của em nó giỏi như em của bác thì hay quá, thi điểm lẹt đẹt còn đăng ký vào cái ngành này nữa =((

Sent from vsmart Live via nextVOZ
Đừng trách em Bác chưa chắc giỏi hơn thì sau này thành công hơn, em thấy bây giờ Bác thấy nó thích gì thì nên cho học song ngành hoặc bảo lưu năm sau thi tiếp hoặc vừa học vừa ôn thi đại học năm sau
 
Ngành hữu danh vô thực ở khtn. Học xong ra thất nghiệp trái ngành hết ráo. Vật liệu bên khtn là theo hướng nghiên cứu đó.
Khtn thì 2 năm đầu học đại cương hầm bà lằn rất ít liên quan đến chuyên ngành thì nghiêm cứu kiểu gì mà đòi đi nn, học đại cương thì ai cũng như nhau, có khi mấy khoa tương tự nhau còn học chung đại cương nữa, có gì mà thích với ko thích đâu. Có cố lấy điểm tb cao rồi hên xui có đợt thì xét tuyển học bổng đi thôi. Mà khtn ko có cho đổi ngành nha fen.

Gửi từ Samsung SM-A530F bằng vozFApp
 
Last edited:
Tôi cơ khí chế tạo máy bách khoa thôi, mà giờ mấy ông anh đi trước toàn học tiếng đi Nhật, tôi cũng phân vân vì thấy sang Nhật cũng làm công việc khá bình thường. Các thầy vẫn hay bảo đấy chưa phải công việc của kỹ sư. Còn làm thế nào đạt được trình độ làm được công việc của kĩ sư thì tôi chưa biết phải học thế nào.
 
Chia sẻ 1 chút với chủ thớt về ngành vật liệu này.
Cá nhân mình từng là sv ngành vật liệu ở BKHCM, có bạn học vật liệu KHTN cùng khóa, cả 2 đã ra trường được 4 năm. Theo kinh nghiệm của mình thì như sau:
  • Đối với BKHCM, thì ngành này thiên nhiều về kĩ thuật, 4 mảng chính là kim loại, silicat (gốm sứ, xi măng...), polymer (nhựa, cao su, keo...), năng lượng (pin...). Kĩ sư khóa mình ra trường đều có việc làm hết, khởi điểm hồi 2017 thì cỡ 8-11tr, giờ mấy đứa bạn mình lương + thu nhập từ chuyên ngành cỡ 15-20tr tùy người, có người nhiều hơn. Đa phần đúng chuyên ngành là kĩ sư, còn lại 1 vài đi làm sales engineer trong ngành.
  • Đối với KHTN, thì ngành vật liệu thiên về hóa học nhiều hơn, và có tính nghiên cứu, học lý thuyết nhiều hơn. Thấy bạn mình học cũng nhẹ nhàng hơn chút. Còn về vấn đề việc làm thì khó hơn so với BKHCM, do không có nhiều kĩ năng làm việc trong các nhà máy cho lắm, nhưng vẫn có nhiều bạn có việc làm tốt, chủ yếu văn phòng, lương cũng ổn.
  • Về vấn để học đi làm hay học lên: theo cá nhân mình thấy thì học ngành này ở BKHCM hay ở KHTN đều có thể học lên thêm, nếu muốn làm giảng viên, nghiên cứu hoặc cái bằng thạc sĩ giúp thăng tiến. Còn không thì không cần.
  • Về vấn đề mấy cái hàn lâm nano màng mỏng như chủ thớt nói, mấy cái ngày chỉ nghiên cứu cho vui thôi, còn để áp dụng thực tiễn với điều kiện ở VN thì còn lâu, vì công nghệ vật liệu mình đi sau các nước tiên tiến khá xa, giờ nghiên cứu chủ yếu để hiểu hơn về nó, còn tự sản xuất để ứng dụng thì thà đi mua về dùng cho rẻ :big_smile:
Cảm ơn bác , hi vọng sẽ tốt đẹp, cứ để cho nó học xem, dù gì cũng qua thời gian chỉnh sửa nguyện vọng rồi =((

Sent from vsmart Live via nextVOZ
 
Back
Top