kiến thức Casanova - Yêu Màu Tím và hành trình đánh chứng mỗi ngày.

Bạn có ở trong Group Zalo ko ?

  • Không, tôi không có nhu cầu vào

    Votes: 10 5.8%
  • Muốn vào Group, nhưng ko muốn đọc nội quy, hoặc đọc nội quy mà ko hiểu

    Votes: 5 2.9%
  • Đồng ý Join Group, đã đọc nội quy và thực hiện

    Votes: 158 91.3%

  • Total voters
    173
Status
Not open for further replies.
Tôi đang lấy vợ mà vẫn phải lên up topic ko sợ ông thớt ít người xem dỗi bỏ topic thì ăn *** cả lũ. Lên đi ae

via theNEXTvoz for iPhone
 
Vui chơi vân không quên up thớt
yAua8od.gif


via theNEXTvoz for iPhone
 
Up topic :sexy_girl:

Ps: cám ơn chủ thread đã chia sẻ những bài của anh bqda. Nhờ bài biết về hút nén nổ xả mà em nãy ra 1 ý tưởng kha hay ho. :beauty:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Hôm nay chắc mình sẽ dừng việc up bài viết mới cũng như chia sẻ công cụ hay các kỹ thuật mới đến các bạn 1 tgian.

Mình thấy rằng 1 số bạn nhiều khi tham bát bỏ mâm, đọc lan man ko vững căn bản. Mình sợ mình giới thiệu thêm nữa, công cụ nhiều hơn nữa các bạn thành ra lại "ngộ độc kiến thức" mông lung không đi sâu vào căn bản, mà sử dụng vô tội vạ, giống như đau bụng uống nhân sâm.

Group Zalo ban đầu mình lập ra để những bạn yêu thích tìm hiểu PTKT có nơi để luyện tập, trao đổi và tìm hiểu. Nếu bạn nào thua lỗ, hay khó khăn gì thì mình tư vấn hỗ trợ. Nhưng một số bạn vào chỉ để nằm vùng, tìm đến topic và nhóm zalo của mình nhiều khi để tìm kiếm 1 nhận định, 1 vài ký tự và điểm vào, đôi khi hỏi điểm ra và chốt lời, hay chỉ là để quan sát nghe ngóng mà thôi (?!). Mình cũng từng như thế. Mình hiểu. Nhưng ở cuộc chơi này các bạn phải tự tìm hiểu, tự vững mạnh thì đầu tư mới có hiệu quả, không thì chơi vơi giữa dòng ngay thôi.

Mình vẫn khuyến khích các bạn đi học, mặc dù thực sự thì có thể kiến thức học trên mạng google ra, và kiến thức thầy cô dạy nhiều khi chả khác gì nhau, nhưng ở đó là nơi có người phản biện tương tác với những sai sót của các bạn, khơi mở tuy duy, và 2 yếu tố quan trọng nhất : Là việc HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC, và TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI HỌC VÀ DẠY.

Việc hệ thống hoá kiến thức giúp người học có 1 nền tảng vững chắc, và việc bỏ tiền đi học, giúp các bạn có sự cam kết với việc học, có trách nhiệm hơn với tài khoản của bản thân. Các bạn phải thực hành, phải thao tác luyện tập thì trình các bạn mới lên, không phải mình viết 100 bài, đọc 100 bài nhưng không luyện tập, vì đơn giản thiếu đi sự cam kết, thì các bạn sẽ tiến bộ.

Một số bạn muốn tự học tốt, thì có thể dựa trên những khung sườn bài viết của mình, đi sâu hơn để phát triển, thà hiểu sâu, biết chắc 1 công cụ còn hơn biết nhiều mà lan man. các bạn từ các chủ đề đó, tìm hiểu thêm và đi sâu vào luyện tập nâng cao trình độ lên.

Một số bạn trong nhóm zalo, có hỏi mình chỗ học, mình cũng có giới thiệu, nhưng quan trọng là học ai cũng đc miễn các bạn thấy hợp, tự tập luyện nhiều là đc.

Sau hôm nay mình chắc quay về với công việc của mình, 1 broker của VPS. Quay lại công việc chính của mình là Hướng dẫn KH mình chơi và hỗ trợ quản trị tài khoản.
Mình cũng cảm thấy thoải mái là tgian hướng dẫn các bạn, mình cũng hướng các bạn tự tư duy,sử dụng các công cụ, không up bô, ko lùa gà, ko hô hào. Hi vọng để lại cho các bạn về 1 hình ảnh Broker khác với các câu chuyện các bạn hay nghe và hình dung.

Chúc các bạn đánh chứng bình an, học tập hiệu quả.
Mình vẫn sẽ sửa bài các bạn luyện tập trao đổi, cũng sẽ đánh giá nhận định thị trường theo quan điểm mình. Nhưng chắc là sẽ ít up bài hơn, vì lượng đề mục kiến thức đã up đủ để luyện tập trong 6 tháng là ít nhất.
---------
Casanova.
 
Last edited:
Các bạn hỏi mình tài liệu phát hiện uptrend chú ý giúp mình chút.
Vì hiện tại voz giới hạn thời gian mỗi inbox cách nhau 3 phút, nên rất là cực khi gửi tài liệu cho các bạn.
Nên mình gửi qua mail.
Các bạn chỉ cần hoàn thành 2 điều kiện sau:
1 là Up, hoặc comment reply vào topic voz này
2 là gửi 1 email đến [email protected] Tiêu đề : Tài liệu voz , Nội dung: Nick Voz up topic.


Mình sẽ gửi qua đường chim bay đến các bạn ngay.
 
Cám ơn thớt nhé. Mấy ngày nay quẩn quanh đọc đi đọc lại mấy bài cũ rồi test trên chart, cần thêm thời gian để thấm nhuần kiến thức chứ chưa vững mà nhảy này nọ hơi loạn. Thỉnh thoảng vào kể chuyện cho vui nhé :love:
 
Cảm ơn bác rất nhiều vì những kiến thức đã chia sẻ, hy vọng bác vẫn tiếp tục chia sẻ cùng ae khi có thời gian.

Gửi từ Samsung SM-G935L bằng vozFApp
 
Hôm nay chắc mình sẽ dừng việc up bài viết mới cũng như chia sẻ công cụ hay các kỹ thuật mới đến các bạn 1 tgian.

Mình thấy rằng 1 số bạn nhiều khi tham bát bỏ mâm, đọc lan man ko vững căn bản. Mình sợ mình giới thiệu thêm nữa, công cụ nhiều hơn nữa các bạn thành ra lại "ngộ độc kiến thức" mông lung không đi sâu vào căn bản, mà sử dụng vô tội vạ, giống như đau bụng uống nhân sâm.

Group Zalo ban đầu mình lập ra để những bạn yêu thích tìm hiểu PTKT có nơi để luyện tập, trao đổi và tìm hiểu. Nếu bạn nào thua lỗ, hay khó khăn gì thì mình tư vấn hỗ trợ. Nhưng một số bạn vào chỉ để nằm vùng, tìm đến topic và nhóm zalo của mình nhiều khi để tìm kiếm 1 nhận định, 1 vài ký tự và điểm vào, đôi khi hỏi điểm ra và chốt lời, hay chỉ là để quan sát nghe ngóng mà thôi (?!). Mình cũng từng như thế. Mình hiểu. Nhưng ở cuộc chơi này các bạn phải tự tìm hiểu, tự vững mạnh thì đầu tư mới có hiệu quả, không thì chơi vơi giữa dòng ngay thôi.

Mình vẫn khuyến khích các bạn đi học, mặc dù thực sự thì có thể kiến thức học trên mạng google ra, và kiến thức thầy cô dạy nhiều khi chả khác gì nhau, nhưng ở đó là nơi có người phản biện tương tác với những sai sót của các bạn, khơi mở tuy duy, và 2 yếu tố quan trọng nhất : Là việc HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC, và TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI HỌC VÀ DẠY.

Việc hệ thống hoá kiến thức giúp người học có 1 nền tảng vững chắc, và việc bỏ tiền đi học, giúp các bạn có sự cam kết với việc học, có trách nhiệm hơn với tài khoản của bản thân. Các bạn phải thực hành, phải thao tác luyện tập thì trình các bạn mới lên, không phải mình viết 100 bài, đọc 100 bài nhưng không luyện tập, vì đơn giản thiếu đi sự cam kết, thì các bạn sẽ tiến bộ.

Một số bạn muốn tự học tốt, thì có thể dựa trên những khung sườn bài viết của mình, đi sâu hơn để phát triển, thà hiểu sâu, biết chắc 1 công cụ còn hơn biết nhiều mà lan man. các bạn từ các chủ đề đó, tìm hiểu thêm và đi sâu vào luyện tập nâng cao trình độ lên.

Một số bạn trong nhóm zalo, có hỏi mình chỗ học, mình cũng có giới thiệu, nhưng quan trọng là học ai cũng đc miễn các bạn thấy hợp, tự tập luyện nhiều là đc.

Sau hôm nay mình chắc quay về với công việc của mình, 1 broker của VPS. Quay lại công việc chính của mình là Hướng dẫn KH mình chơi và hỗ trợ quản trị tài khoản.
Mình cũng cảm thấy thoải mái là tgian hướng dẫn các bạn, mình cũng hướng các bạn tự tư duy,sử dụng các công cụ, không up bô, ko lùa gà, ko hô hào. Hi vọng để lại cho các bạn về 1 hình ảnh Broker khác với các câu chuyện các bạn hay nghe và hình dung.

Chúc các bạn đánh chứng bình an, học tập hiệu quả.
Mình vẫn sẽ sửa bài các bạn luyện tập trao đổi, cũng sẽ đánh giá nhận định thị trường theo quan điểm mình. Nhưng chắc là sẽ ít up bài hơn, vì lượng đề mục kiến thức đã up đủ để luyện tập trong 6 tháng là ít nhất.
---------
Casanova.
Tks thím. Lượng kiến thức thím up đã khá lớn rồi, chưa cần up thêm đâu ah. e nghĩ mọi ng cần thêm thời gian để tự nghiên cứu thực hành từng món một cho kĩ.
 
Các bạn hỏi mình tài liệu phát hiện uptrend chú ý giúp mình chút.
Vì hiện tại voz giới hạn thời gian mỗi inbox cách nhau 3 phút, nên rất là cực khi gửi tài liệu cho các bạn.
Nên mình gửi qua mail.
Các bạn chỉ cần hoàn thành 2 điều kiện sau:
1 là Up, hoặc comment reply vào topic voz này
2 là gửi 1 email đến [email protected] Tiêu đề : Tài liệu voz , Nội dung: Nick Voz up topic.


Mình sẽ gửi qua đường chim bay đến các bạn ngay.
Trang 25 rồi mà e vẫn chưa được inbox sếp ơi
 
Một số bạn inbox và đồng tình với mình về việc khoan hãy up kiến thức mới, vì nhiều bạn chưa theo kịp, nhưng bày tỏ mong muốn mình duy trình topic và các kiến thức nền. Hỗ trợ mọi người chữa bài và làm bài tập.
Mình dự kiến sẽ viết các chủ đề định hướng quản trị rủi ro tài khoản, và hoàn thiện hơn tư duy đầu tư. Nếu có tgian sẽ viết loạt bài Back to Basic.
Tạm thế đã.
À mà có lẽ các bạn nên và thực hành chart gửi lên đây, mình chữa bài, nếu ổn sẽ đc unlock riêng các kiến thức mới, nhỉ :)


----
PICK A STOCK LIKE PICKING A CHICK

Trích từ page: PFX Holdings

Lập page đã lâu nay giới thiệu với anh em group TraderViet về các tiêu chí để pick stock đang và sẽ là điểm nhấn ở thị trường Việt Nam trong 3-5 năm tới nữa. Chúc các anh em theo chỉ số VN-Index thời gian tới gặt hái nhiều lợi nhuận bền vững nhé.
Việc nắm được phương pháp phân tích dù là cơ bản cho đến chuyên sâu là việc mọi nhà đầu tư chứng khoán đều cần nắm trước khi thật sự xuống tiền. Không nghiên cứu kỹ, không có kế hoạch đầu tư rõ ràng thì sớm hay muộn bạn cũng sẽ mất sạch tiền vì thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng lẫn kinh nghiệm đối đầu tâm lý thị trường.
Các chia sẻ trong từng ảnh dưới đây là về thuần tuý việc phân tích về số liệu cũng như đặc thù ngành, chưa bao gồm về rủi ro, về đội ngũ quản lý (management team), BOD, corporate governance các thứ và các yếu tố đặc thù khác. Các yếu tố này đặc biệt quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến cơ cấu tổ chức cũng như quản lý vận hành, có dịp sẽ viết kỹ dần sau cho mọi người cùng hiểu qua.
Ngoài các chia sẻ ngắn gọn dưới đây thì còn nhiều các yếu tố để phân tích hay kiểm tra kỹ lưỡng về cổ phiếu nữa thì dịp khác sẽ viết thêm sau. Vì mảng cổ phiếu hiện chưa phải là định hướng phát triển chủ lực của tổ chức nên vài dòng chia sẻ dưới kinh nghiệm cá nhân hy vọng giúp ích cho những ai đang tìm hiểu vào thị trường tài chính từ Việt Nam đến toàn cầu (chứng khoán quốc tế) này.
1. 03 yếu tố cấu thành nên "giá" cổ phiếu
Đầu tiên để nói về điều gì ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, thì có 3 yếu tố tạo nên “giá” của cổ phiếu mà các bạn thấy ở các bảng điện trên sàn
  • Chủ quan: Chất lượng của công ty đằng sau mã cổ phiếu
  • Khách quan: Niềm tin và sự kỳ vọng về tương lai của các nhà đầu tư
  • Môi trường kinh doanh: Các yếu tố vĩ mô từ chính phủ, chính sách, điều kiện kinh tế, v.v
Niềm tin và kỳ vọng là “đòn bẩy” định tính cho giá cổ có thể tăng hàng chục đến trăm lần, vì không có thứ gì có thể đo được độ “điên” của thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên nếu cổ mà không có nội lực, không có giá trị nội tại thật sự (intrinsic value) thì chỉ là miếng bánh vẽ đầu cơ (speculative asset) và trước sau cũng sụp đổ nếu thiếu các điều kiện xúc tác hỗ trợ theo đó.
2. Vi mô với Vĩ mô - hiểu sao cho đúng?
Phân tích về stock thì có 2 hướng, từ vĩ mô xuống từng cổ phiếu (top-down approach) và soi từng cổ phiếu để lựa những cổ phù hợp với thị hiếu đầu tư (bottom-up approach).
Với Top-down thì việc đầu tư dựa vào các nền tảng vĩ mô, nền kinh tế toàn cầu, từng quốc gia rồi mới đến sector sau đó mới xuống industry và từng companies cụ thể.
Với Bottom-up thì chủ yếu tìm những cổ có performance tốt theo các tiêu chí đánh giá nhất định, không cần nhìn vào bức tranh toàn cảnh thị trường đang thế nào.
3. Sector vs Industry
Đầu tiên là về Macro hay còn gọi là top-down analysis là phải xét đến các yếu tố về môi trường kinh doanh như: Thể chế, pháp lý, văn hóa, xã hội, kinh tế, etc.... Kế đến mới là Chính sách và chu kỳ kinh tế tác động lên nhóm ngành/lĩnh vực.
Việc phân tích từ vĩ mô để hiểu bối cảnh tình hình kinh tế của nước đó, quốc gia đó thế nào. Việc tăng trưởng hay đình lạm hay gì gì về kinh tế đều ảnh hưởng đến doanh nghiệp và đời sống cá nhân nói riêng hết. Nên hiểu được các yếu tố macro tựa nhìn thấy hết cả rừng cây, xong mới bắt đầu lựa xuống từng cái cây nào chất lượng nhất rồi lựa.
Tiếp đến là lựa đúng các sector nào theo chu kỳ kinh tế. Nền kinh tế có tính chu kỳ, nên việc hiểu đúng từ bối cảnh vĩ mô rồi đến sector rotation nào ở đầu chu kỳ tăng để mua vô và bán những nhóm đã đến chu kỳ giảm để tránh việc “đầu tư ngược”.
4. Hãy hiểu mô hình kinh doanh (Business Model)
Sau khi lựa ra sector ưng ý thì tiếp theo là đến hiểu về cấu trúc mô hình kinh doanh của ngành nghề đó.
Ví dụ bạn muốn chọn ngành Bảo Hiểm (insurance) thì bạn phải biết được các công ty bảo hiểm chuẩn họ vận hành thế nào, tổ chức cơ cấu ra sao, nguồn thu nguồn chi, khách hàng, ngách sản phẩm, quản lý chi phí, rủi ro, vân vân các thứ nhằm hiểu được công ty nào có mô hình sinh ra được lợi nhuận, rủi ro của tổ chức ở đâu các thứ.


Việc hiểu về từng business model cụ thể bạn sẽ “đọc vị” được báo cáo tài chính để biết doanh nghiệp nào có khả năng tăng trưởng tốt, có khả năng mở rộng mô hình kinh doanh, mở rộng chuỗi giá trị (thông qua M&A hay mở thêm nhánh kinh doanh, etc…), có lợi thế cạnh tranh, có khả năng sử dụng dòng vốn tốt, cũng như khả năng tạo ra doanh thu và dòng tiền trong bối cảnh nào phù hợp nhằm đầu tư đúng mã đúng thời điểm.
5. Phân tích báo cáo tài chính
Sau khi hiểu về business model của từng loại hình công ty trong sector rồi, tiếp đến là phân tích vào nội lực của công ty thể hiện qua báo cáo tài chính.
Tài chính là ngôn ngữ của kinh doanh nên việc đọc được báo cáo tài chính sẽ hiểu rõ được nội lực của công ty muốn chọn đó thế nào nhằm lựa top 3-5 công ty có các chuẩn tốt nhất trước khi xuống tiền. Nếu vô đọc từng công ty thôi để lựa theo tiêu chí thì sẽ gọi là Bottom-up analysis.
Thực ra tiêu chí để lựa ra từng doanh nghiệp sẽ khác nhau tuỳ theo chiến lược đầu tư cũng như thị hiếu riêng của từng người. Tuy nhiên mình sẽ có vài ý chính khi lọc từng doanh nghiệp thông quan phân tích các báo cái như sau.
A. Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet)
Ưu tiên lựa công ty nào có tài sản dài hạn (long-term asset) trên balance sheet tốt. Ý tốt ở đây là tài sản nó có khả năng tăng giá trị theo thời gian (đất đai, quyền sở hữu trí tuệ, tài sản vật chất khác, etc…), tiếp nhì là ít nợ (thực ra nợ thì có cả tốt và xấu nên đi chi tiết vào corporate finance sẽ là 1 chủ đề khác) nhằm tránh rủi ro phải trả lãi vay quá nhiều và nợ chồng nợ khi dư địa tăng trưởng không còn mạnh.
Ngoài ra nếu đi kỹ hơn nữa tuỳ theo đặc thù mô hình kinh doanh thì còn xem xem hàng tồn kho (inventories) của công ty đó thế nào, các khoản phải thu (Account receivable - khoản khách hàng nợ doanh nghiệp) cũng thể hiện nhiều về tình hình thực tế của doanh nghiệp đó ra sao.
B. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cashflow Statement)
Cái này là một yếu tố phân tích cực kỳ quan trọng, thực ra là quan trọng nhất vì các con số trên balance sheet hay income statement đều có thể dùng các “chiêu” để bùa phép được nhưng trên cashflow statement thì khó hơn nhiều.
Cashflow hay dòng tiền tựa như huyết mạch, huyết quản của tổ chức đó. Dù có cao to vạm vỡ nhưng khi dòng tiền gặp vấn đề thì không khác gì bị nhồi máu cơ tim trong 5 giây là lăn đùng ra chết cả.
Việc phân tích vào dòng tiền thì có nhiều các cách phân tích, tuy nhiên nhìn bằng mắt lướt qua với mình chỉ cần cashflow luôn dương(tức luôn có dòng thu) cùng với khả năng tăng trưởng dòng tiền tăng dần theo thời gian thì để ý. Sau đó phân tích kỹ vô hơn nữa để hiểu rõ thực lực doanh nghiệp đó sau.
C. Báo cáo kết quả kinh doanh (Income Statement)
Cái này thì nhiều mục cần để ý, tuy nhiên đối với một công ty hay doanh nghiệp mà mình xem qua, khi đã hiểu về cấu trúc mô hình kinh doanh (business model) ở trên rồi, hiểu về cơ cấu chi phí, cơ cấu lợi nhuận, vận hành các thứ ra sao thì mình sẽ tập trung vào xem ở các khoản mục chi phí (Expenses) và đỉnh hơn là cách doanh nghiệp đó dùng nợ vay để tạo lá chắn thuế (tax shield) và lách thuế hợp lý (legally tax deductions) thế nào nữa.
Kiểm soát tốt các yếu tố về thuế, chi phí này sẽ ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận (earnings), biên lợi nhuận (profit margin) và có lợi nhuận cao thì mới chia cổ tức và tái đầu tư hiệu quả trong dài hạn được.
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top