kiến thức Casanova - Yêu Màu Tím và hành trình đánh chứng mỗi ngày.

Bạn có ở trong Group Zalo ko ?

  • Không, tôi không có nhu cầu vào

    Votes: 10 5.8%
  • Muốn vào Group, nhưng ko muốn đọc nội quy, hoặc đọc nội quy mà ko hiểu

    Votes: 5 2.9%
  • Đồng ý Join Group, đã đọc nội quy và thực hiện

    Votes: 158 91.3%

  • Total voters
    173
Status
Not open for further replies.
Ủn mông chủ thớt phát để nhanh ra bài mới
shjcE6x.png
 
Chuyên đề Ichimoku : Chỉ báo cực mạnh, All in one.

Lời dẫn: Ichimoku là một chỉ báo cực mạnh, nhưng để nắm bắt thành thục yêu cầu người dùng phải thật sự ĐỂ TÂM TÌM HIỂU VÀ TRẢI NGHIỆM, từ đó mới thông thạo sử dụng. Khuyến nghị các bạn phải học, đọc, take note, nghiền ngẫm, chiêm nghiệm trc khi dùng hay hỏi.

Ichimoku là chỉ báo cực mạnh, Casanova dùng để đánh hàng vào form, sẵn sàng chạy, canh các đoạn đảo chiều.
Quá trình sử dụng, thấy rằng ichi kết hợp DMI ADX và trendline là đã có 1 cái nhìn đầy đủ và kiểm định các tín hiệu với độ tin cậy cao.
----------

Phần 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỒ THỊ ICHIMOKU KINKO HYO​

1. Giới thiệu

- Ichimoku Kinko Hyo là một kỹ thuật đồ thị được tạo ra trước thế chiến thứ 2 bởi 1 phóng viên người Nhật là Goichi Hosoda, đã nhanh chóng trở thành công cụ khá phổ thông cho các nhà đầu tư Nhật, không chỉ riêng cho thị trường cổ phiếu mà nó còn được sử dụng cho currency, bond, futures, commodity và options markets cũng rất tốt. Đây là 1 kỹ thuật được công bố cách đây 30 năm nhưng trong những năm gần đấy mới thật sự gây được chú ý bởi lợi ích mà nó đem lại.

- Ichimoku Kinko Hyo có nghĩa là "Cái nhìn thóang qua về sự cân bằng của đồ thị giữa giá và thời gian", phác hoạ lại diễn biến của giá trên biểu đồ một cách trực quan giúp các Trader có một cái nhìn sâu sắc hơn, toàn diện hơn vào hành động giá để nhanh chóng xác định xu thế sắp tới và thời điểm thích hợp để ra/vào thị trường. Đây là chỉ báo độc lập không cần sự giúp đỡ của các kỹ thuật phân tích nào khác.

2.Cấu tạo

Đồ thị Ichimoku gồm có 5 đường. trong đó có đến 4 đường được tính đơn giản bằng cách lấy trung bình giá cao nhất và giá thấp nhất.

1. Tenkan-Sen = Conversion Line = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 9 phiên (đường chuyển đổi)

2. Kijun-Sen
= Base Line = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 26 phiên (đường cơ bản)

3. Chikou Span
= Lagging Span = Giá đóng cửa hôm nay, được vẽ lùi về 26 phiên quá khứ

4. Senkou Span A = Leading Span A = (Tenkan-Sen + Kijun-Sen) / 2, được vẽ cho 26 phiên đầu

5. Senkou Span B = Leading Span B = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 52 phiên, được vẽ cho 26 phiên đầu. Ngoài ra, khoảng cách giữa hai đường Leading Span A và B được gọi là “Kumo” hay “Cloud”.

Ichimoku sử dụng 3 phiên chủ yếu theo chuẩn: 9, 26 và 52. Khi xưa Ichimoku được tạo ra (vào năm 1930) lúc đó 1 tuần giao dịch 6 ngày và chuẩn được chọn tương ứng là: 1tuần rưỡi, 1 tháng và 2 tháng. Nhưng bây giờ 1 tuần hiện chỉ giao dịch có 5 ngày thì chuẩn được chọn thay đổi tương ứng là: 7, 22 và 44 phiên. (gợi ý của cophieu68, tuy nhiên một số ý kiến bộ số này là công thức kiểm định ko phải là số phiên của tuần giao dịch, việc chọn chu kỳ nào thì backtest là cách chọn ra cho phù hợp nhất với nhu cầu mỗi người dùng, @Casanova_YeuMauTim gợi ý các bạn nên bắt đầu với bộ số chuẩn)

Phần 2 : TÍN HIỆU ICHIMOKU​

Ichimoku sử dụng các tín hiệu giao dịch xét trên các tương quan sau:

1/ Giao cắt và vị trí Giữa tenkan và kijun (đường 9 và 26 phiên)
2/ Giao cắt và vị trí giữa Giá và kijun (đường 26 phiên)
3/ Tương quan vị trí giữa Giá và Mây Kumo
4/ Màu sắc mây Kumo tương lai
5/ Giao cắt và vị trí giữa đường trễ Chikou span và Giá

Với yếu tố 1/ giao cắt Tenkan và Kijun, đường 9 và 26 ta quy về bản chất nó là 1 dạng MA, nên khi đường nhanh Tenkan cắt lên đường chậm Kijun là tín hiệu mua, đường nhanh cắt xuống là tín hiệu Bán. 2 đường tenkan và kijun cũng là kháng cự và hỗ trợ,

2/ Kijunđường cơ bản, giá có xu hướng cân bằng xoay quanh Kijun nên giá vượt Kijun báo hiệu Bullish, Rơi xuống dưới là Bearish, nên Giá Cắt lên Kijun cho tín hiệu tăng, cắt xuống cho tín hiệu bán

3/ Mây Kumo cho ta 1 vùng kháng cự và hỗ trợ, do đó khi xét tín hiệu tăng, dưới mây thì yếu (dưới vùng kháng cự), trong mây trung bình, trên mây thì mạnh (đã vượt kháng cự), ngược lại xét các yếu tố giảm giá, trên mây thì yếu (trên vùng hỗ trợ), trong mây trung bình, nhưng khi tín hiệu giảm nằm dưới mây rất mạnh vì lơ lửng trên đầu là cục kháng cự.

Mây to mây dày, mây phẳng là thể hiện sức mạnh vùng này, càng dày càng phẳng thì kháng cự hỗ trợ càng lớn.

Mây mạnh thì độ dốc, hệ số góc lớn, tăng trong chiều uptrend, dốc xuống thì nguy hiểm tăng cao trong chiều downtrend

Mây bullish thường vẽ màu xanh, bearish màu đỏ.

Ichimoku khi thấy mây phía trên hoặc dưới mà đi ngang tạo 1 vạch thẳng thì gía thường chững lại và sideway khi đi vào vùng này (baoquoc donga)
may phang ichi.jpg


4/ Màu sắc mây tương lai thể hiện chiều hướng tích cực tiêu cực của xu hướng
, mây xanh thì tích cực, đỏ tiêu cực, tại thời điểm mây đổi màu đỏ sang xanh, cho tín hiệu tăng, xanh sang đỏ, cho tín hiệu giảm.

5/ Chikou span và giá :
Chikou nằm là đường trễ của giá
close lùi về 26 phiên, trong ichi, Chikou cắt lên giá cho tín hiệu tăng, cắt xuống cho tín hiệu giảm.

-----------
Kinh nghiệm sử dụng ichimoku của Casanova:
Đầu tiên là phải xét tương quan ichi ở các khung thời gian vào lệnh. Hợp lưu 3 khung W D H1:
Checklist Các yếu tố :
  • Giá và Mây Kumo
  • Tương quan Tenkan và Kijun (đường 9 và 26)
  • Tương quan Chikou (đường trễ) và Kumo (mây), Giá và Kijun (đường 26)
  • Mây Kumo tương lai (màu sắc, độ dốc)

Tích cực ở cả 3 khung thì cho điểm vào lệnh.
Thường mình hay chọn điểm vào lệnh thăm dò khi có Giao cắt Tenkan cắt lên Kijun, vị trí sát mây, dưới mây hay trong mây thì thăm dò, giá vượt trên mây thì thêm tiền vào. Stoploss ở Kijun.
kết hợp Trendline và Adx.
Vd: Điểm mua BVB mình báo 14-14.5
Stoploss cạnh dưới mây 13.6

80c8723647f5b2abebe4.jpg


Lưu ý Tips tricks bên dưới khi dùng ichimoku (baoquoc donga)

Có một phương pháp GD rất đơn giản là ngắm đc cp nào rồi thì cứ kiên nhẫn chờ bao giờ dùng Ichimoku thấy giá vượt mây là múc , xét theo tỷ lệ thắng thua thì trong 10 lần trade ngắn hạn chính xác 7 > 8 lần , chỉ 2 > 3 lần lỗi và kể cả có bị lỗi cũng chỉ lỗ nhẹ .

45345809_559792577824380_5114517798483132416_n.jpg





Chikou Span (baoquoc donga)

Chinkou Span là một đường trễ về cơ bản lí thuyết của nó thì nếu Chinkou đồng pha với TT thì sẽ củng cố cho xu hướng TT , nếu đường trễ nằm trên đường giá sẽ cũng cố cho xu hướng tăng giá và ngược lại , độ trễ thường đc mọi người sử dụng là 26 phiên , nhưng khi viết cho code T3 với mục đích là phát hiện điểm mua bán sớm 3 phiên nên tôi chỉnh sửa thành 23 phiên , quen dần tôi dùng luôn độ trễ 23 phiên cho chart , dưới đây là chart của cp GAS tôi dùng làm ví dụ :
Tôi vẽ :
Đường vàng : là trendline cho đường trễ Chinkou Span được hình thành bằng cách nối các đáy của Chinkou Span .
Đường xanh : là trendline của giá , được hình thành bằng cách nối các đáy của giá .
A và B ( trong ô vuông trắng ) : là giới hạn của 23 phiên ( độ trễ của Chinkou Span ) .
Quan sát các bạn sẽ thấy khi ta so sánh đường trễ cắt xuống trendline của nó ( đường vàng ) tại điểm A , thì đồng thời ở điểm B giá cp cùng thời điểm cũng cắt xuống trendline ( đường xanh ) , báo hiệu điểm bán chính xác cho NĐT . Ngược lại nếu ta chỉ dùng trenline của đường giá các bạn sẽ thấy rất rõ ngược lại 4 phiên về trước đường giá đã có 2 phiên liền cắt xuống dưới trendline của nó ( vòng tròn trắng 1 ) , nhưng nhìn sang cùng thời điểm trễ 23 phiên ( vòng trắng 2 ) Chinkou Span chỉ chạm đường vàng là bật lên .
Đây chỉ là một mẹo nhỏ tôi dùng với Ichimoku , tuy chỉ là một cách dùng với kinh nghiệm của bản thân chẳng theo nguyên lí nào … nhưng có sao đâu , miễn mình cảm nhận đúng là đủ , đó cũng là tôn chỉ của Amibroker , đừng bị đóng khung bởi định kiến đc lập sẵn của người đi trước ta sẽ phất hiện thấy nhiều điều thú vị với PTKT .

44857168_554426988360939_4374645227172921344_n.jpg



Phân Kỳ Tenkan và Kijun (baoquoc donga)

Trong Ichimoku 2 đường Tenkan và Kijun như một cặp tình nhân , khi khoảng cách giữa họ là gần thì họ song hành cùng nhau , nhưng khi họ cách nhau quá xa thì sự nhung nhớ đến mãnh liệt như thỏi nam châm 2 cực sẽ hút họ lại với nhau , và như thế một đợt chỉnh hay hồi sẽ xảy ra , mà khoảng cách càng xa thì lực hút càng mạnh .


tenkan kijun.jpg


--------------
Cập nhật một số bạn có hỏi: Liệu quy về bản chất MA có sai hay ko, vì công thức nó khác MA.
Xin được trả lời với quan điểm Casanova như sau:

- MA là đường trung bình động giá Close của N phiên
diễn giải là tập hợp diễn biến tâm lý dao động trung bình của N phiên. (theo quan điểm Casanova)

- Tenkan Kijun là đường Trung bình cộng giá cao thấp nhất của N phiên.
diễn giải là tập hợp điểm cân bằng tâm lý của N phiên.(quan điểm cá nhân)
"...Với yếu tố 1/ giao cắt Tenkan và Kijun, đường 9 và 26 ta quy về bản chất nó là 1 dạng MA..."
Mình nghĩ ko sai đâu, nếu hiểu 1 cách khiên cưỡng, bảo nó sai là nó sai thì nó sai vì rằng khác công thức, khác diễn giải, nhưng về mặt từ ngữ mình dùng từ "Dạng", tức là có điểm tương đồng, không phải đồng nhất nó làm một. Nếu hiểu thoáng về mặt toán học, bản chất nó là 1 vùng giá trị trung bình của 2 chu kỳ ngắn, và chu kỳ dài hơn.

Lấy cơ sở là "giá chuyển động có hướng" nên khi ngắn hạn vượt dài hạn, làm động lực phát hiện hướng chuyển động của giá. Và ta follow theo chiều giá chuyển động để tìm kiếm lợi nhuận.

Quan điểm tiếp theo của mình muốn trình bày là giải thích cách chuyển tải. Vì ichi là 1 chỉ báo khó, khó để hiểu, để nắm bắt và vận dụng, trong 1 bài viết ngắn gọn, mục tiêu phải chuyển tải công thức, các giao cắt, cách sử dụng, điểm lưu ý và model đánh...mà bình thường các bạn phải đọc vài cuốn sách, học cả khoá học, trình bày diễn dịch phản biện mà ở đây là các bạn mới.
Mình chọn cách dễ hiểu, dễ hình dung, đi lên từ cái cơ sở các bạn nắm đó là đường MA, mọi người bắt đầu với MA khi học PTKT, vì thế mình tìm cách liên hệ với đường MA để mọi người hình dung. Có thể vì mục tiêu chuyển tải nhanh chóng đến mọi người, nên diễn đạt có thể gây hiểu nhầm.
Lưu ý các câu chữ : "Dạng" ~ có điểm tương đồng,
Các cụm từ : có thể, khả năng, dấu hiệu... nó mang tính ước định, là cơ sở quan sát thận trọng, là điều kiện cần, không phải là điều kiện đủ. Các bạn đọc lưu ý giúp.
Vd: Thấy Phân kỳ âm, giá có thể đảo chiều.
Ở đây phân kỳ âm là tín hiệu thận trọng, không phải là tín hiệu xác nhận, diễn đạt bằng cụm "có thể".
Quan điểm cuối:
Chỉ báo, kỹ thuật, kiến thức là tĩnh, bản thân người sử dụng là động. Không có gì là tuyệt đối, không ai đúng mãi được, ai cũng có thể sai, 1 kiến thức được đưa ra, 1 nhận định của ai đó cho dù uy tín đến thế nào chúng ta nên kiểm định, tìm kiếm thông tin bổ sung, mở rộng, phát triển thêm, hoặc phản biện với nó, rồi backtest kiểm tra xác nhận.
Cách mình hướng dẫn các bạn là đưa các bạn nắm khung sườn, các bạn phát triển thêm, hoàn thiện ra.
Đừng đóng khung tư duy, sai sửa, chửa đẻ, mạnh dạn lên.
Hoan nghênh các bạn quan tâm, góp ý, và mong có nhiều chia sẻ chi tiết hơn ở Voz, đóng góp để cộng đồng cùng tìm hiểu, hơn là chỉ chia sẻ phản biện trong phạm vi hẹp, vì lượng người tiếp cận ít.
 
Last edited:
Status
Not open for further replies.
Back
Top