Cắt một đoạn đại tràng đưa lên lồng ngực làm thực quản cho bé gái

Build Back Better

Senior Member
Bệnh nhi được cắt một đoạn đại tràng ngang đưa lên lồng ngực thay thế cho đoạn thực quản teo. Đây là kỹ thuật khó nhất ở trong phẫu thuật teo thực quản bẩm sinh.


TS.BS Tô Mạnh Tuân, bác sĩ Nguyễn Minh Khôi cùng ê-kíp phẫu thuật khoa Ngoại lồng ngực phẫu thuật tạo hình thực quản cho bé K.N. Ảnh: BVCC.
z3981848536663_f0fdb5f0870d5ec.jpg

TS.BS Tô Mạnh Tuân, bác sĩ Nguyễn Minh Khôi cùng ê-kíp phẫu thuật khoa Ngoại lồng ngực phẫu thuật tạo hình thực quản cho bé K.N. Ảnh: BVCC.
Bệnh nhi là bé gái N.K.N. (15 tháng tuổi, trú tại Quy Nhơn, Bình Định) được chẩn đoán khe hở khí thực quản và teo thực quản type A đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương phẫu thuật thành công.
Anh D., bố bé K.N., chia sẻ khi vợ mang thai bé được 33 tuần thì phát hiện đa ối, có nguy cơ mắc dị tật teo thực quản. Ngay sau sinh tại bệnh viện tỉnh, bé K.N. lập tức bị khó thở, "sùi bọt cua" liên tục.
Các bác sĩ không thể đặt được sonde vào dạ dày và đã chuyển bé đến một bệnh viện chuyên khoa Nhi tại TP.HCM. Tại đây, bệnh nhi được các bác sĩ tiến hành phẫu thuật mở thông dạ dày (để bơm sữa nuôi sống) khi được 4 ngày tuổi.
Tuy nhiên, bệnh teo thực quản chưa được điều trị triệt để, bé thường xuyên trào dịch nước bọt lên miệng và đường hô hấp. Đây là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phổi thường xuyên và phải nằm viện liên tục từ khi sinh ra đến nay.
Ngày 26/9/2022, trẻ nhập viện tại khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện Nhi Trung ương, trong tình trạng viêm phổi rất nặng, không nuốt được, sùi bọt ở miệng, mũi (sùi bọt cua) liên tục.
Theo bác sĩ Nguyễn Minh Khôi, khoa Ngoại Lồng ngực, teo thực quản type A là dị tật phức tạp, hiếm gặp, việc phẫu thuật và hậu phẫu khó khăn. Việc mắc dị tật teo thực quản type A khiến chất lượng cuộc sống của bé K.N. rất thấp. Nước bọt tiết ra ứ tại thực quản teo khiến bé thường xuyên phải nhè nước bọt và móc họng. Trẻ không ăn được, chỉ bơm sữa qua mở thông dạ dày, cần được phẫu thuật tạo hình thực quản sớm.
Kế hoạch phẫu thuật cho bệnh nhi được các bác sĩ khoa Ngoại lồng ngực xây dựng gồm 2 giai đoạn khác nhau:
Giai đoạn 1: Tiến hành khâu khe hở khí thực quản qua đường miệng cho trẻ. May mắn, tình trạng sức khoẻ của trẻ tiến triển tốt, những triệu chứng trước khi phẫu thuật như khó thở, sùi nước bọt… dần biến mất.

Di tat hiem gap anh 1
Bệnh nhi được các bác sĩ thăm khám trước khi ra viện. Ảnh: BVCC.
Giai đoạn 2: Trẻ tiếp tục được TS.BS Tô Mạnh Tuân, ThS. Nguyễn Minh Khôi cùng ê-kíp phẫu thuật khoa Ngoại lồng ngực phẫu thuật tạo hình thực quản lần 2.
"Chúng tôi đã cắt một đoạn đại tràng ngang đưa lên lồng ngực thay thế cho đoạn thực quản teo. Ca phẫu thuật được tiến hành trong 8 giờ. Đây là kỹ thuật khó nhất ở trong phẫu thuật teo thực quản bẩm sinh", bác sĩ Khôi cho hay.
Sau hơn 3 tháng điều trị, hiện trẻ đã ổn định, không còn các triệu chứng trước khi phẫu thuật. Bé có thể tự ăn, không ho, không sặc, không sốt

https://zingnews.vn/cat-mot-doan-da...guc-lam-thuc-quan-cho-be-gai-post1390923.html
 
Thằng em họ mình cũng bị như này, bà dì (em gái mẹ mình) 42 tuổi mới đẻ nó, chẳng hiểu tầm soát thai kỳ kiểu gì mà trước khi sinh 3 ngày vào Từ Dũ mới lòi ra bị dị tật vùng sinh dục, đẻ ra thì thêm combo teo thực quản.
Bả đẻ xong 3 ngày thì xuất viện đi về luôn, để lại mẹ mình chăm thằng nhỏ suốt 3 tháng đầu đời trong bệnh viện (đợt đó dịch covid, 1 bệnh nhi chỉ đc 1 người chăm), ăn nằm ở dề ngoài hành lang, phải truyền dinh dưỡng qua ven chứ không bú sữa đc, may mà phẫu thuật thành công, nhưng sau này cho ăn vẫn phải có người kèm để tránh bị sặc, tràn thức ăn vào phổi.
Tới 1 tuổi thì bắt đầu có hiện tượng lác mắt, chân dài chân ngắn, chậm biết đi, chẳng hiểu kiểu gì.
 
Thằng em họ mình cũng bị như này, bà dì (em gái mẹ mình) 42 tuổi mới đẻ nó, chẳng hiểu tầm soát thai kỳ kiểu gì mà trước khi sinh 3 ngày vào Từ Dũ mới lòi ra bị dị tật vùng sinh dục, đẻ ra thì thêm combo teo thực quản.
Bả đẻ xong 3 ngày thì xuất viện đi về luôn, để lại mẹ mình chăm thằng nhỏ suốt 3 tháng đầu đời trong bệnh viện (đợt đó dịch covid, 1 bệnh nhi chỉ đc 1 người chăm), ăn nằm ở dề ngoài hành lang, phải truyền dinh dưỡng qua ven chứ không bú sữa đc, may mà phẫu thuật thành công, nhưng sau này cho ăn vẫn phải có người kèm để tránh bị sặc, tràn thức ăn vào phổi.
Tới 1 tuổi thì bắt đầu có hiện tượng lác mắt, chân dài chân ngắn, chậm biết đi, chẳng hiểu kiểu gì.
tg phải xét nghiệm các thứ vào mấy tháng đầu thai chứ nhỉ
 
Có, cho đi Hồng Ngọc khám hay sao đó, mà éo ra.
3 ngày trước khi đẻ lên Từ Dũ khám lần cuối mới lòi ra.

Sợ mẹ bị cúm nên con tăng nguy cơ dị tật. Thế nên mới phải thăm khám định kỳ và giữ sức khỏe tâm lý mẹ thật tốt
 
Thằng em họ mình cũng bị như này, bà dì (em gái mẹ mình) 42 tuổi mới đẻ nó, chẳng hiểu tầm soát thai kỳ kiểu gì mà trước khi sinh 3 ngày vào Từ Dũ mới lòi ra bị dị tật vùng sinh dục, đẻ ra thì thêm combo teo thực quản.
Bả đẻ xong 3 ngày thì xuất viện đi về luôn, để lại mẹ mình chăm thằng nhỏ suốt 3 tháng đầu đời trong bệnh viện (đợt đó dịch covid, 1 bệnh nhi chỉ đc 1 người chăm), ăn nằm ở dề ngoài hành lang, phải truyền dinh dưỡng qua ven chứ không bú sữa đc, may mà phẫu thuật thành công, nhưng sau này cho ăn vẫn phải có người kèm để tránh bị sặc, tràn thức ăn vào phổi.
Tới 1 tuổi thì bắt đầu có hiện tượng lác mắt, chân dài chân ngắn, chậm biết đi, chẳng hiểu kiểu gì.
Làm mẹ kiểu gì mà đẻ con 3 ngày sau về để con lại cho chị gái chăm sóc vậy???

Gửi bằng vozFApp
 
Làm mẹ kiểu gì mà đẻ con 3 ngày sau về để con lại cho chị gái chăm sóc vậy???

Gửi bằng vozFApp
Yếu nên phải về để tránh lây bệnh chéo.
Với bả cũng là kinh tế chính trong gia đình nữa, ông chồng lười nhác, đi làm cho người quen có 7 8tr 1 tháng, còn bả kiếm 4 50tr 1 tháng mà bận bịu nên mãi hơn 40 tuổi mới đẻ đứa thứ 2.
 
Thằng em họ mình cũng bị như này, bà dì (em gái mẹ mình) 42 tuổi mới đẻ nó, chẳng hiểu tầm soát thai kỳ kiểu gì mà trước khi sinh 3 ngày vào Từ Dũ mới lòi ra bị dị tật vùng sinh dục, đẻ ra thì thêm combo teo thực quản.
Bả đẻ xong 3 ngày thì xuất viện đi về luôn, để lại mẹ mình chăm thằng nhỏ suốt 3 tháng đầu đời trong bệnh viện (đợt đó dịch covid, 1 bệnh nhi chỉ đc 1 người chăm), ăn nằm ở dề ngoài hành lang, phải truyền dinh dưỡng qua ven chứ không bú sữa đc, may mà phẫu thuật thành công, nhưng sau này cho ăn vẫn phải có người kèm để tránh bị sặc, tràn thức ăn vào phổi.
Tới 1 tuổi thì bắt đầu có hiện tượng lác mắt, chân dài chân ngắn, chậm biết đi, chẳng hiểu kiểu gì.
Bà dì chó má vậy? 42 tuổi còn đẻ?
 
Back
Top