Cậu bé bán hàng rong thành ông chủ tập đoàn quốc tế

4 More Years

Senior Member

Từ một cậu bé xuất thân nghèo khó, phải bán hàng rong chạy ăn từng bữa, ông Ôn Dân Khương đã trở thành chủ tập đoàn thực phẩm sản xuất 2.000 mặt hàng cung cấp cho hàng chục quốc gia trên thế giới​


Dáng vẻ bình dị và điềm đạm là ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về ông Ôn Dân Khương (còn gọi là Dan On), 63 tuổi, Chủ tịch Hội Doanh nhân Việt Nam - Canada (VCBA), Chủ tịch Tập đoàn Dan D Foods có trụ sở chính ở Canada. Ngoài Canada, Dan D Foods còn sở hữu nhiều công ty thành viên ở Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc… và Việt Nam với hàng ngàn nhân viên.

Ý chí của cậu bé nghèo

Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông con ở TP HCM, sau mỗi buổi đến trường, cậu bé Dan On phải lang thang trên đường phố bán hàng rong. Năm 1977, sau khi học hết lớp 9, Dan On phải bỏ học để đi làm kiếm tiền phụ giúp cha mẹ lo cho các em.

Năm 1979, Dan On sang định cư tại Canada. Tại đây, ông được một cặp vợ chồng người Canada là Irene và George nhận làm con nuôi. Từ đó, cuộc đời của Dan On chuyển sang trang mới. Lúc này, vợ chồng ông George mới mua lại một doanh nghiệp về ngũ cốc ngọt thập cẩm, còn Dan On vừa đi làm vừa đi học tại Trường Cao đẳng Douglas ở New Westminster.

Đến năm 1989, khi ông George bán Doanh nghiệp Kavanagh Foods với 55 nhân viên, Dan On nắm lấy cơ hội này để khởi nghiệp ngành kinh doanh ngũ cốc và hạt theo dạng không bao bì. Vài năm sau, Dan On mở rộng thêm ngành nghề kinh doanh phân phối thực phẩm nhập khẩu và xây dựng nhà máy sản xuất tại Mỹ.

Sau này, cha nuôi khuyên Dan On về Việt Nam mở nhà máy chế biến hạt điều. Nghe lời cha nuôi, năm 1997, ông quay về quê hương thành lập Công ty CP Thực phẩm Dân Ôn (Dan On Foods Corporation) - thành viên Tập đoàn Dan D Foods. Nhà máy đầu tiên của Dan On Foods xây dựng tại tỉnh Bình Dương vào năm 1999, chuyên sản xuất, chế biến sản phẩm từ các loại hạt.

Cũng từ đó, Dan On đã trở thành "vua hạt điều" ở Canada. Đến nay, ông sở hữu 4 nhà máy và công ty tại Việt Nam với tổng kinh phí đầu tư hàng chục triệu USD. Trên thế giới, Tập đoàn Dan D Foods sản xuất 2.000 mặt hàng cung cấp cho hàng chục quốc gia. Còn tại thị trường Việt Nam, sản phẩm của Dan D Foods có mặt tại hầu hết các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi.

Chia sẻ về cách điều hành tập đoàn, Dan On cho biết Dan D Foods thường xuyên gửi nhân viên đi tu nghiệp ở Đức và Nhật, bởi "nói đến máy móc thì phải học người Đức, còn nói đến kỷ luật và giờ giấc, chúng ta phải học người Nhật".

"Có lẽ tôi lo cho sự an toàn của nhân viên còn hơn cả cha mẹ họ. 8 giờ trong ngày làm việc tại công ty và 8 giờ ngủ nghỉ nên họ chỉ còn vài giờ gặp cha mẹ, anh chị em, chồng vợ... Vì thế, tôi cảm thấy mình phải có trách nhiệm bảo đảm cuộc sống, sự an toàn cho họ" - ông Dan On cho hay.

Ông Dan On tìm hiểu cơ hội đầu tư ở Bình Định
Ông Dan On tìm hiểu cơ hội đầu tư ở Bình Định

Đóng góp cho đất nước bằng việc làm cụ thể

Ngoài vai trò Chủ tịch Tập đoàn Dan D Foods, ông Dan On còn đóng góp không nhỏ cho quê hương thông qua VCBA mà ông làm Chủ tịch.

VCBA được thành lập ngày 17-8-2022 với 700 thành viên là doanh nhân, doanh nghiệp tại các bang British Columbia và Alberta - Canada. Dù mới đi vào hoạt động nhưng VCBA đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc kết nối các doanh nghiệp của Việt Nam với Canada.

Ông Dan On và nhiều thành viên VCBA mong muốn trở về đóng góp cho sự phát triển của đất nước bằng những việc làm cụ thể, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, kết nối giao thương các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam sang thị trường Canada và chuyển giao công nghệ tiên tiến của Canada về Việt Nam.

Năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu 9,82 tỉ USD vào Canada. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu và có mức tăng trưởng nhanh gồm: sắt, thép, máy móc, thiết bị điện, hàng may mặc, giày dép, nội thất, đồ gỗ...

Nhìn nhận về thị trường Việt Nam, ông Dan On cho biết Canada đang khuyến khích doanh nghiệp nhỏ phát triển với nhiều ưu đãi, trong đó thuế đóng thấp hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể mở chi nhánh, công ty tại Canada, từ đó thuận tiện hơn trong kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, ông Dan On cũng khuyến cáo các doanh nghiệp kinh doanh gỗ và khoáng sản muốn thâm nhập thị trường Canada cần cẩn trọng, bởi tất cả mặt hàng này bắt buộc phải có giấy chứng nhận nguồn gốc rõ ràng.

Nhiều năm qua, ông Dan On đã đi khắp Việt Nam tìm kiếm đối tác kinh doanh nhằm tạo ra những dự án mang lại lợi ích cho nông dân, đồng thời cải thiện kinh tế địa phương. Ví dụ, các dự án chuối sấy, dầu cọ, sản xuất đường đã mang tới cơ hội cho nhiều doanh nghiệp đóng gói, tạo công ăn việc làm cho người dân và đóng thuế cho ngân sách địa phương.

Ông Dan On nhìn nhận: "Đó chỉ là những đóng góp nhỏ bé của tôi cho quê hương. Chúng tôi cam kết trong thời gian tới sẽ kêu gọi các doanh nhân Việt Nam tại Canada đầu tư về quê hương, đồng thời góp phần thắt chặt mối quan hệ giữa hai nước. Cộng đồng người Việt Nam cũng như các doanh nghiệp, doanh nhân kiều bào tại Canada đã nỗ lực đóng góp trực tiếp vào việc củng cố và tăng cường mối quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Canada trên tất cả lĩnh vực, nhất là khi hai nước cùng là thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP

 
Ủa , bỏ học năm lớp 9 , 2 năm sau sang định cư Canada ?
OG0lsXv.png

Tức là nhà cũng có tiền , nhưng năm 1979 ở SG……hm…..
vI03XmX.png

via theNEXTvoz for iPhone
 
Ý chí của cậu bé nghèo
Tại đây, ông được một cặp vợ chồng người Canada là Irene và George nhận làm con nuôi. Từ đó, cuộc đời của Dan On chuyển sang trang mới. Lúc này, vợ chồng ông George mới mua lại một doanh nghiệp về ngũ cốc ngọt thập cẩm
cái này là may mắn ngang trúng số chứ ý chí gì lều báo? :eek:
 
Năm 1979, Dan On sang định cư tại Canada. Tại đây, ông được một cặp vợ chồng người Canada là Irene và George nhận làm con nuôi. Từ đó, cuộc đời của Dan On chuyển sang trang mới.
thôi dẹp mẹ bài báo đi, bán hàng rong qq gì đều vô nghĩa hết : ))))))
 
Đọc cái tit là thấy ngờ ngợ rồi. Thì ra qua Can được cha mẹ nuôi có đk buff
 
tưởng là tích tiểu thành đại hóa ra trúng số được canada nhận nuôi
chứ giờ bán hàng rong chắc bị trật tự đô thị rượt cho chạy té khói đã thế còn tốn phí bảo kê
 
Back
Top